“Thần dược” giúp bệnh nhân ung thư giảm đau đớn
Ngày 14.10 năm nay là Ngày Chăm sóc giảm nhẹ thế giới. Theo các chuyên gia y tế, những người bệnh nặng, bệnh giai đoạn cuối, bệnh mãn tính rất cần được chăm sóc đúng cách để giảm nhẹ nỗi đau, hạn chế trầm cảm, suy sụp, mất hết ý trí, sức lực chống lại bệnh tật.
Ông Nguyễn Thiện Toan (62 tuổi, quê ở Hà Nội) chia sẻ: “Tôi điều trị ung thư phổi đã được 2 năm. Quãng thời gian đầu, tôi bị sốc nặng, những suy nghĩ ám ảnh về cái chết, cộng với sự đau đớn, mệt mỏi của những cuộc phẫu thuật khiến tôi suy kiệt tất cả. Nhiều lúc tôi chỉ muốn buông xuôi để được giải thoát, đỡ phải làm khổ vợ con. Nhưng khi điều trị tại Khoa Chống đau, được bác sĩ chăm sóc giảm đau không chỉ bằng thuốc mà còn cả về tinh thần qua các cuộc trò chuyện, tư vấn về dinh dưỡng khiến tôi bớt sợ hãi về căn bệnh này”.
Chăm sóc đúng cách giúp bênh nhân nặng có thêm sức mạnh chống lại bệnh tật (Ảnh minh hoạ)
Ông Toan cho biết, khi ông bị bệnh, gia đình cũng đã luôn động viên ông điều trị bệnh cho tốt, lạc quan tin tưởng ông sẽ khỏi bệnh. “Chính vì thế mà tôi càng cố gắng nỗ lực hơn để chống lại bệnh tật”.
Còn bệnh nhân Trần Thị Huệ (34 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc) cho biết: “Tôi đã điều trị ung thư vú ở Bệnh viện K được nửa năm. Lúc đầu bị bệnh tôi cũng đau khổ, tuyệt vọng, sợ hãi lắm. Nhưng sự nhiệt tình thăm khám của bác sĩ, sự động viên của người thân nên tôi cũng nguôi ngoai, giúp tôi có thêm niềm tin vào việc bệnh tình của mình sẽ thuyên giảm”.
Nhân Ngày Chăm sóc giảm nhẹ thế giới (14.10), TS Đoàn Lực -Trưởng khoa Chống đau (Bệnh viện K T.Ư) nhận định, hầu hết đằng sau mỗi bệnh nhân bị ung thư là một câu chuyện đau buồn. Hơn ai hết, họ là những người cần được an ủi, sẻ chia, cảm thông, động viên. “Trong khi đó, không phải bệnh nhân nào cũng nhận được sự cảm thông, chia sẻ của bệnh nhân, nhất là khi phải điều trị dài ngày, tiền bạc tiêu tốn. Những cú sốc về tinh thần khiến người bệnh bị suy sụp nhanh hơn là sự tàn phá của tế bào ung thư” – TS Lực nói.
Chính vì vậy, nhân viên y tế ở bệnh viện K nói chung và khoa Chống đau nói riêng không chỉ điều trị bệnh mà còn là bác sĩ tâm lý, là bạn, là người sẻ chia với bệnh nhân, giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin để điều trị bệnh tốt hơn. Nhân viên y tế không chỉ động viên, tư vấn cho bệnh nhân mà còn phải “lên giây cót” tinh thần cho cả người nhà bệnh nhân, để họ cùng vững tin điều trị, đồng thời biết cách chăm sóc bệnh nhân, giảm nhẹ nỗi đau đớn, giúp bệnh nhân lạc quan hơn.
PGS-TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K T.Ư cho biết, hiện nay, Việt Nam có mức gia tăng nhanh các ca mắc mới ung thư, từ 68.000 ca năm 2.000 lên 126.000 ca năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 189.000 ca vào năm 2020. Mỗi năm, tại Việt Nam có hơn 94.000 người chết vì ung thư, tương ứng 257 người/ngày.
