Thận trọng khi dùng thuốc từ cây cỏ để chữa bệnh
Chị Lập ở Lâm Đồng mua cây nở ngày đất để chữa bệnh gout, sau ba lần uống thì bị choáng, run cơ, có dấu hiệu trầm cảm.
Chị cho biết đã điều trị bệnh gout gần 10 năm, nghe nhiều người giới thiệu loại cây này có tác dụng chữa bệnh nên đã mua về sắc nước uống. “Tôi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sợ ánh sáng, tay chân run rẩy sau khi uống. Đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ngộ độc”, chị Lập nói.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân cho biết cây nở ngày đất là loại cây có dược tính, dùng làm thuốc được. Tuy nhiên, loại cây này chưa được nghiên cứu về độc tính, tác dụng dược lý lâm sàng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cây nở ngày đất có tác dụng trên nấm và vài chủng vi trùng, không ghi nhận công dụng chữa bệnh gout.
Cây nở ngày đất là loại cỏ mọc hoang trên lề đường, bãi cỏ, rừng, vùng đất cát. Ảnh: BX
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng việc sử dụng cây cỏ thiên nhiên để chữa bệnh cần có bằng chứng khoa học qua các công trình nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định độc tính cấp và hiệu quả chữa bệnh.
“Tác dụng chữa bệnh của cây thuốc tự nhiên đều do thành phần hoạt chất chứa trong đó, nhưng các nhóm hoạt chất này có thể tương tác lẫn nhau khi phối hợp trong một bài thuốc”, bà Phụng nói.
Dược sĩ Phụng khuyên mọi người nên chú ý 5 điều khi dùng thuốc từ cây cỏ để chữa bệnh:
- Đúng bác sĩ: những nhóm chất trong thành phần hoạt chất của cây cỏ có tác dụng rất mạnh, nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tác hại khó lường. Những trường hợp ngộ độc là do sử dụng sai tác dụng và công dụng của cây cỏ. Người bệnh cần chọn đúng bác sĩ chuyên khoa để được khám và kê toa thuốc hợp lý, tránh tự ý mua và sử dụng.
- Đúng bệnh: Bệnh lý của mỗi người mỗi khác nên tuyệt đối không được nghe truyền miệng mà sử dụng để áp dụng chữa bệnh cho mình.
- Đúng thuốc: Các mặt hàng thuốc từ cây cỏ trôi nổi trên thị trường vẫn chưa được kiểm tra về chất lượng an toàn và hiệu quả. Để tránh gây hại sức khỏe, người bệnh nên mua ở những nơi đảm bảo uy tín chất lượng để tránh thuốc giả mạo.
Video đang HOT
- Đúng cách bào chế: vì thuốc Nam khác với thuốc Tây nhờ các quy trình sao tẩm chế biến giúp thuốc giảm bớt các tác dụng phụ độc hại. Các cơ sở chuyên môn cần hướng dẫn người bệnh sắc thuốc sao cho đúng để hoạt chất trong bài thuốc phát huy hết hiệu quả.
- Đúng liều: người bệnh chỉ dùng thuốc khi cần thiết, ngưng ngay khi hết bệnh. Không nên kéo dài hoặc tự ý tăng liều vì có những cây cỏ tuy không độc nhưng việc lạm dụng thuốc hoặc dùng sai liều có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, bác sĩ Ngân cho biết thêm, chưa có một cây thuốc nào gọi là “thần dược” và không có một loại thuốc phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, người bệnh phải sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng bệnh mới có hiệu quả. Người dân tuyệt đối không dùng cây cỏ chữa bệnh theo kiểu đồn thổi, truyền miệng. Khi dùng không đúng thuốc sẽ khiến việc chữa bệnh bị gián đoạn, dễ phát sinh nhiều nguy cơ gây hại. Mọi người nên mua cây cỏ chữa bệnh tại các cửa hàng thuốc uy tín, không mua cây cỏ bán rong trên vỉa hè.
Cẩm Anh
Theo VNE
Giải mã những hiểu lầm phổ biến về cảm lạnh và cúm
Nhiều người yêu thích thích mùa thu với những tán lá cây đầy màu sắc và tiết trời se se lạnh, nhưng mùa thu đến cũng là thời điểm của một mùa khác đáng sợ hơn: mùa của cảm lạnh và cúm.
Hai bệnh này thường bị gộp chung lại với nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng. Và khi nói đến phòng ngừa và điều trị, có rất nhiều quan niệm sai lầm.
Hiểu lầm 1: Cúm chỉ là cảm lạnh tệ hơn
Trong khi một số người hay sử dụng từ cảm và cúm thay thế cho nhau, song thực ra hai bệnh này rất khác nhau. Cúm là một bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh thông thường.
"Mọi người cần hiểu rằng cúm là bệnh nghiêm trọng và có thể gây chết người", BS. Melissa Stockwell, giản viên về nhi khoa, dân số và sức khỏe gia đình tại Trung tâm y tế Đại học Columbia, nói. "CDC vừa công bố dữ liệu về mùa cúm năm ngoái, trong đó 80.000 người Mỹ đã chết do cúm."
Trong khi một số các triệu chứng của cảm lạnh và cúm có thể chồng chéo nhau, cách tốt nhất để phân biệt là ở sự bắt đầu của bệnh. Cảm lạnh có xu hướng bắt đầu dần dần trong khi bệnh cúm lại tấn công rất mạnh và bất ngờ "giống như bạn bị cả chiếc xe buýt đâm vào". Bạn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và các triệu chứng nặng hơn.
Bệnh cúm thường đi kèm với sốt cao 39 - 40oC. Trong khi hầu hết các trường hợp cảm lạnh sẽ không bị sốt cao.
Hiểu lầm 2: Uống thật nhiều vitamin có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cúm
Khi một số người cảm thấy cơn cảm lạnh đang đến gần, họ ngay lập tức uống thật nhiều vitamin C để "ngăn chặn từ trong trứng nước". Thật không may, không có bằng chứng khoa học cho thấy vitamin có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh hoặc cúm.
"Nghỉ ngơi, bổ sung nước, dinh dưỡng tốt đều rất quan trọng", BS. Alan Taege, chuyên khoa bệnh nhiễm trùng tại Bệnh viện Cleveland nói, "nhưng nhồi nhét đủ loại vitamin vào thời điểm bạn nghĩ rằng đang sắp sửa bị bệnh, sẽ không ngăn chặn được nó".
Có một số nghiên cứu ủng hộ việc uống viên kẽm để giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh.
Tuy nhiên, BS. Stockwell cảnh báo các chế phẩm bổ sung như vậy có thể dẫn đến tác dụng phụ như buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa và cũng có thể tương tác với các thuốc khác. Bà khuyên nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống các chế phẩm bổ sung, đặc biệt là nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác.
Hiểu lầm 3: Tập thể dục trong khi ốm sẽ giúp vi trùng thoát ra theo mồ hôi
Mặc dù vi trùng cảm lạnh hoặc cúm có thể "thoát ra theo mồ hôi", nhưng quan niệm trên chỉ "đơn giản là sai", BS. Taege nói.
"Tập thể dục đến khi mệt với sự gắng sức đáng kể trong khi đang ốm không phải là một ý hay. Nó sẽ không làm cho bệnh khỏi nhanh hơn", ông nói. "Những gì bạn cần làm là chắc chắn uống đủ nước và nghỉ ngơi".
Quyết định mình có đủ khỏe để tập thể dục hay không sẽ tùy thuộc vào một vài yếu tố.
Nếu bạn bị cảm lạnh nhẹ với các triệu chứng hô hấp trên, chẳng hạn như sổ mũi, Bs. Stockwell nói rằng có lẽ bạn tập thể dục được, mặc dù bà khuyên nên từ từ và ngừng nếu các triệu chứng nặng lên.
Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng hô hấp dưới, bao gồm ho hoặc sung huyết, hoặc nếu bạn bị sốt, thì chắc chắn là nên tránh xa phòng tập thể dục. Bạn không chỉ sẽ lây lan mầm bệnh cho người khác, mà còn làm cho bệnh tệ hơn.
"Với sốt, có mối lo ngại về khả năng viêm cơ tim. Vì vậy, điều quan trọng là nếu bị sốt thì đừng tập thể dục", BS.Stockwell nói.
Có thể làm gì khác để ngăn ngừa bệnh
Ngoài tiêm phòng cúm, CDC khuyến cáo các bước sau để tránh bệnh trong mùa cảm lạnh và cúm này:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Nếu không có xà phòng, hãy dùng chất sát trùng tay có cồn.
Cố gắng tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh.
Nếu bị ốm, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt. Nếu bị cúm, hãy ở nhà trong ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt, trừ khi đi khám bệnh hoặc mua nhu yếu phẩm khác.
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì mầm bệnh lây lan theo đường này.
Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác.
Khử trùng các bề mặt và vật thể có thể bị nhiễm mầm bệnh như cúm.
Cẩm Tú
Theo CBS News
Đỗ Lương Thiện - Vị lương y có bàn tay vàng và giàu tâm đức Không chỉ là một lương y giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, lương y Đỗ Lương Thiện còn luôn hết mình với bệnh nhân. Sống, cống hiến hết mình cho nghề và cho người Lương y Đỗ Lương Thiện luôn nhận được sự kính trọng, khâm phục và biết ơn từ mọi người. Họ gọi ông là vị lương y chuẩn mực,...