‘Thần dược’ kỳ quái nửa đứng nửa bò ‘khắc tinh’ của tiêu chảy
Chỉ cần đẽo một chút gỗ từ cây kỳ quái này, nấu lấy nước, uống một ngụm, lập tức hết đau bụng, tiêu chảy.
Kỳ cuối: Cây thần kỳ trị tiêu chảy
Đi hết con suối Chúng Phùng thì lên đến mỏm núi cao ngay sát đỉnh Tây Côn Lĩnh. Từ điểm cao này, hình thành 2 con suối. Một suối chảy về xã Túng Sán thuộc huyện Hoàng Su Phì, một suối chảy về huyện Vị Xuyên.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh khô cằn, gió thổi như bão, nên cây cối rất nhỏ, chỉ bằng độ bắp chân, cao vài mét. Chủ yếu là loài đỗ quyên, thích nghi sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt ấy.
Năm 2010, tôi và lương y Phạm Văn Thanh, cùng “người rừng” Trần Ngọc Lâm, đã từ Lào Cai sang chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh, nên không cần thiết phải lên nữa.
Sau chuyến đi ấy, con đường du lịch hoang dã được mở ra, nhiều người đã chinh phục “nóc nhà Đông Bắc” thành công.
Đứng trên mỏm núi cách đỉnh Tây Côn Lĩnh độ nửa giờ đi bộ, nhìn sang phía bắc là đất Trung Quốc, nhìn về phía tây là dải Tây Côn Lĩnh với hàng chục mỏm núi cao nhấp nhô tít hút, đuổi đến tận đầu dãy Hoàng Liên Sơn cắt ngang Tây Bắc nước Việt.
Lương y Thanh và cây thuốc quý trên Tây Côn Lĩnh
Chúng tôi vạch rừng nhằm hướng Tây đi, để vòng qua mấy quả núi cao, rồi tụt xuống phía bản Chúng Phùng, ra trung tâm xã Túng Sán.
Lương y Phạm Văn Thanh bảo rằng, anh đã nghiên cứu nhiều về độ cao, thổ nhưỡng, khí hậu của hai dãy Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nhận thấy hai dãy này có điều kiện tương đối giống nhau, nên sẽ tìm thấy thuốc quý.
Dãy Tây Côn Lĩnh nhiều địa điểm còn hoang vu, chưa có dấu chân người, nên nhiều loài dược liệu đã gần như tuyệt chủng ở Hoàng Liên Sơn vẫn còn khá nhiều ở Tây Côn Lĩnh.
Chỉ vào một bụi cây thảo, lương y Phạm Văn Thanh bảo, đó là cỏ hoàng liên, một vị thảo dược cực kỳ quý. Loài cỏ này có lá như bộ móng của con gà, là thứ đặc trưng của dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ có ở độ cao trên 1.500m.
Theo anh Thanh, hiện chưa rõ vì loài cỏ này có mặt ở dãy Hoàng Liên, nên dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam được gọi là Hoàng Liên Sơn, hay người ta đặt tên cho loài cỏ đó theo tên núi.
Lấy thảo dược quý mọc trong hốc cây
Mặc dù là loài cỏ đặc trưng của dãy Hoàng Liên Sơn cao vời vợi, nhưng hiện cỏ hoàng liên gần như đã tuyệt chủng, bởi người Trung Quốc thu mua cả thân lá lẫn gốc rễ từ nhiều năm nay. Hiện cỏ hoàng liên có giá nửa triệu đồng cho 1 kg tươi.
Đang nghiên cứu, ghi chép, đánh dấu trên bản đồ địa hình quần thể cỏ hoàng liên quý giá, thì lương y Thanh dừng lại và dẫn tôi xem một thân cây hết sức kỳ quái bám vào vách đá.
Gốc cây to bằng cái phích, có màu vàng, dựng đứng lên trời vài mét, rồi lại mềm oặt thả ngược xuống và bò loằng ngoằng như con trăn trên đá, rồi bám vào cây gỗ lớn cuộn lên trời.
Trong rừng có vô số loại dây leo kỳ quái, từ bé như cái đũa, cho đến loại to một người ôm, dài đến cả trăm mét, nên không có chuyên môn rất khó phân biệt.
Video đang HOT
Tôi chợt nhớ đến những ngày lang thang ở đỉnh Lủng Cẩu, một đỉnh núi cao hơn 2.000m ở phần giữa dãy Tây Côn Lĩnh, gặp rất nhiều cây dây leo có tên huyết đằng (còn gọi là máu chó).
Huyết đằng nhiều trăm tuổi ở núi Lủng Cẩu, trên dãy Tây Côn Lĩnh
Muốn biết đâu là dây leo huyết đằng rất đơn giản, chỉ cần cầm dao chém vào thân cây, “máu” đỏ như máu chó tuôn ra ồng ộc thành vũng, sùi cả đống bọt. Thế nên, người ta mới gọi nó bằng cái tên dân dã là cây máu chó.
Lương y Thanh đưa tôi con dao đi rừng sắc lẹm, để tôi “cắt tiết” cây dây leo kỳ quái nọ. Tôi vung dao chém. Kỳ lạ thay, con dao nặng chịch, sắc lẹm bật ngược lại. Thân loài cây kỳ quái này cứng chẳng khác gì đá tảng.
Theo lời anh Thanh, để cưa được cây này, phải dùng cưa sắc và cưa cả ngày mới lấy được vài khúc.