Video đang HOT
“Điều đáng nói là đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó bệnh nặng, cơ thể bệnh nhân suy sụp nhanh, tỷ lệ điều trị khỏi thấp, không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn, mỏi mệt mà còn dễ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Ngay cả người nhà cũng gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý, không biết cách chăm sóc bệnh nhân thế nào cho tốt…” – PGS Thuấn nói.
Do đó, PGS Thuấn nhấn mạnh vai trò của việc tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh hiểu về các hoạt động của chăm sóc giảm nhẹ, làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau cũng như các vấn đề khác về thể chất, tâm lý xã hội và tinh thần. Việc chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư không chỉ là kéo dài sự sống mà đó còn là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tại Bệnh viện K T.Ư, Khoa Chống đau đã lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh nhân mất. Bao gồm các giai đoạn: Điều trị nâng cao thể trạng; Điều trị các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, mất ngủ; Điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ của điều trị đặc hiệu như đau, nôn, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng, thiếu máu, chảy máu, rụng tóc, tổn thương da, loét trợt giai đoạn sớm; Kiểm soát cơn đau; Kiểm soát cơn khó thở; Chăm sóc loét – hoại tử; Chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất.
Theo Danviet
Công trình nước sạch cấp nước bẩn chứa arsen vượt giới hạn cho phép
Qua kiểm tra cho thấy, hàm lượng arsen trong các mẫu nước lấy từ công trình cấp nước tập trung đều vượt từ 2 - 7 lần giới hạn cho phép. Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước tiểu của người dân trong vùng cho thấy tỷ lệ người nhiễm arsen rất cao.
Hầu hết nguồn nước đều nhiễm arsen
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết quả xét nghiệm chất lượng nước tại công trình cấp nước tập trung xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô (Đắk Nông). Kết quả này cho thấy nồng độ arsen trong các mẫu nước đều vượt giới hạn cho phép từ 2 - 7 lần, có mẫu vượt tới 20 lần so với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT).
Nguồn nước tại xã Đức Xuyên bị nhiễm arsen khiến người dân hoang mang.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng Đắk Nông, không chỉ nước tại công trình cấp nước sinh hoạt mà hầu hết nguồn nước sinh hoạt tại xã Đức Xuyên đều bị nhiễm arsen. Các mẫu nước lấy ở các giếng khoang, giếng đào... từ nhiều độ sâu khác nhau (từ 5 - trên 50m) đều ghi nhận nhiễm arsen.
Trước tình trạng này, ngành y tế Đắk Nông đã tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người dân xã Đức Xuyên, đồng thời lấy 350 mẫu nước tiểu gửi đi xét nghiệm. Hiện đơn vị kiểm nghiệm đã gửi về 35 mẫu đầu tiên trong đó cho thấy, có tới 32 mẫu có hàm lượng arsen vượt ngưỡng an toàn cho phép (tỷ lệ đến hơn 91%), trong đó cao nhất gần 8 lần. Về kết quả lâm sàng, đến nay chưa ghi nhận có trường hợp có biểu hiện rõ rệt của tình trạng bệnh lý do do nhiễm arsen cấp và mãn tính gây nên.
Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Xuyên cho biết, sau khi có kết quả nước bị nhiễm arsen, UBND xã Đức Xuyên đã cho súc rửa, cải tạo hệ thống lọc và tiến hành dọn dẹp, vệ sinh môi trường xung quanh công trình cấp nước.
Chính quyền cũng thông báo rộng rãi đến Ban Tự quản các thôn và trên hệ thống truyền thanh của xã, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng nguồn nước trực tiếp từ công trình cấp nước tập trung trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý, cũng như nước các giếng khoan, giếng đào tại mỗi hộ gia đình, và nên sử dụng nước mưa, nước đã qua hệ thống lọc... Nhiều người dân tại xã Đức Xuyên hiện cũng chuyển sang dùng nước mưa hoặc mua nước bình để phục vụ ăn, uống.
