Thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc… ngừa ung thư
Cà tím không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc… ngừa ung thư.
Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng.
Một cốc cà tím chứa khoảng 20 calories, 0,8g protein, 4,82g carbohydrate, 0,15g chất béo và 2,5g chất xơ. Một phần ăn tương đương có thể đáp ứng 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày, 5% kali, 3% vitamin C, 5% vitamin B-6, 1% sắt và 2% magiê.
Cà tím cũng có chứa anthocyanins – hợp chất thuộc flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thực ph ẩm thực vật và ngoài việc mang lại những lợi ích sức khỏe, nò còn có tác dụng phân biệt màu sắc của nhiều loại trái cây và rau quả. Anthocyanins là các sắc tố tan trong nước khiến cà tím có màu sắc đặc biệt như vậy.
Thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc… ngừa ung thư.
Lớp vỏ ngoài của cà tím giàu chất xơ, kali và magiê và chất chống ôxy hóa. Trong thực tế, phenolic có trong cà tím giúp cà tím được xếp hạng là 1 trong số 10 loại rau hàng đầu về khả năng hấp thụ ôxy gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc tăng tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như cà tím làm giảm nguy cơ béo phì và tỷ lệ tử vong nói chung, bệnh tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy một làn da và tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng và trọng lượng tổng thể thấp hơn.
Thanh nhiệt giải độc
Video đang HOT
Cà tím xào mã đề có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp.
Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được.
Cà tím giúp hạ huyết áp
Canh gà, cà tím có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp : Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.
Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn.
Ung thư
Polyphenol trong cà tím đã được tìm thấy có khả năng chống ung thư.
Polyphenol trong cà tím đã được tìm thấy có khả năng chống ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic có tác dụng tương tự như chất chống ôxy hóa và các hợp chất chống viêm.
Chúng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị hư hại do các gốc tự do và lần lượt ngăn chặn sự tăng trưởng của các khối u và cùng sự lây lan của tế bào ung thư. Chúng cũng kích thích các enzym giải độc trong các tế bào và làm chết tế bào bào ung thư.
Theo Khỏe & Đẹp
Quả vả chữa viêm loét dạ dày
Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu
Ảnh minh họa: Internet
Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa. Cây vả cũng hay được trồng ven bờ ao làm cây che mát. Mùa vả xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Quả, rễ, lá vả đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn.
Đông y cho rằng quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Rễ vả lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm và chỉ thống. Dưới đây xin giới thiệu cách trị bệnh từ quả vả:
- Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200 g, quả sung 200 g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500 g, thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10-20 ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần, vào trước khi ăn 2 bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 ly nhỏ chừng 20-30 ml.
- Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, vài ngày liền sẽ khỏi.
- Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.
- Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100 g, lá chó đẻ 50 g, búp tre 30 g. Rửa sạch, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ lại. Ngày làm 2 lần trong vài ngày.
- Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy 150 g quả vả sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5 g, ngày uống 3 lần.
- Chữa trĩ, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày. Hay chữa trĩ bằng cách lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.
- Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3-5 ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 g, ngày 3 lần.
Theo NLD
Quả vả chữa ngộ độc Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa....