Thần đồng lịch sử được cả nước kỳ vọng ra đi mãi mãi ở tuổi 18, bức thư cuối cùng khiến ai cũng xót xa
Từng được xem là niềm kỳ vọng của nhiều người, nhưng thần đồng lịch sử Lâm Gia Văn đã ra đi vĩnh viễn ở tuổi 18 khiến ai cũng xót thương.
Lâm Gia Văn (SN 1998) lớn lên trong gia đình gia giáo tại Tây An ( Thiểm Tây, Trung Quốc) khi có ông bà và bố mẹ đều là giáo viên. Anh Kế thừa những tinh hoa từ thế hệ đi trước, sớm trở nên nổi bật so với bạn bè đồng trang lứa.
Khi mới học tiểu học, Lâm Gia Văn đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử. Cậu đọc nhiều sách và không ngừng đặt ra những câu hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân. Tài năng của Gia Văn được gia đình phát hiện và bồi dưỡng từ sớm.
Lên cấp phổ thông, mức độ am hiểu về kiến thức lịch sử của Lâm Gia Văn vượt xa các học sinh khác, trở thành nhân vật nổi tiếng ở trường. 16 tuổi, anh trở thành tác giả của cuốn sách lịch sử “Khi Đạo giáo thống trị Trung Quốc”. Tác phẩm sau khi xuất bản nhanh chóng tạo ra tiếng vang trong lĩnh vực sử học.
Lâm Gia Văn được xem là thần đồng lịch sử được người dân Trung Quốc kỳ vọng
Thời điểm ra mắt sách trên, Lâm Gia Văn giấu danh tính bản thân vì không muốn trở thành tâm điểm truyền thông. Ước muốn của anh là làm người bình thường, được học tập nghiên cứu và thoả sức viết sách.
Không lâu sau, anh tiếp tục xuất bản cuốn sách thứ hai mang tên “Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới”, một lần nữa tạo ra cơn chấn động trong giới văn học Trung Quốc. Tuy nhiên khác với lần trước, vì lợi ích của nhà trường và gia đình, Lâm Gia Văn đã công bố danh tính với công chúng.
Tưởng rằng việc công khai danh tính sẽ mang lại hào quang, sự thành công cho chàng trai trẻ nhưng không ngờ đó lại là khởi nguồn của bi kịch. Lâm Gia Văn hứng chịu cái nhìn nghi ngờ của những người xung quanh. Ít ai tin rằng ở tuổi đời rất trẻ, anh lại viết được những điều cao siêu như vậy.
Anh trở thành nạn nhân của bạo lực mạng, bắt đầu tự hoài nghi về chính bản thân. Áp lực dư luận đã đẩy Lâm Gia Văn tới căn bệnh trầm cảm, bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.
Giai đoạn này, Lâm Gia Văn rơi vào trạng thái cô đơn, luôn cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng hoà đồng cùng bạn bè đồng trang lứa. Thay vì giao tiếp với mọi người, anh chỉ có thể tập trung vào nghiên cứu lịch sử và đọc sách.
Video đang HOT
Những áp lực từ bên ngoài đã khiến anh rơi vào trầm cảm nặng
Tối 24/12/2016, Lâm Gia Văn quyết định nhảy lầu, ra đi vĩnh viễn ở tuổi 18. Trước khi qua đời, anh có nhiều dấu hiệu mắc bệnh tâm lý, biểu hiện rõ nhất là việc thường xuyên tháo kính và đi vào phòng ngủ, nhìn quanh những tấm bằng khen thưởng nhưng không cảm thấy vui như trước.
Sau khi Lâm Gia Văn yên nghỉ, gia đình tìm được bức thư tuyệt mệnh. Trong đó anh viết: “Con mong muốn 2 quyển sách này không được tái bản. Đối với số sách còn lại, con muốn bố mẹ tiêu hủy hết”.
Tin tức “Thần đồng Lịch sử Trung Quốc” tự sát khiến dư luận bàng hoàng, thương tiếc. Bức thư cuối cùng anh viết cho thấy nỗi đau, sự uất ức cùng cực. Khi đọc thư, bố mẹ Lâm Gia Văn khóc cạn nước mắt khi biết trong những giây phút cuối đời, chàng trai vẫn hy vọng bố mẹ sẽ sống vui vẻ trong quãng đời còn lại.