Anh Thanh bảo, anh cũng không biết phải gọi chúng là dây leo hay thân gỗ nữa, bởi chúng có phần gốc mọc đứng như cây, phần thân và ngọn lại như dây leo, và lại cứng hơn cả gỗ nghiến. Thông thường, dây leo đều mềm, chứ không cứng như vậy. Điều lạ lùng thêm nữa, là lá của nó lại to hơn cả tàu lá chuối, mưa lớn có một cái lá che cũng không ướt được.
Theo anh Thanh, dược học Việt Nam chưa biết loại cây này. Người Trung Quốc có thể cũng không biết đến chúng, vì không thấy họ sang thu mua.
Lương y Thanh bên gốc của cây phúc đằng
Cách đây 20 năm, trong chuyến đi lấy thuốc ở bản người Tày, sau bữa ăn, cậu con trai của ông thầy cúng đau bụng quằn quại. Anh Thanh sờ bụng biết rằng bị chướng bụng do ăn uống mất vệ sinh, định vào rừng nhổ cây thuốc, thì ông thầy cúng bảo không cần.
Ông thầy cúng lấy khúc gỗ để ngay gác bếp, đẽo một miếng bằng đầu ngón tay, rồi chẻ vụn bằng những sợi tăm.
Ông thầy cúng này thả nắm gỗ vụn vào cái ấm, cho nước đun sôi sùng sục một lát, thì chắt ra cho cậu con uống. Bát nước có màu xanh ngọc đắng ngắt, khiến cậu bé nhăn mặt. Tuy nhiên, uống xong, chỉ mấy phút sau cậu bé hết đau bụng, đi chơi với các bạn.
Mặc dù lương y Thanh biết nhiều cây thuốc trị đau bụng, đi ngoài, nhưng anh chưa từng thấy một khúc gỗ nào hiệu nghiệm tức thì như vậy. Anh thắp hương thề với ông thầy cúng người Tày, sẽ không tiết lộ với ai, và được ông dẫn lên rừng, đi tìm loài cây kỳ quái.
Gốc phúc đằng thân gỗ, nhưng thân và ngọn lại là dây leo và cứng như thép
Theo ông thầy cúng này, thì cha ông, tổ tiên người Tày đã dùng nó trị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, còn nó tên gì, hoạt chất thế nào thì ông ta chịu.
Không có tên gọi, lương y Thanh đặt tên cho nó là phúc đằng (có nghĩa là trị bệnh vùng bụng). Có được mấy khúc gỗ trong tay, anh chẻ ra thành miếng nhỏ, bằng bao thuốc lá, tặng những người yếu bụng, hay chướng bụng đầy hơi, ngộ độc, cảm tả, tiêu chảy…
Khúc gỗ ấy như một thứ thần kỳ, mà không ca tiêu chảy nào không cầm ngay lập tức. Chỉ cần uống một ngụm nước nhỏ, những người yếu bụng có thể ăn các món gỏi thoải mái, không hề hấn gì.
Có được cây thuốc bí truyền, lương y Thanh đã sử dụng nó một cách khoa học. Anh kết hợp với những cây thuốc của anh, để hoàn thiện bài thuốc tiêu chảy.
Lương y Thanh bên gốc cây dẻ khổng lồ ở Tây Côn Lĩnh
Anh sử dụng cây cỏ, giúp bệnh nhân “xả” hết độc tố ra ngoài qua đường tiểu tiện và đại tiện, để sạch ruột, sau đó anh mới dùng phúc đằng để cầm.
Những người bị hội chứng ruột kích thích, ăn buổi sáng, hoặc món lạ thường bị tiêu chảy, thậm chí không dám ăn khi đi đường xa, chỉ cần uống chút bột nghiền từ cây phúc đằng, sẽ an tâm cả ngày.
Lương y Thanh đã cung cấp cây phúc đằng cho một số nhà khoa học, doanh nghiệp dược để nghiên cứu và đều đánh giá rất cao hiệu quả của nó. Đánh tiếc là, không thể định tính, định danh được nó, nên chưa thể sản xuất đại trà cho nhân dân sử dụng.
Vì lời hứa với thầy cúng người Tày, nên lương y Thanh chưa dám công bố cây phúc đằng rộng rãi, để toàn dân khai thác sử dụng. Anh cũng sợ rằng, nếu để lộ nó, người Trung Quốc sẽ tìm sang tận diệt.
Lương y Phạm Văn Thanh đã đi nhiều vùng núi, nhưng anh thấy loài phúc đằng chỉ có mặt ở phần đầu dãy Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh. Vùng Sơn La, Lai Châu thì chưa tìm được.
Cây phúc đằng chỉ mọc ở rừng nguyên sinh, độ cao trên 1.000m, trên núi đá khô cằn, ít mưa. Nó mọc ra từ các bụi rậm trên vách đá hiểm trở.
Lương y Phạm Văn Thanh là thầy lang nổi tiếng với bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả. Anh đã giúp hàng vạn người thoát khỏi ám ảnh bởi căn bệnh rất khó điều trị này.
Bài thuốc chữa dạ dày của lương y Phạm Văn Thanh gồm cam thảo, bạch truật, hoài sơn, hoàng kỳ, hồi đầu thảo, phan tàu cáy, phục quản thống… cùng cả chục vị gia truyền khác.