Công trình 16 tỷ bị lãng quên
Theo tìm hiểu của chúng tôi, công trình cấp nước tập trung tại xã Đức Xuyên có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 16 tỷ đồng, được thiết kế, xây dựng để cấp nước sạch cho gần 3.500 nhân khẩu (thực tế toàn xã chỉ có 1.500 nhân khẩu).
Kết quả phân tích mẫu nước tại công trình thời điểm đầu và cuối năm 2014 cho thấy cho thấy các tiêu chí đều đạt so với quy định. Tuy nhiên từ đó đến nay, đơn vị quản lý công trình nước sạch này không tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm thường xuyên. Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Nông, việc này đã vi phạm Nghị định số 76/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trong khi đó công trình cấp nước sạch lại bị lãng quên.
Ông Hồ Quốc Sử, nhân viên vận hành nhà máy nước cho biết, thực tế thời gian qua nhiều hạng mục của công trình xử lý nước đã bị hỏng, không hoạt động hoặc hoạt động không thường xuyên từ tháng 4.2015. Trong đó, hệ thống bơm khử trùng (châm clo) và hệ thống đánh phèn (lắng cặn) đều không hoạt động và đã bị hư hỏng từ lâu.
Ông Sử cho rằng đây là hai hệ thống quan trọng đối với quá trình xử lý nước, vì có tác dụng khử trùng, vi sinh vật trong nước và lắng cặn, kết tủa sắt. Tổ quản lý nước đã nêu ý kiến với các đơn vị liên quan nhiều lần về vấn đề này nhưng lần nào cũng chỉ được trả lời là... "chờ đã, sẽ xử lý sau".
Theo kết quả kiểm tra của Ban Quản lý dự án huyện Krông Nô, ngoài hệ thống khử trùng và hệ thống đánh phèn hư hỏng, không hoạt động, thì các hạng mục khác của công trình nước sạch này như: bể lắng, bể chứa đều không được súc rửa, vệ sinh nên đều không đạt yêu cầu.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng Đắk Nông, không chỉ không thường xuyên đánh giá chất lượng nước, mà người trực tiếp vận hành hệ thống xử lý nước cũng không được tập huấn, hướng dẫn về cấp nước an toàn cũng như nguyên lý vận hành công trình. Nhiều hạng mục liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý nước không hoạt động, hư hỏng và mất vệ sinh...
Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Xuyên thừa nhận, sau bàn giao, cả đơn vị thi công, đơn vị chủ đầu tư đều chưa tổ chức tập huấn, chỉ dẫn về việc vận hành cho nhân viên tổ quản lý nước. Riêng đối với máy sục clo do bị hư đã lâu nên nhân viên trạm đổ thẳng clo vào bể chứa. Quá trình xử lý nước bị khuyết nhiều công đoạn, không tuân thủ quy trình xử lý theo thiết kế, xây dựng ban đầu.
Theo Ban Quản lý Dự án huyện Krông Nô, đơn vị chủ đầu tư, đã hoàn thành các thủ tục bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng là UBND xã Đức Xuyên và công trình được bảo hành 12 tháng theo quy định. Đơn vị cũng chỉ dẫn ban đầu cho Tổ quản lý nước. Việc tập huấn chưa thực hiện được là do chưa có lớp tập huấn (do cấp trên tổ chức) nên chưa gửi đi được.
Theo ngành chức năng tỉnh Đắk Nông, độc tính của arsen đối với con người là rất cao. Nếu ăn, uống phải lượng arsen từ 0,3 - 30mg sẽ xảy ra ngộ độc cấp tính trong vòng 30 - 60 phút, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, lâu dài. Khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm arsen để ăn, uống có khả năng nhiễm độc arsen mãn tính, gây hại đến nhiều cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, khả năng ung thư rất cao.
Theo Danviet
Chữa ung thư không chính thống, tử vong tăng 2 5 lần Khi mắc ung thư, không ít người tìm ngay đến những phương pháp chữa trị không chính thống như dùng cây này, con nọ, áp dụng chế độ ăn đặc biệt... Nhưng một nghiên cứu khoa học xác nhận điều này hoàn toàn không đúng. Nghiên cứu của Yale xác nhận Nghiên cứu do các nhà khoa học của đại học Yale danh...