Thằn lằn New Guinea sở hữu ‘phế phẩm’ cực độc trong máu, gấp 40 lần ở người: Chúng vẫn chẳng sao!
Nồng độ của ‘phế phẩm’ này cao hơn mức mà các động vật khác, kể cả con người, có thể sống sót.
Cho dù là một con ốc nhỏ hay một con cá voi khổng lồ kích cỡ khác nhau tùy theo loài, hầu hết các sinh vật sống trên Trái đất đều dựa vào sự tuần hoàn của máu trong cơ thể để tồn tại.
Chất lỏng quý giá này chống lại nhiễm trùng, cung cấp chất dinh dưỡng, khí đến các cơ quan và vận chuyển các chất thải như CO2 ra khỏi mô của cơ thể.
Ở một số loài động vật, máu còn đóng vai trò là vũ khí phòng vệ đặc biệt. Chúng đã làm như thế nào để đuổi kẻ thù? Cũng có một số loài động vật không có màu chảy trong cơ thể, chúng làm thế nào để tồn tại?
Thứ gì quyết định màu máu ở động vật?
Nói đến máu, thứ chúng ta dễ dàng hình dung ra nhất chính là màu đỏ và chứa đầy nguyên tố sắt. Tuy nhiên, trên thực tế máu của nhiều loài động vật có nhiều màu sắc khác nhau, không chỉ là màu đỏ. Điều này tùy thuộc vào loại protein vận chuyển oxy trong máu.
Ví dụ, một số loài giáp xác, mực và bạch tuộc có máu xanh do hemocyanin - loại protein vận chuyển oxy – có chứa đồng. Ở động vật biển, hemocyanin không màu, nhưng chuyển sang màu xanh lam khi liên kết với oxy, nhà sinh vật biển Stephen Palumbi tại Đại học Stanford (Mỹ), cho biết.
Christopher Coates, nhà miễn dịch học so sánh tại Đại học Swansea ở Wales, cho biết, hemocyanin, xuất hiện cách đây 2,5 tỷ năm trước, ban đầu được dùng để giải độc oxy cho các sinh vật nguyên thủy trong môi trường kỵ khí hoặc ít oxy trên Trái đất. Sau đó, khi bầu không khí trở nên giàu oxy hơn, protein này lại tiến hóa để cung cấp oxy đi khắp cơ thể sinh vật.
Hemoglobin (có ở người) tiến hóa muộn hơn nhiều, có thể khoảng 400 triệu năm trước. Christopher Coates cho biết điều này có thể xảy ra vì động vật có xương sống có hệ hô hấp phức tạp hơn các sinh vật đơn giản. Thật vậy, hầu hết máu của động vật có vú, cá, bò sát, lưỡng cư và chim đều có màu đỏ là do huyết sắc tố hemoglobin, loại protein được tạo thành từ heme (các phân tử chứa sắt kết hợp với oxy).
Hemerythrin là một protein chứa sắt khác gắn với các phân tử oxy và tạo ra màu hồng tím cho máu của một số động vật thân mềm, chẳng hạn như động vật tay cuộn ( Brachiopod) và mực biển, theo Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Brachiopod có màu màu hồng tím.
Trên Trái đất có loài cá tên cá sấu nước đá (Crocodile Icefish) hay còn được gọi là “cá máu trắng” vì chúng hoàn toàn không có sắc tố máu nhờ đột biến gen đã loại bỏ huyết sắc tố khỏi cơ thể chúng. Trong môi trường sống lạnh giá xuống đến âm 1 độ C ở Nam Cực, lượng oxy và khí rất dồi dào thấm trực tiếp qua mang và da của cá.
Côn trùng không có máu, thay vào đó chúng sở hữu một chất lỏng tương tự gọi là hemolymph có màu sắc tố vàng hoặc xanh lục, giúp vận chuyển hormone và khí trong cơ thể, ngoại trừ oxy. Côn trùng hấp thụ oxy trực tiếp qua các lỗ mở ở dọc thân hoặc lưng.
Máu là vũ khí
Để tránh ký sinh trùng, thằn lằn da xanh New Guinea (Prasinohaema prehensicauda) tích tụ một lượng sắc tố mật cực lớn gọi là biliverdin. Biliverdin được hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và được giữ trong huyết tương, chất lỏng chiếm phần lớn trong máu. Với số lượng lớn, nó che lấp hoàn toàn màu đỏ của huyết sắc tố.