Ngoài việc tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét, thì bài thuốc còn có nhiều vị giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể. Sự kết hợp giữa điều trị ngọn (tấn công trực tiếp vào bệnh – tây y) và điều trị tận gốc (nâng cao sức khỏe – nhân cường tật nhược – đông y), đã đem lại kết quả rất tốt.
Theo VTC
Giải mã cây thần dược chữa 5 bệnh ung thư Kỳ cuối
Ngay sau khi Viện Dược liệu công bố kết quả về tác dụng của cây thần dược, thì lập tức nó lên cơn sốt.
Cây thần dược đang được nhân giống thử nghiệm
Sau gần 2 năm "cây thần dược" được người dân sử dụng rộng rãi, và đã có nhiều người lành bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan siêu vi, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung..., thì đầu tháng 12/2012, Sở Y tế Khánh Hòa đã công bố báo cáo của Viện Dược liệu trung ương (Bộ Y tế) về về cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera). Theo công bố này, cây xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alkaloid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Về đặc điểm hình thái thì đây là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài 7 - 8cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, dài 8 - 12cm, rộng 1 - 3cm. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá ngắn 4 - 6mm. Gỗ hơi cứng có màu vàng, rễ có màu vàng đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ có mùi thơm dịu rất đặc trưng.
Về mặt sinh thái, loại cây này ở Hòn Hèo được ghi nhận phân bố ở vùng núi đá, cao độ khoảng trên 200m, nơi đây có khí hậu khô cằn, lớp đất mặt mỏng. Thảm thực vật chủ yếu gồm cây bụi và dây leo: keo dậu, gai quýt, chùm hôi, nhãn rừng, trắc dây... Nhìn chung, cây phân bố tương đối rộng trong khu vực, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi.
Tuy nhiên, do bị khai thác rất mạnh trong thời gian gần đây (hằng ngày có đến vài chục người vào rừng tìm chặt) nên có thể sẽ bị tận diệt.
Về mặt phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Qua đối chiếu mẫu thu được cho thấy thể hiện các đặc điểm của loài trang xa một lá (tên khoa học là Luvunga monophylla (DC.) Mabb.). Ở Việt Nam, loài này còn được GS Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam,1999) gọi là xáo tam phân (có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera (Oliver) Burkill). Theo GS Phạm Hoàng Hộ thì cây này trước đây được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Bình Dương.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ về tính chất của từng thành phần trong cây thần dược, và vì sao nó lại có thể chữa lành một số bệnh mà y học hiện đại vẫn đang... bó tay, chúng tôi đã nhờ một tiến sĩ, dược sĩ, là giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, giải thích. Theo ông, thì flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hằng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).
Phần lớn các flavonoid có màu vàng, đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt còn nếu ngâm trong rượu trắng (rượu đế), flavonoid sẽ hòa tan hoàn toàn khiếnrượu chuyển thành màu đỏ sẫm. Bên cạnh đó, flavonoid còn có màu xanh,tím, đỏ hoặc không màu - tùy vào sự xuất hiện của nó trong những loại thực vật nào. Vẫn theo vị tiến sĩ, dược sĩ này, thì: "Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzyme xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ".
Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Đó cũng là lý do nhiều người bị trĩ, sau một thời gian uống cây thần dược thì búi trĩ co nhỏ lại, đi tiêu không còn thấy ra máu. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim...
Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Vì vậy, dù nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.
Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.
