“Thần chết” MQ-9 Reaper hay siêu tiêm kích đã năng?
Gần đây, trên cổng thông tin của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ đã xuất hiện chùm ảnh máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trang bị bom và các loại tên lửa, biểu thị khả năng tấn công đa dạng không kém gì máy bay chiến đấu có người lái.
MQ-9 Reaper là máy bay trinh sát-tấn công không người lái do General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) nghiên cứu, chế tạo. Nó có chiều dài 11m, sải cảnh 20m, chiều cao 3,6m, trọng lượng không tải 2,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,7 tấn, tải trọng hữu ích 1,4 tấn. MQ-9 Reaper có thể bay theo đường bay được lập trình sẵn, nhưng vẫn có thể điều khiển xa với 2 nhân viên trực trung tâm điều khiển, 1 người là kỹ thuật viên hệ thống, 1 người chịu trách nhiệm điều khiển các thiết bị cảm biến.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper
MQ-9 Reaper có thể mang theo hơn 1,1 tấn vũ khí và gần 600kg thiết bị. Thiết kế cơ bản của nó có 7 giá treo vũ khí, nhưng giá treo giữa bụng hầu như không bao giờ sử dụng, còn lại nó thường bố trí 2 kiểu giá treo là 4 giá và 6 giá, chia đều 2 bên cánh, các giá treo lại phân làm các loại 4, 2 và 1 điểm treo vũ khí.
MQ-9 Reaper lắp đặt 4 giá treo vũ khí, trong đó có 2 giá treo vũ khí tổng hợp
Các loại vũ khí mà MQ-9 có thể mang theo bao gồm bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II, tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, bom JDAM (Joint Direct Attack Munition) GBU-38 và tên lửa không đối không phiên bản dành riêng cho máy bay không người lái AIM-92 Stinger. Tùy từng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể mà MQ-9 Reaper sẽ mang theo một trong số các vũ khí đó.
Video đang HOT
Lắp đặt bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II
Nó sử dụng động cơ phản lực cánh quạt Honeywell TP331-10, công suất 900Hp (671kW), lượng nhiên liệu mang tối đa 1,8 tấn, đảm bảo cho nó có phạm vi hành trình lên tới 5.926 km, thời gian bay tối đa 28 giờ (đầy tải là 14 giờ), vận tốc tối đa 480 km/h, tốc độ tuần tra 276-313 km. MQ-9 Reaper có trần bay 15 km, trần bay hoạt động hữu ích là 7,5 km. Nó được trang bị 1 radar AN/APY-8 Lynx II và hệ thống ngắm chuẩn đa quang phổ MTS-B.
Trung tâm điều khiển bay của MQ-9 Reaper
Các bức ảnh trên là của trung đội bảo trì 849 hàng không Hoa Kỳ đóng tại căn cứ không quân Holloman trong khi đang lắp đặt vũ khí cho siêu máy bay không người lái này. Trong ảnh, UAV trinh sát – tấn công không người lái MQ-9 Reaper lắp 4 giá treo vũ khí, trong đó có 2 giá treo vũ khí tổng hợp, mỗi giá treo được 2 loại vũ khí, tổng số bom, đạn mang theo là 6 quả.
MQ-9 Reaper trang bị 6 giá treo vũ khí
Để nâng cao khả năng tác chiến trên không cho MQ-9 Reaper, Tập đoàn GA-ASI đang phát triển một loại radar tối tân cho riêng MQ-9 dựa trên radar mạng pha điện tử chủ động (AESA), thường được sử dụng trên các máy bay chiến đấu có người lái hàng đầu thế giới, giúp nó tránh những va chạm đường không, tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.
MQ-9 Reaper lắp đặt 4 giá treo vũ khí bên trong, 2 giá bên ngoài bỏ trống
Tên lửa không đối không AIM-92 Stinger và radar AESA khiến “Tử thần” có thể đảm trách thêm nhiệm vụ tiêu diệt các UAV trinh sát của địch. Việc MQ-9 Reaper có thể mang theo tên lửa không đối không AIM-92 đã chứng tỏ, khả năng tác chiến của nó không giới hạn trong việc lập trình sẵn các mục tiêu cố định trên mặt đất, mà nó còn có khả năng không chiến như các máy bay có người lái, trước mắt là sẽ thông qua điều khiển xa.
Theo ANTD
"Kẻ địch" đáng sợ nhất của không quân các nước
India Express của Ấn Độ ngày 20-10 cho biết, thời gian qua không quân nước này liên tục bị báo động bởi các vật thể bay lạ xâm nhập vào không phận, khiến cho không quân nước này phải tung máy bay chiến đấu ngăn chặn, nhưng khi bay lên, các máy bay này không phát hiện được bất cứ mục tiêu nào.
