Thần kỳ công dụng chữa bệnh bất ngờ của rau mùi tàu
Rau mùi tàu không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
Mùi tàu hay còn gọi là lá ngò gai – loại cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị.
Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán. Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu.
Thần kỳ với công dụng chữa bệnh bất ngờ của rau mùi tàu.
Theo Đông y, mùi tàu có vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm dùng để chữa hôi miệng, trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, trị mụn nhọt, giảm đau…
Trị cảm cúm
Video đang HOT
Dùng 40g mùi tàu, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g. Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.
Trị sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh
Lấy 20g mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.
Trị rối loạn tiêu hóa
1 – 2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết.
Trị hôi miệng
Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
Trị đau bụng, tiêu chảy
20g lá ngò gai; củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.
Theo Khỏe & Đẹp
Món ăn bài thuốc phòng thoái hóa khớp gối
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
Ảnh minh họa: Internet
Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa... Hoặc là do yếu tố thể tạng, cơ địa (nội thương ): do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương - khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau. Vì vậy, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.
Bài 1: Gạo nếp 100g, nam ngũ gia bì 10g. Cách chế biến: Gạo vo sạch, ngũ gia bì rửa sạch rồi ngâm cho 20 phút sắc với 800ml nước. Khi sôi cho nhỏ lửa còn 500ml gạn lấy nước thuốc, thêm nước ngập thuốc tiếp tục sắc lấy nước thuốc lần 2. Cho 2 lần nước thuốc vào nồi cho gạo ninh thành cháo chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Hồng trà 2g, đậu tương 30g. Cách chế biến: Đậu tương ngâm vo sạch cho thêm 5 bát con nước nấu chín, gạn lấy nước, thêm hồng trà, có thể thêm chút gia vị cho vừa (hạn chế nhiều muối). Chia 4 lần uống trong ngày, có thể ăn cả đậu tương. 5 ngày 1 liệu trình.
Bài 3: Bí xanh 300g, xương sườn của lợn 150g. Cách chế biến: Ninh sườn nấu với bí xanh, thêm chút gia vị cho vừa nấu canh ăn, ăn cùng với cơm.
Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 100g, quế chi 4g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ thêm quế chi, thêm chút đường, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, hồng táo 10 quả. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 6: Gạo tẻ 100g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, bột bạch phục linh 20g. Cách chế biến: Gạo tẻ vo ngâm 15 phút. Xích tiểu đậu rửa sạch cho vào nồi đổ 5 bát nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho gạo tẻ, đại táo vào ninh cho thêm nước nấu thành cháo khi nhừ thêm bột phục linh đun sôi. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 7: Đậu xanh 25g, bách hợp 100g, ý dĩ nhân 50g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 15 phút, ý dĩ nhân rửa sạch cho vào nồi cùng với đậu xanh thêm nước nấu thành cháo. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, thêm chút muối rửa sạch để bỏ vị đắng,khi cháo nhừ thêm bách hợp nấu chín khi ăn thêm chút đường. Ngày ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ thoái hóa khác nhau nên các vị thuốc cần gia giảm cho phù hợp vì vậy khi sử dụng các bài thuốc trên tốt nhất cần được sự hướng dẫn của lương y uy tín.
Theo SKDS
Đau bụng như thế nào có liên quan đến ruột thừa? Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp. Ảnh minh họa: Internet Trước đây, ruột thừa được xem là một cơ quan vết tích không có chức năng, nên các bác sĩ ngoại khoa nghĩ tới bệnh viêm ruột thừa...