Sắc tố mật biliverdin giúp loài thằn lằn da xanh New Guinea tiêu diệt ký sinh trùng trong máu của chúng, đặc biệt là những ký sinh trùng gây bệnh sốt rét (loại bệnh phổ biến và gây suy nhược ở thằn lằn). Ngoài ra, biliverdin cũng khiến cơ thể chúng ‘bốc mùi’ khó chịu, khiến nhiều kẻ săn mồi cũng phải tránh xa.
Thằn lằn da xanh New Guinea. Ảnh: Christopher Austin/ The Conversation
Video đang HOT
Do biliverdin có màu xanh lục nên máu, xương, lưỡi, cơ và màng nhầy của loài này cũng có màu tương tự.
Con người và các động vật khác cũng sản xuất ra biliverdin, nhưng chúng ta bài tiết nó vào ruột và đào thải ra khỏi cơ thể trước khi tích tụ đến mức độc hại.
Ở thằn lằn da xanh New Guinea, nồng độ biliverdin cao hơn 40 lần so với người mắc bệnh vàng da. Nồng độ này quá cao và rất độc hại ở con người, The Columbian cho biết.
“Ở các động vật khác, gan sẽ xử lý lượng biliverdin dư thừa “giống như bộ lọc dầu trong ô tô, giúp loại bỏ tạp chất để động cơ chạy tốt”. Nhưng nếu một người có lượng biliverdin tương tự thằn lằn da xanh New Guinea, có thể gây tử vong” – Chris Austin, giám đốc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên của Đại học Bang Louisiana (Mỹ), cho biết.
Thư viện Y khoa Mỹ cho biết, biliverdin là một hợp chất tetrapyrrolic, hòa tan trong nước, được hình thành do sự phân hủy của heme. Heme bị phân hủy thành biliverdin, CO2 và sắt kim loại bởi enzyme xúc tác có tên heme oxyase. Sự tích tụ biliverdin, do tăng tan máu hoặc tổn thương gan dẫn đến suy giảm quá trình glucuronid hóa, gây ra bệnh vàng da.
Thằn lằn sừng phun máu đầm đìa để kẻ thù tưởng nó đã chết.
Một số động vật có thể sử dụng máu của mình theo một cơ chế phòng vệ được gọi là chảy máu phản xạ hoặc tự xuất huyết.
Thằn lằn sừng ở phía tây nam Mỹ và Mexico dùng mánh khóe thoát thân rất đặc biệt. Khi gặp thiên địch, chúng nhanh chóng bắn những tia máu ra khỏi mắt khiến đối phương tưởng chúng đã chết và không tấn công nữa. Khi thấy kẻ thù lơ là, thằn lằn sừng sẽ nhanh chóng chạy thoát thân.
Một số loài côn trùng, chẳng hạn như bọ rùa châu Á, sở hữu “chất lỏng rất độc hại, có mùi tanh hôi, khó chịu”. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ phun thứ ‘cocktail’ từ mắt hoặc khớp chân để xua đuổi kẻ thù.
Họ hàng của chúng, bọ cánh cứng, cũng phun đầy chất lỏng đỏ như máu từ miệng với mục đích tương tự.
Sinh vật không có máu
Một số động vật không có máu hoặc hệ tuần hoàn vì đơn giản là chúng không cần chúng.
Ví dụ như giun dẹp thiếu hệ tuần hoàn; trao đổi khí xảy ra trực tiếp qua da của chúng. Oxy đi thẳng đến các mô của chúng, trong khi chất dinh dưỡng được cung cấp bằng cách khuếch tán từ ruột.
Sứa và bọt biển cũng nạp oxy thông qua quá trình khuếch tán. Đối với sao biển và hải sâm, nước đóng vai trò tương đương như máu, vận chuyển chất dinh dưỡng và khí thông qua hệ thống mạch nước, thay vì mạch máu.
Cá mập là "hung thần" biển cả, vì sao cứ thấy cá heo là tránh né?
Yếu tố nào khiến cá mập ngại "đụng độ" với cá heo?