Bài báo cho biết, cách đây vài tuần, máy bay của không quân Ấn Độ trong khi bay tuần tra ở khu vực Gujarat đã phát hiện "một vật thể bay lạ không người lái", chuẩn bị xâm nhập không phận Ấn Độ và họ đã bay đến khu vực đó để ngăn chặn.
Điều đáng sợ hơn là, chiếc máy bay không người lái của "quân địch" này dường như biết được ý đồ của họ, mỗi khi máy bay chiến đấu mở radar quét tìm tín hiệu của "máy bay địch", thì tín hiệu radar của nó lại biến mất đầy bí ẩn, nhưng khi máy bay chiến đấu rời khỏi khu vực đó thì tín hiệu lại xuất hiện.
Trò chơi "mèo vờn chuột" này kéo dài vài tuần làm không quân nước này rất căng thẳng. Cuối cùng, qua liên hệ với các tổ chức nông nghiệp địa phương, không quân Ấn Độ mới ngã ngửa người ra vì đó thực chất chỉ là những đàn chim di cư.
Không quân nước này đã cho biết trong báo cáo đệ trình lên bộ quốc phòng, các đàn chim này giống hệt đặc trưng của máy bay không người lái, đây lại là mùa thiên di của các loài chim nên nó xuất hiện liên tục nên không quân Ấn Độ đã nhận định sai, làm cho họ đã phải chuẩn bị lên phương án đối phó nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại.
Không quân Ấn Độ đã phải điều động máy bay chiến đấu vì các đàn chim di cư (Ảnh minh họa)
Đây không phải là lần đầu tiên không quân nước này phát hiện các vật thể bay lạ. Từ tháng 11 năm ngoái đến nay, họ đã phát hiện hàng trăm vụ như vậy nhưng chỉ có điều là họ không phát hiện được gì từ những vụ việc đó. Có khả năng những chúng có liên quan đến hiện tượng chim di cư như trong vụ này, bởi xuất hiện có những đặc điểm giống nhau.
Quân đội Ấn Độ đã sử dụng hệ thống radar mặt đất cơ động và thiết bị phân tích quang phổ để thăm dò tính chất của các "UFO" này, nhưng họ chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường chứ không phát hiện được nó trên màn hình radar, có khả năng nó được làm bằng nguyên liệu phi kim. Điều này đã làm các quan chức Ấn Độ lo lắng, họ sợ rằng đây là một loại thiết bị trinh sát hoặc UAV mới của Trung Quốc.
Không chỉ có Ấn Độ, liên tiếp trong 2 tuần cuối tháng 9 vừa qua, không quân Israel cũng đã phải 3 lần xuất kích để đánh chặn "vật thể bay lạ" là các... đàn chim xâm nhập không phận nước mình. Những con chim di chuyển chậm, phát ra tín hiệu yếu đã khiến radar nhầm chim với mục tiêu không người lái cỡ nhỏ. Chúng đã bất ngờ kích hoạt hệ thống báo động phát hiện kẻ xâm nhập trên không của Israel làm các chiến đấu cơ phải bay lên ứng phó khẩn cấp.
Chiếc Su-30 Trung Quốc bốc cháy vì chim chui vào động cơ
Không những thế, chim còn lại tác nhân gây ra những tai nạn đối với cả máy bay quân dụng và dân dụng. Điển hình là vào ngày 20-04-2013, một chiếc Su-30 của hạm đội Đông Hải - Trung Quốc cũng bị hư hại nặng khi đang cất cánh vì chim chui vào động cơ làm máy bay bốc cháy ngùn ngụt hoặc ngày 26-06-2013, 1 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ bất ngờ gặp nạn và rơi xuống khu vực phía tây căn cứ Không quân Luke, thành phố Glendale, bang Arizona, vì va chạm với 1 đàn chim dẫn đến hỏng động cơ.
Theo các thống kê năm 2011 tại Mỹ có tới 9840 báo cáo sự cố máy bay vì chim, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra vì nguyên nhân này làm 24 người chết, 235 người bị thương tính từ năm 1988 đến nay. Hồi tháng 1-2009, chiếc máy bay Flight 1549 của US Airways bị mất cả hai động cơ sau khi va chạm với chim ngay khi vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia. Vì thế nhiều người đã nói vui, hiện nay hiểm họa lớn nhất đối với không quân các nước chính là... chim.
Theo ANTD
Nga "vùi dập" hệ thống phòng không mới của Trung Quốc Vừa qua, tạp chí "Tri thức binh khí" đã có bài đánh giá về hệ thống tên lửa phòng không mới LS-2, sử dụng tên lửa DK-10 của Trung Quốc và đưa ra nhận định, nó còn xa mới so được với hệ thống tên lửa phòng không Aster -30 của châu Âu và không thể thay thế được hệ thống tên lửa...