Thân phận giúp việc ở Hong Kong
Năm 2003, chính quyền Hong Kong ban hành quy định buộc những người giúp việc phải sống trong nhà của chủ lao động.
Niki, 25 tuổi, người Indonesia làm nghề giúp việc ở Hong Kong cho biết, cô bị ép phải ngủ bên ngoài, gần thùng rác của nhà chủ. Niki có những vết sẹo trên tay vì chó cắn và chỉ đươc ăn một bữa một ngày.
Một cô giúp việc khác tên là Rainatul Jannah, đã chạy trốn khỏi nhà chủ cáo buộc, cô bị đánh đập. “Tôi ngủ trên đi văng ngoài phòng khách”, báo Bưu điện Nam Trung Quốc buổi sáng trích lời cô gái này nói. Cô gái 22 tuổi này, hiện ở nhà nương thân cho phụ nữ nói, cô liên tục bị chủ nhà đánh đập nên phải chạy trốn.
Những người giúp việc ở Hong Kong thường phàn nàn về việc bị đối xử như “nô lệ”, và đã biểu tình phản đối lệnh cấm sống bên ngoài nhà chủ lao động. Họ đòi các quy định bảo vệ quyền lợi người giúp việc phải được thực thi.
Khoảng 40 phụ nữ từ Philippines, Indonesia, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và nửa tá lao động nam cùng 20 người ủng hộ họ giữa tuần này đã biểu tình bên ngoài văn phòng nhập cư Hong Kong để đòi hỏi quyền lợi. Nhóm này hô vang: “Chúng tôi là người lao động, không phải là nô lệ”.
Video đang HOT
Theo quy định của chính quyền Hong Kong, ban hành năm 2003, người giúp việc bắt buộc phải sống trong nhà chủ. Quy định này được đưa ra nhằm ngăn chặn người giúp việc làm thêm ngoài giờ.
Tuy nhiên, hiện giờ những người giúp việc đang nêu bật điều kiện sống nghèo nàn.
Nghiên cứu do nhóm Sứ mệnh cho lao động di cư cho thấy, 67% trong tổng số 2.023 người giúp việc tham gia khảo sát không có phòng riêng và bị ép ở cùng phòng với trẻ con hoặc người già trong gia đình
Một số người giúp việc khác phải ngủ trên sàn nhà phòng khách, bếp, phòng giặt là hoặc chỗ chứa đồ. Cũng có những người giúp việc phải ngủ ngoài ban công.
Trong khi mức phạt cao nhất dành cho những người nói dối nhân viên nhập cư về điều kiện sống của người giúp việc là 150.000 đô la Hong Kong và 14 năm tù thì cơ quan Lao động không có hệ thống giám sát thực thi quy định này.
Theo VietNamNet
Thân phận con lai ở Hàn Quốc
Mặc dù chính phủ và xã hội Hàn Quốc đã chung tay bảo vệ trẻ em thuộc những gia đình đa văn hóa khỏi nạn phân biệt đối xử song kết quả chưa khả quan
Theo kết quả khảo sát do Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc thực hiện năm 2010, khoảng 42% học sinh lớn lên trong các gia đình đa văn hóa bị bạn bè chế giễu. Còn cuộc khảo sát của chính quyền thành phố Seoul cho thấy 4 trong số 5 thanh thiếu niên vốn là con lai không đến trường do bị bắt nạt.
Một tiết mục tại lễ nhập học ở một trường dành cho trẻ thuộc gia đình đa văn hóa miền Nam Seoul hồi tháng 3. Ảnh: THE KOREA HERALD
Kẻ ngoài cuộc
Một giáo viên người Mỹ tại một trường tiểu học ở quận Nowon-gu, phía Bắc Seoul, kể lại những gì đã xảy ra khi cô bày trò bắt bóng để giúp học trò mau chóng hiểu bài. Khi ấy, hễ ai có bóng phải ném nó đi và đổi chỗ ngồi với người bắt bóng. Tất cả các em đều hồ hởi tham gia, trừ một học trò mang hai dòng máu Nhật - Hàn, thường bị chúng bạn gọi là "đứa bẩn thỉu". Đồng nghiệp người Hàn nói rằng lúc nào cũng có những đứa trẻ "chậm chạp hơn" hay "không sạch sẽ" và bị chúng bạn loại ra một bên. Theo báo The Korea Herald, hồi tháng 5, một thiếu niên Hàn lai Nga 17 tuổi bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi liên quan đến hàng loạt vụ đốt phá nhà cửa và trường học. Theo lời khai của cậu, cậu mồ côi cha từ lúc bé, bị mẹ ruột ghẻ lạnh, còn bạn bè lúc nào cũng chế giễu vì vẻ ngoài khác lạ.