Cá heo - "Đối thủ" đáng gờm của cá mập
Vào ngày 1/7/2023, chương trình "Saved from a Shark" (Được cứu khỏi cá mập) của kênh National Geographic đã phát một tập phim kể về cuộc chạm trán của Martin Richardson với cá mập mako (Isurus oxyrinchus) khi đi bơi tại Biển Đỏ, Ai Cập. Theo Live Science, anh đã bị cá mập cắn khoảng 5 lần và đang chờ chết thì một chuyện kỳ lạ xảy ra.
"Không có lý do gì để con cá mập dừng lại. Tôi đã mất hơn 2 lít máu và bạn chỉ có khoảng 4,5 - 5 lít máu trong cơ thể. Tôi biết nó đang bơi vòng quanh mình và bắt đầu muốn từ bỏ mọi thứ", Richardson nói.
Tuy nhiên, một đàn cá heo bất ngờ xuất hiện ngay phía sau Richardson và bất ngờ cá mập liền dừng tấn công rồi bỏ đi.
Martin Richardson "chạm trán" cá mập nhưng đã được cá heo cứu. (Ảnh: Live Science)
Trong một trường hợp khác được kể lại, một nhóm nhân viên cứu hộ đang bơi ngoài khơi bờ biển New Zealand thì bị một đàn cá heo bao vây. Họ không hề biết một con cá mập trắng lớn đang rình rập họ. Rob Howes, một trong những nhân viên cứu hộ dưới nước, cho biết một trong những con cá heo đực lớn hơn lao về phía anh, và sau đó anh nhận ra nó đang nhắm vào con cá mập đang đến gần. Con cá mập biến mất rất nhanh.
00:01:05
Cá heo bảo vệ người khỏi sự tấn công của cá mập. (Nguồn: Hardy Jones)
Todd Endris, 24 tuổi, quyết định đi lướt sóng cùng bạn bè. Trong lúc anh đang ở trên mặt nước, một con cá mập dài khoảng 4,5 m xuất hiện. Con cá mập tấn công anh tới 3 lần. Lúc Todd đã kiệt sức và nghĩ mình chết chắc, một đàn cá heo xuất hiện tạo thành vòng tròn bảo vệ quanh anh, cầm chân con cá mập đủ lâu để Todd đón được một cơn sóng bơi vào bờ cho bạn bè cấp cứu.
Từng có nhiều trường hợp người bị cá mập tấn công nhưng may mắn được cá heo cứu sống. (Ảnh: Pixabay)
Các trường hợp trên cho thấy cá mập dường như "ngại" đụng độ với cá heo. Cá mập vốn là loài thống trị vùng biển rộng lớn, với vẻ ngoài đáng sợ và khả năng săn mồi tuyệt vời, chúng gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều sinh vật dưới đại dương. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều dễ dàng trở thành con mồi của cá mập và cá heo là một trong số đó.
Những đặc điểm của cá mập và cá heo
Trước khi lý giải lý do vì sao cá mập lại sợ cá heo, hãy cùng tìm hiểu về 2 loài vật này.
Cá mập
Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp Cá sụn. Theo viện nghiên cứu sinh vật biển, có khoảng 440 loài cá mập khác nhau sinh sống ở các vùng biển trên khắp thế giới. Loài cá mập voi là loài cá được cho là lớn nhất trong tất cả loại cá mập được biết đến. Chúng có kích thước trung bình đạt khoảng 14 mét, một số thậm chí có thể lên tới 18 mét. Tuy nhiên, cũng có nhưng loài cá mập có kích thước khiêm tốn hơn, cá mập lồng đèn là loài cá có kích thước nhỏ nhất, chỉ vào khoảng 15cm.
Dù có hơn 400 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. (Ảnh: Pixbay)
Dù có hơn 400 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. Theo thống kê, một năm cá mập tấn công khoảng dưới 100 người, chúng giết chết 12 người mỗi năm. Trong đó, cá mập hổ, cá mập bò đực và cá mập trắng lớn là những loài gây ra hầu hết các vụ tấn công con người. Chúng săn mồi có kích thước tương tự con người và có những vết cắn gây tử vong.
Cá heo
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới như sông Dương Tử, sông Amazon, sông Ấn, sông Hằng...