Với chất coumarin, những nghiên cứu của y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy coumarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.
Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan. Một khảo cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho thấy ung thư vú là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vẫn theo khảo cứu này, thì người dân một số nước châu Á đã sử dụng triterpenoid có nguồn gốc từ thực vật để chữa trị bệnh ung thư vú theo kinh nghiệm được truyền lại từ đời này sang đời kia. Kết quả khảo cứu cho thấy triterpenoid và chất dẫn xuất của nó là chemoprevention có tính kháng viêm và chống ung thư rất mạnh. Điều này mở ra một tiềm năng và định hướng trong tương lai, liên quan đến triển vọng phòng ngừa và điều trị ung thư vú.
Với chất alkaloid, thì nó là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra. Nhiều alkaloid có các tác động dược lý đối với con người và động vật. Một số alkaloid có tác dụng chống ung thư như taxol, vinblastine, vincristine. Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp, dược liệu chứa 1 - 3% alkaloid đã được coi là khá cao. Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái.
Thời điểm Viện Dược liệu trung ương công bố về tính năng của cây thần dược thì cũng là lúc một Việt kiều Mỹ là bà G., thạc sĩ Hóa, hiện làm việc tại Đại học Illinois, Mỹ, đang có mặt ở Việt Nam thăm gia đình. Ngay lập tức, bà tìm mua 200kg rồi gửi về Mỹ. Tiếp xúc với chúng tôi, bà nói: "Tôi sẽ nhờ bộ môn Hóa của trường phân chất loại cây này". Theo lời bà, chi phí cho việc phân chất sẽ tốn khoảng 120 nghìn USD, thời gian nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng mới có kết quả. Bà nói: "Sau khi xác định thành phần các chất trong cây thần dược và cấu trúc phân tử của nó, từng chất một sẽ được tiến hành khảo cứu trên tế bào sống để đánh giá khả năng chữa bệnh, độc tính, tác dụng phụ. Nếu có kết quả tốt, tôi sẽ hợp tác với một viện bào chế để sản xuất thành thuốc viên bằng phương pháp tổng hợp".
Chúng tôi hỏi: "Qua khảo sát trên chuột trắng, Viện Dược liệu cho biết cây thần dược có tác dụng tiêu diệt 5 dòng tế bào ung thư. Vậy nó có tác dụng với người không?". Bà G. đáp: "Thông thường, trước khi tung ra thị trường một loại dược phẩm nào đó, các hãng sản xuất đều tiến hành thử nghiệm trên chuột hoặc khỉ. Họ gây bệnh cho chuột, khỉ rồi cho chuột, khỉ uống (hoặc tiêm) loại thuốc đó. Nếu chuột, khỉ lành bệnh thì bước tiếp theo, họ thử nghiệm trên những bệnh nhân tình nguyện và nếu thu được kết quả tốt, thuốc mới được phép bán trên thị trường. Tất cả những thử nghiệm này đều được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng mà ở Mỹ là FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Theo tôi, nếu thuốc có kết quả tốt trên chuột thì thường cũng có kết quả tốt trên người".
Cũng sau khi Viện Dược liệu công bố kết quả về tác dụng của cây thần dược, thì lập tức nó lên cơn sốt. Từ 400 nghìn đồng/kg, đùng một phát nó nhảy lên 500, rồi 700 và bây giờ là 1 triệu đồng/ kg. nhưng không phải muốn mua là có.
Hiện tại, phong trào đi lấy cây thần dược vẫn diễn ra, nhưng diễn ra một cách âm thầm chứ không rầm rộ như lúc trước do lực lượng biên phòng, kiểm lâm, công an xã tích cực ngăn chặn. Nhiều người dân Ninh Vân cho biết sau khi nghe thông tin về cây "thần dược" tại Hòn Hèo chữa bá bệnh, đã hình thành phong trào săn lùng cây này đem về bán. Hằng ngày có không dưới 100 người đổ xô vào các cánh rừng ở Hòn Hèo để tìm kiếm, chặt hái, trong đó ngoài dân Ninh Vân, còn có người dân ở Vạn Giã, huyện Vạn Ninh.
