Thần đồng 17 tuổi học Thạc sĩ nhưng mẹ phải bưng bô vệ sinh, đút cơm tận giường giờ ra sao?
Phương pháp giáo dục phản khoa học đã khiến cậu thần đồng này trở thành cú sốc truyền thông và bài học dạy dỗ con của nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc.
Thần đồng 17 tuổi đã học thạc sĩ nhưng phải có người bưng bô đi vệ sinh, chuẩn bị đánh răng tận giường
Ngụy Vĩnh Khang (37 tuổi, sinh ra ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) từng được truyền thông nước này gọi là thần đồng nhưng cũng đi kèm với phương pháp giáo dục phản khoa học của người mẹ.
Cậu được mệnh danh thần đồng khi mới 2 tuổi đã học thuộc 1000 ký tự tiếng Trung, 4 tuổi học xong Tiểu học và 8 tuổi thi đỗ trường trung học trọng điểm của tỉnh, 13 tuổi được nhận vào khoa Vật lý của ĐH Tương Đàm và sau đó đỗ vào Trung tâm Nghiên cứu Vật lý cao cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Thần đồng Vĩnh Khang.
Để cho con đạt được thành tích đó, mẹ Vĩnh Khang là bà Tăng Học Mai đã dành hết thời gian của mình để cho cậu con trai chuyên tâm học hành. Bà nghỉ làm, thuê riêng căn nhà để ở và chăm sóc con trai từ bón cơm, tắm giặt cho đến rót nước. Mỗi buổi sáng, bà chuẩn bị sẵn kem đánh răng vào bàn chải, bê nước rửa mặt đến tận giường. Thậm chí, khi con mắc tiểu, bà Mai còn mang bô tới.
Cậu học trò không được mẹ cho giao lưu với bất kỳ ai khi bạn bè đến rủ đều bị mẹ từ chối khéo. Cứ thế cậu thu mình trong 4 bức tường chi chít các công thứ Toán học. Bà cho rằng cậu thông minh như vậy ắt sẽ học hỏi nhanh ngoài đời, nhưng thực tế, Vĩnh Khang đã hình thành một thói quen dựa dẫm không thể thay đổi.
Những bức tường chi chít công thức Toán học đã đưa Vĩnh Khang trở thành thần đồng.
Video đang HOT
Mọi chuyện chỉ trở nên rắc rối khi cậu con trai đỗ vào Viện Hàn Lâm và nhà trường yêu cầu Vĩnh Khang phải sống và học tập một mình. Không có mẹ bên cạnh, cuộc sống của cậu thần đồng 17 tuổi trở nên bừa bộn và thiếu quy tắc.
Vào mùa đông nhiệt độ ngoài trời xuống âm độ nhưng cậu không biết mặc áo ấm, chỉ đi đôi dép lê cùng áo khoác mỏng tới Thiên An Môn. Vĩnh Khang không có khả năng thực hiện những việc vệ sinh cá nhân cơ bản. Thậm chí, cậu còn phải nhận điểm 0 vì quên nộp luận án tốt nghiệp do không ai nhắc nhở. Cuối cùng, trường đã cho Vĩnh Khang thôi học vì không thể thích nghi với cuộc sống học tập nơi đây.
Hành trình đi tìm niềm vui cuộc sống của thần đồng
Sau khi rời khỏi Viện Hàn lâm, Vĩnh Khang không dám trở về quê nhà mà đi lang bạt khắp nơi với vỏn vẹn 500 NDT (~1,7 triệu VNĐ). Hơn 1 tháng trời đi khắp nơi trước khi hết tiền đã dạy cho anh chàng một chút về bài học tự lập.
Về mặt người mẹ, cuối cùng bà đã nhận ra lỗi sai trong phương pháp giáo dục của mình. Bà tìm cách dạy lại con trai, hướng dẫn Vĩnh Khang làm việc nhà, mời bạn bè đến chơi và giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Sau cùng, cậu thần đồng cũng đã phải tự mình đi tìm cuộc sống giống người bình thường.
Hai năm sau, công ty nghiên cứu khoa học ở Thượng Hải mở chi nhánh tại Hồ Nam và mời Vĩnh Khang làm nghiên cứu viên. Anh chàng tìm được tình yêu đời mình ở đây và sau đó đã kết hôn, sinh con đầu lòng vào vài năm sau đó.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, Vĩnh Khang cho biết không mong mọi người nhìn nhận mình là thần đồng mà chỉ đơn giản là người cha và người chồng trong một gia đình bình thường.
Năm 2009, anh được nhận làm nghiên cứu sinh ngành Vật lý tại ĐH Công nghệ Bắc Kinh. Từ năm 2010 đến nay, anh chuyển sang phát triển phần mềm.
"Hội bỉm sữa" đau đầu chuyện giao con cho ông bà nuôi, bỗng ầm ầm tán thưởng vì được ông bố trẻ nói hộ quan điểm
Đứng trước câu hỏi "Có nên giao hết quyền nuôi con cho ông bà", anh Hiếu (sống tại Hà Nội) cho rằng ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" chứ không phải phần "trí".