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. (Ảnh: Pixabay)
Thân hình cá heo thon dài, trơn nhẵn giúp cho cá bơi nhanh. Da có màu xám hoặc hơi xanh, đôi khi là những màu khác. Cá heo có khả năng nhìn không chỉ trong môi trường nước mà cả trên bề mặt nước. Chúng là dòng cá ăn tạp, có chiều dài cơ thể từ 1-10m. Cân nặng từ 40kg-10 tấn. Có khoảng 40 loài cá heo khác nhau, hầu hết chúng sống ở đại dương. Trong đó có khoảng 5 loài cá heo sống ở sông. Cá heo sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Vì sao cá mập tránh né cá heo?
Theo các chuyên gia hải dương học, cá mập thường tránh và chạy trốn khi gặp cá heo bởi 4 nguyên nhân sau.
Thứ nhất, cá heo được biết đến là loài thông minh, nhanh nhẹ n và có khả năng xã hội cao khi sinh sống theo đàn. Nếu một con cá mập gặp phải một đàn cá heo, chúng sẽ dễ dàng bị đánh bại. Đặc điểm này giúp chúng có khả năng tự vệ trước cá mập một cách hiệu quả.
Cá heo có nhiều yếu tố khiến cá mập ngại "đụng độ" với chúng. (Ảnh: Pixabay)
Thứ hai, bản thân cá heo sở hữu một thân hình mạnh mẽ, cơ thể linh hoạt với vây lưng giúp chúng bơi lướt nhanh, và làn da trơn nhẵn giảm sức cản của nước. Điều này khiến cho cá mập, mặc dù lớn và mạnh, nhưng lại khó có thể bắt kịp cá heo trong những pha rượt đuổi dưới nước.
Thứ ba, vũ khí lớn nhất của cá heo không nằm ở sức mạnh cơ bắp, mà là trí tuệ và khả năng phối hợp đồng đội. Khi đối đầu với kẻ thù, cá heo thường sử dụng chiến thuật số lượng, cùng nhau phối hợp tấn công mục tiêu, làm cho cá mập khó lòng đối phó. Chúng có thể sử dụng mõm cứng của mình để đâm vào bụng cá mập, nơi mềm yếu nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong.
Cá heo không chỉ bảo vệ đồng loại mà còn bảo vệ con người khỏi các cuộc tấn công của cá mập. (Ảnh: Pixbay)
Thứ tư, cá heo còn có khả năng bảo vệ nhau. Khi một thành viên trong đàn gặp nguy hiểm, các cá thể khác sẽ nhanh chóng hỗ trợ, tạo nên lực lượng mạnh mẽ có khả năng đẩy lùi bất kỳ kẻ săn mồi nào, kể cả cá mập. Đây là hình ảnh tuyệt vời của lòng đoàn kết và tinh thần tương trợ giữa các cá thể trong tự nhiên.
Thêm vào đó, cá heo còn được biết đến với lòng dũng cảm, không chỉ bảo vệ đồng loại mà còn bảo vệ con người khỏi các cuộc tấn công của cá mập. Điều này không chỉ chứng tỏ sức mạnh phi thường của cá heo mà còn là biểu tượng của lòng can đảm và tình bạn giữa loài vật và con người.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cá mập quá đói hoặc khan hiếm thức ăn, nó có thể tấn công cá heo. Nhưng, trường hợp này có tỉ lệ thành công xảy ra cao hơn đối với những con cá heo bơi lạc đàn.
Những cuộc đối đầu giữa cá mập và cá heo là những bài học sinh động về sự sống sót và thích nghi trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt. (Ảnh: Pixbay)
Cá mập và cá heo, hai sinh vật dưới đại dương, mỗi loài có những ưu điểm và sức mạnh riêng. Thế nhưng, khi đối đầu, không phải lúc nào sức mạnh cơ bắp cũng là yếu tố quyết định. Trí tuệ, khả năng phối hợp nhóm và sự linh hoạt là những yếu tố giúp cá heo có thể đối mặt và thậm chí là thắng lợi trước cá mập. Những cuộc đối đầu giữa cá mập và cá heo là những bài học sinh động về sự sống sót và thích nghi trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
Lõi của một hành tinh đã tan vỡ rơi xuống nước Úc? Một loại thủy tinh bất thường được tìm thấy ở nước Úc đã phát hiện có tỉ lệ vật liệu ngoài hành tinh lên tới 10%. Viết trên chuyên san The Conversation, TS Aaron Cavosie, nhà địa chất, địa hóa học và khoa học hành tinh từ Đại học Curtin (Úc) cho biết họ đã thu thập được những mảnh thủy tinh đặc...