Chàng thần đồng ra đi mãi mãi ở tuổi 18 khiến ai cũng xót xa
Trong lá thư, Lâm Gia Văn không quên gửi lời đến bác sĩ từng điều trị bệnh tâm lý cho mình. Anh biết ơn vì trong giai đoạn khó khăn nhất, bác sĩ đã nỗ lực chăm sóc, đồng hành. Dù quá trình điều trị không đạt kết quả tốt nhưng anh mong bác sĩ không nghĩ ngợi về sự ra đi của mình.
Bên cạnh đó, Lâm Gia Văn cũng gửi lời cảm ơn thầy cô, bạn bè, những người đã tin tưởng anh. Điều khiến tất cả mọi người đau đáu là cuối thư, “thần đồng” nói vẫn yêu môn lịch sử.
Sự ra đi của Lâm Gia Văn được cho là nỗi mất mát lớn với ngành lịch sử Trung Quốc. Nhiều người nhận định nếu còn sống và tiếp tục cống hiến, anh chắc chắn làm được những điều lớn lao hơn, trở thành niềm tự hào của đất nước tỷ dân.
Lão nông đào đất đụng 7 'con rắn', chuyên gia 'lập tức phong tỏa hiện trường!'
Những 'con rắn vàng' mà lão nông tìm thấy từng suýt tuyệt chủng. Hiện nay, xác suất tìm thấy chúng trong tự nhiên là rất ít.
Lão nông đào được 7 "con rắn vàng"
Hàng ngày, lão Vương ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đều lên núi đào măng. Lão nông này rất chăm chỉ làm việc bởi ông ta biết thu nhập chính của gia đình đều phụ thuộc vào số măng mà mình kiếm được. Thế nhưng, lần này, khi ông ta đang cuốc đất đột nhiên có sự lạ xảy ra.
Lão nông đào đất vô tình tìm thấy 7 thân cây rất giống với những "con rắn vàng". (Ảnh: Sohu)
Đó là lão Vương phát hiện dưới đất có thứ gì đó màu vàng, nó lập tức thu hút sự chú ý của ông. Lão nông liền đào sâu hơn, vật thể lạ đó càng lúc càng lộ rõ, nó có tới 7 cái thân dài. Thoạt nhìn, thứ đó có vẻ ngoài khá giống những con rắn màu vàng khiến lão Vương giật nảy người. Sau khi nhìn kĩ lại, ông ta không thấy chúng động đậy gì mới bạo gan đào tiếp. Thời gian trôi qua một lúc, lão Vương mới lôi được thứ đó ra khỏi mặt đất. Chúng chính xác là 7 thân cây màu vàng và có kích thước khác nhau.
Lão Vương cảm thấy rất những thân cây này rất lạ, ông ta chưa từng thấy chúng bao giờ, cũng không hiểu sao chúng lại mọc ở dưới đất. Lão nông này quyết định mang chúng về nhà. Ông ta còn gọi mấy người hàng xóm tới cùng xem xét. Người kéo tới càng lúc càng đông, ai cũng tò mò về mấy "con rắn vàng".
Vừa thấy những "con rắn vàng" lão nông tìm thấy chuyên gia lập tức yêu cầu phong tỏa hiện trường. (Ảnh: Sohu)
Mọi người đều đưa ra ý kiến của mình nhưng không người nào có kết quả chính xác. Họ đã khuyên lão nông đem những thứ này lên thành phố để tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Nào ngờ, một vị giáo sư về thực vật học vừa nhìn thấy những "con rắn vàng" của lão Vương đã lập tức báo cho chính quyền địa phương phong tỏa nơi tìm thấy chúng. Hóa ra những "con rắn vàng" mà lão nông đào được chính là một loại Nhục thung dung. Đây là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, thậm chí các chuyên gia còn đánh giá chúng khó kiếm hơn cả vàng vì khả năng tìm thấy nhục thung dung là rất ít. Vị chuyên gia cho biết, lão Vương phải là người may mắn lắm mới có thể đào được những cây nhục thung dung này.
Vậy loại nhục thung dung mà lão nông tìm thấy có gì đặc biệt?
Lão nông may mắn
Loại nhục thung dung mà lão Vương tìm thấy có tên khoa học là Cistanche Deserticola, họ Lệ dương (Orobanchaceae). Trong " Thần nông bản thảo", nhục thung dung được xếp vào hàng thượng phẩm.