Ông Ngyễn Văn Trường, một người dân xã Ninh Vân cho biết: "Thấy cây này bán có tiền nên tôi cũng đi lấy, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, thu nhập tốt hơn nhiều so với làm nông và nghề biển". Bình quân 1kg thân, rễ sau khi đã xắt lát, phơi khô bán với giá 500 - 700 ngàn đồng, số lượng bao nhiêu đầu nậu cũng mua hết rồi bán lại cho người bệnh với giá 1 triệu đồng/kg. Tại xã Ninh Vân, hiện có 2 đầu nậu chính, là ông Lê Hăng (ở thôn Đông) và nhà bà Trần Thị Xuân Hồng (ở thôn Tây). Hai ông bà này "coi mặt bắt hình dong", nếu khách đi ô tô sẽ bán với giá cao, còn đi xe máy thì bán giá thấp hơn một chút. Do nguồn cây ngày càng cạn kiệt nên bây giờ người đi săn lùng chuyển sang lấy cả những cành nhỏ.
Trước đây thu hái dễ, mỗi ngày một người có thể kiếm được 10kg, nay chỉ còn 2 - 3kg mà thôi. Báo cáo của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã ghi nhận thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, "cây thần dược" có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Bên cạnh đó, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, "cây thần dược có độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng". Như thế, với những chất này trong "cây thần dược" thì đây là một loại thuốc quý.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này, đồng thời Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gien và phát triển "cây thần dược", ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi, dẫn đến tận diệt.
Sau khi xahoi.com.vn cho phát loạt phóng sự về cây thần dược tại Khánh Hòa chữa được 5 chứng ung thư, hàng nghìn cuộc điện thoại, thư tay, email... của bạn đọc đã gửi và gọi về tòa soạn để xin số điện thoại, địa chỉ những đại lý bán cây thần dược. Như chúng tôi đã chuyển địa chỉ đến bạn đọc trong số báo trước, ở số báo này, theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin in lại địa chỉ của địa phương xuất xứ cây thần dược, theo địa chỉ:
Thôn Đông (hoặc Thôn Tây), Xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cách thành phố Nha Trang 40km, tính từ ngã ba Nhà máy Đóng tàu Vinashin nằm trên quốc lộ 1. Bạn đọc thứ lỗi cho, chúng tôi không thể nào cung cấp số điện thoại của đại lý bán cây thần dược vì hai lẽ. Thứ nhất, chúng tôi không thể nào chịu trách nhiệm về cây thuốc thật, thuốc giả (trong loạt bài kỳ trước, chúng tôi đã phản ánh tình trạng này.
Thế nên, chúng tôi chỉ cung cấp cho bạn đọc những cách phân biệt cây thần dược thật, cây thần dược giả). Thứ hai, xahoi.com.vn không muốn vô tình trở thành phương tiện quảng cáo cho bất cứ đại lý buôn bán cây thần dược nào, dẫu đã có rất nhiều lời đề nghị.
Để phân biệt thần dược thật và thần dược giả, có thể nhận xét bằng cảm quan.
Cây thần dược thật thuộc dạng thân leo, có những đoạn cong như cây sứ Thái Lan, vỏ ngoài mềm, mỏng, màu vàng sẫm, xắt lát ra thớ gỗ mịn, màu vàng nhạt, có mùi thơm như sâm.
Cây thần dược có rất nhiều gai nhọn trên thân. Khi chặt hái về, người ta róc bỏ hết những gai này. Vì vậy, dù xắt thành từng lát nhưng trên thân vẫn còn dấu gai. Thần dược giả thường có kích thước nhỏ hơn cây thật, vỏ xù xì, màu xám trắng. Khi xắt ra, thớ gỗ to, màu trắng sáng, không thơm. Tuy nhiên, nếu xắt lát, trộn lẫn với cây thật thì rất khó phân biệt.
Thành phần của cây thần dược thật đa số là tinh dầu. Để phân biệt thật, giả, lấy một chén rượu trắng, cho vào mấy lát cây thần dược. Nếu từ 3 đến 5 phút, rượu từ màu trắng chuyển sang màu vàng rồi càng lúc màu càng đậm dần thì nó là thật. Còn để 10 - 15 phút, cây vẫn không ra màu thì đó là cây giả.
Theo xahoi
Không ung thư cũng uống... "thần dược" Sau khi có kết quả ban đầu được thí nghiệm trên động vật của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về cây xáo tam phân, cơn sốt "cây thần dược" ở Khánh Hòa lại bùng phát. Những ngày này, xã đảo Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa) "bỗng dưng" trở thành làng bán thuốc đông y. Điều lạ là rất nhiều người dù...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xét xử đường dây xe gian phân khối lớn ở Nha Trang

3.500 tấn giá đỗ độc hại ở Nghệ An đã tiêu thụ ở đâu?

Chồng bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm 1 năm tù, dù không kháng cáo

Cấp phép một nơi, xây một nẻo, cán bộ thấy sai chỉ nghĩ là "lỗi chính tả"

Giết anh ruột bị khuyết tật, em trai lĩnh 19 năm tù

Nhân chứng kể phút giáp mặt đối tượng cầm dao cướp ngân hàng ở Hà Nội

Phó Chủ tịch Thanh Hóa: Rất tiếc vì vụ thuốc tân dược giả kéo dài tới 4 năm

Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Bác kháng cáo đòi 1.000 tỉ đồng của SCB

Bắt giữ nhóm thanh niên thu tiền bảo kê ở khu du lịch

Lời khai của nam sinh tông tử vong nữ công nhân môi trường rồi bỏ trốn

Cướp ngân hàng Vietinbank tại Hà Nội

Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ nhiều đối tượng truy nã lẩn trốn ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Xiaomi gây ấn tượng với tốc độ cập nhật HyperOS 2
Thế giới số
15:27:41 22/04/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn
Thế giới
15:27:02 22/04/2025
Trò lố bất chấp của Angela Phương Trinh khi bán hàng livestream
Sao việt
15:23:34 22/04/2025
Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
Hậu trường phim
15:19:26 22/04/2025
Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'trắng tay' trong 5 năm tới
Tin nổi bật
15:14:53 22/04/2025
Mỹ nam tuyệt sắc lướt qua khung hình mà thành "chấp niệm" của triệu khán giả
Phim châu á
15:08:00 22/04/2025
Nam rapper tự giải "phong ấn" sau thảm kịch giẫm đạp khiến 10 người thiệt mạng
Nhạc quốc tế
14:59:59 22/04/2025
Google trình làng kính Android XR tích hợp AI
Đồ 2-tek
14:53:18 22/04/2025
7 làng chài tuyệt đẹp mà bạn phải check-in một lần trong đời: Từ Bình Định đến Kiên Giang
Du lịch
14:52:52 22/04/2025
Jennie và Lisa (BLACKPINK): Scandal quỳ rửa chân khởi đầu drama 9 năm nghi đấu đá tranh ngôi "nữ hoàng Kpop"
Sao châu á
14:51:50 22/04/2025