Trong giai đoạn 2008-2011, số lượng người nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc tăng gần 50% , tức có 211.458 trường hợp và số lượng trẻ em sinh ra trong gia đình đa văn hóa ở độ tuổi từ 6-18 là 151.154 em. Có 38.678 học sinh Hàn lai trong các trường tiểu học và trung học, chiếm 0,55% tổng số học sinh trong năm 2011, có thể tăng lên 1,12% trong 2 năm tới. Ngày nay, số người xuất thân từ gia đình đa văn hóa đã có vai trò nhất định trong xã hội Hàn Quốc. Chẳng hạn như mới đây, sĩ quan Hàn gốc Việt tên Bae Joon-Hyoung, 22 tuổi, kết thúc khóa huấn luyện sĩ quan hôm 7-6 và sẽ sớm chính thức được phong hàm trung sĩ. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bổ nhiệm quân nhân có nguồn gốc nước ngoài làm sĩ quan.
Quan niệm thuần chủng ăn sâu
"Mặc dù số lượng gia đình đa văn hóa tăng mạnh trong xã hội Hàn Quốc song những đứa con lai vẫn bị kỳ thị do nhận thức đã ăn sâu trong tâm trí người dân. Đa số người Hàn không xem bọn trẻ là những người thuần Hàn Quốc" - ông Yoon Pyung-joong, giáo sư triết học tại Đại học Quốc gia Kangwon, cho biết. Các chuyên gia nói rằng quan niệm đồng nhất về sắc dân và văn hóa của Hàn Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến nạn kỳ thị trẻ lai.
"Nhiều năm qua, mọi người luôn xem Hàn Quốc là một quốc gia thuần chủng. Vì vậy, hiện tượng đa văn hóa ngày càng tăng mạnh, trở thành mối đe dọa đến tính thuần chủng của dân tộc. Chúng tôi đang sống trong một xã hội toàn cầu. Mọi người nên mở rộng các khái niệm về người thuần Hàn Quốc" - ông Koh Seon-ju, thuộc Văn phòng Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa cho biết. Chủ tịch Hiệp hội Hàn Quốc về giáo dục đa văn hóa Cha Yun-kyung nói: "Khi Nhật Bản đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với đảo Dokdo, trẻ em hai dòng máu Hàn - Nhật bị liên lụy. Còn lúc xảy ra tranh chấp với Trung Quốc, con lai Trung - Hàn trở thành mục tiêu chỉ trích".
Nadoni Luna, 29 tuổi, một phụ nữ Bangladesh kết hôn với một người Hàn Quốc 5 năm trước, thổ lộ: "Mọi người xét nét rất nhiều thứ từ việc quê nhà tôi giàu đến mức nào, màu da tôi đen ra sao. Tôi rất lo về cuộc sống của con cái mình. Chúng tôi, những người nhập cư, không thể phá vỡ thành kiến về phân biệt đối xử mà cần sự giúp sức của toàn xã hội."
Theo NLD
Phố đèn đỏ New York qua lời kể gái bán dâm Việt Trong suốt những năm làm "streetwalker" ("gái" đứng đường) ở Mỹ, Jenny Nguyễn đã không ít lần bị bạo hành bởi khách hàng của mình. Gái bán dâm đứng đường không có ai bảo vệ, họ chỉ có thể tự bảo vệ lấy mình. Đó là lí do Jenny trở thành hộ tống cho họ. Không phải cho những gái bán dâm cao...