Nhục thung dung lão nông tìm thấy là loại thảo dược vô cùng quý hiếm. (Ảnh: Sohu)
Nhục thung dung không phải là một loài thực vật thông thường mà là loài ký sinh, chúng phải sống nhờ vào các cây khác. Khi đến mùa xuân, mầm cây nhục thung dung đâm xuyên mặt đất, mọc nhô lên trên, nhìn hơi giống một cái chày với đầu nhọn. Vì thế, ở nhiều vùng nông thôn, người ta còn gọi nó là cây chùy. Phần bên ngoài của của cây nhục thung dung phủ kín một lớp lá màu vàng, khi nhìn dưới ánh nắng mặt trời nó dường như phát sáng lấp lánh. Lớp lá này có tác dụng giúp cho cây không bị mất nước và có thể chịu đựng được điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Cây nhục thung dung thường cao khoảng 15-30 cm, có khi còn cao tới hàng mét. Cây ra hoa dày đặc vào tháng 5,6, học mọc ra từ phần ngọn, có màu vàng nhạt, hình chuông và xẻ 5 cánh. Sau khi nở, cánh hoa lại chuyển màu xanh hoặc tím nhạt. Tới tháng 6,7 thì cây kết quả màu xám, nhỏ li ti. Nhục thung dung thường được tìm thấy ở Mông Cổ, Thiểm Tây, Cam Túc và Tân Cương.
Nhục thung dung là loại thực vật ký sinh vào cây khác, chúng có vẻ ngoài rất đặc biệt. (Ảnh: Sohu)
Trong y học cổ truyền, nhục thung dung cần thu hoạch vào hai mùa xuân và thu, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5. Nếu quá 2 thời điểm này thì chất lượng của nó sẽ kém đi nhiều. Mùa xuân hái về để nhục thung dung trên đất cát phơi khô được gọi là Điềm Đại Vân. Mùa thu hái về cho chúng vào thùng muối, qua một năm lấy ra phơi khô được gọi là Diêm Đại Vân. Nếu cho nhục thung dung vào rượu trộn đều, đậy kín, sau đó chưng cách thủy cho ngấm hết rượu rồi lấy ra phơi khô sẽ được gọi là Tửu Thung Dung. Những bộ phận được dùng làm dược liệu chỉ có thân và rễ.
Cuốn " Trường Bạch sơn dược dụng thực vật điều tra" có chép, nhục thung dung có tác dụng dưỡng âm, dưỡng dương, cầm máu, trị viêm bàng quang, chảy máu thận. Còn theo cuốn " Cát Lâm trung thảo dược" dùng để trị thận hư, liệt dương, lưng, đầu gối đau, viêm bàng quang, táo bón.
Nhục thung dung có thể chữa được nhiều loại bệnh, chúng là loại thảo dược được xếp vào hàng thượng phẩm. (Ảnh: Sohu)
Trong y học hiện đại, thành phần hóa học của nhục thung dung rất phong phú với các chất như: Boschnaloside, orobanin, 8- epilogahic acid, betaine,... Cây còn chứa nhiều loại acid hữu cơ và trên 10 acid amin. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhục thung dung là loại thuốc có tác dùng kiềm chế quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra nó còn có tác dụng như một loại hormone sinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục sự suy giảm chức năng của tuyến này.
Vị chuyên gia thực vật học thông tin thêm với lão Vương rằng trước đây nhục thung dung là loại cây mọc hoang. Sau khi tác dụng của chúng được biết đến, những cây nhục thung dung bắt đầu bị đào bới để bán lấy tiền nhiều tới mức suýt bị tuyệt chủng. Chính vì vậy, những cây hoang dã là rất hiếm. Chuyên gia cũng cho biết, những cây nhục thung dung mà lão nông tìm thấy có thể bán được giá tiền tỷ với độ quý giá như vậy.
Chàng trai quỳ gối cầu hôn bạn gái giữa đường, không ngờ nhận kết đắng Muốn bạn gái bất ngờ, một chàng trai đã nghĩ ra cách cầu hôn lãng mạn trước sự chứng kiến của nhiều người qua lại trên đường. Theo 163, sáng ngày 15/2, một thanh niên ở Thiểm Tây (Trung Quốc) có màn cầu hôn lãng mạn dành cho bạn gái. Ngay trên con phố đông đúc, người này chuẩn bị hoa, đèn lồng,...