Anh Hiếu cho biết, chắc hẳn khi nói ra điều này, rất nhiều ông bà sẽ noi rằng "Bố, mẹ nuôi con lớn như thế này, sao lại không nuôi nổi cháu?". Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi, nghiên cứu của mình, bố Ken đưa ra 4 lý do không nên giao hết quyên nuôi con cho ông bà như sau:
Thứ nhất, cuộc sống thay đổi một cách chóng mặt, quan điểm của thế hệ 8x khác xa 9x, thế hệ chúng ta đã khác với ông bà thì con cái của chúng ta càng khác. Đâu đó vẫn có các ông bà vô cùng tiên tiến, nhưng đại đa số rất cổ hủ. Sao có thể sử dụng tư duy cũ để truyền tải thông điệp cho thế hệ trẻ?
Bé Ken luôn được sống trong sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo của bố và mẹ (Ảnh: NVCC)
Thứ hai, hãy nhớ tình yêu thương ông bà dành cho cháu là một tình yêu tuyệt đối và dễ dẫn đến sự tiêu cực, chiều thái quá. Điều đó tạo nên một vỏ bọc vô cùng chắc chắn, để rồi con cái đi ra sẽ nhút nhát, 2,3 tuổi thậm chí 4 tuổi vẫn bắt bế bình thường.
Thứ ba, khi bố mẹ nghiêm khắc với con, ông bà lại nuông chiều sẽ có câu chuyện rằng: "Bà cháu nói xấu về bố mẹ". Đây là chuyện có thật mà bố Ken đã nghe thấy, các con bảo bố mẹ khó tính, bố mẹ không yêu con.... Nếu như ông bà có thể dạy con về lòng biết ơn thì rất tốt, còn ùa vào con thì hậu quả khôn lường.
Cuối cùng, cũng do ông bà ngày xưa không có điều kiện. Nên hay có tư duy nhìn thấy cái lợi trước mắt. Tiết kiệm là đúng, nhưng nhiều khi tiết kiệm quá cũng ảnh hưởng đến cuộc sống giới trẻ.
Anh Hiéu luôn đồng hành và dạy dỗ con trong mọi khoảnh khắc cuộc sống (Ảnh: NVCC)
"Mình tin gần như 100% các chị em sống chung, đều bất đồng vời bà trong việc này. Với tư duy này rất khó kiến tạo một em bé mạnh bạo, hào phóng, sống cho đi được.
Mình nhớ đến cậu em ngày xưa ở trọ cùng, cũng nhiều bạn bè mình chứng kiến cậu ấy. Đến khi học đại học bà vẫn gọi điện 2-3 lần mỗi ngày, cậu cố tình không nghe máy, bà lại gọi cho mình, nhiều lần thấy bà bị cậu cáu mà buồn. Thực sự cậu là một công tử hiền lành, tốt bụng nhưng khả năng tự lập quá kém.
Ngoài ra, mình còn gặp trường hợp anh hàng xóm đưa con đi học. Gần như các buổi sáng Ken tự đi bộ với mẹ 700m đến trường và ăn sáng cùng các bạn. Chiều bố đón về đi bộ từ bãi xe. Trong khi bé hàng xóm đã 4 tuổi, mẹ phải ôm khư khư, bố phải quạt cho con mát.
Mình tưởng bé mệt, bố mẹ phải đưa đi đâu. Nhưng hỏi ra mới biết, bố mẹ đưa bé đi học, nhưng con không chịu. Lúc nào cũng đòi bế, bình thường bé ở cùng bà trong khi bố mẹ đi làm cả ngày mới về", anh Hiếu tâm sự.
Ống bố trẻ cho rằng, ông bà có thể hỗ trợ phần "thân", chứ không phải phần "trí" (Ảnh: NVCC)
Theo đó, bố Ken cũng bày tỏ quan điểm rằng, nên có thêm tình yêu thương của ông bà, chứ không hoàn toàn giao con cái cho cho ông bà nuôi dạy. Ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" đó là việc tắm rửa, ...chứ không phải phần "trí".
"Ngày xưa khi có bầu, 2 vợ chồng mình đã xác định sẽ cùng nhau chăm con rồi. Ông bà hỗ trợ đó là điều mình cần biết ơn. Đã có lúc mình thấy ảnh hưởng rõ rệt, nên phải nói khéo bà cứ về quê chăm ông, ông ở nhà mình buồn, thi thoảng con chở Ken về. 2 vợ chồng con lo được thì bà mới chịu về quê.
Ông bà có thể trao cho cháu tình yêu thương, nhưng mọi thứ sẽ trong giới hạn. Ví dụ việc ôm ấp,...và khi ông bà đồng ý với những giới hạn và nguyên tắc, gắn với mục tiêu nuôi dạy con của mình thì sẽ đồng ý. Còn nếu chỉ mục tiêu cho con ăn no như ngày xưa thì không", bố Ken nhấn mạnh.
Con cái là ưu tiên không phải là lựa chon, do đó anh Hiếu cũng bày tỏ rằng, sinh con ra thì dễ nhưng để giáo dục con thế nào mới là khó. Ba mẹ sẽ nhận, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ về vật chất và tình yêu của ông bà cho cháu. Nhưng về giáo dục thì bố mẹ luôn phải theo sát và định hướng cho con, có như vậy con sẽ lớn lên với một tương lai khác.
Lấy chồng, làm người mẫu, đổi đời hoàn toàn sau khi phẫu thuật thẩm mỹ Trở thành cái tên hot nhất mạng xã hội, lên xe hoa với chồng làm bác sĩ điển trai, đi học thạc sĩ tại Anh... là những cô gái thay đổi cuộc sống hoàn toàn nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Đầu năm 2017, câu chuyện từ cô gái mắt lươn đến hot girl trường Y của Lương Thị Hà (sinh năm 1995, Nghệ...