Thận bị nhiễm độc vì lạm dụng thuốc
Bệnh thường xảy ra ở những người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới và gặp chủ yếu ở những người trên 50 tuổi do bệnh thường xảy ra sau một thời gian dài lạm dụng thuốc.
Thuốc chông viêm, giảm đau và tác dụng phụ
Các loại thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá hủy các cấu trục giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận
Nhiễm độc thận do thuốc xảy ra rất phổ biến trên lâm sàng, đây là nguyên nhân của gần 20% các trường hợp suy thận cấp phải nhập viện theo một nghiên cứu gần đây. Rất nhiều loại thuốc khác nhau được biết có thể gây độc cho thận, thường gặp nhất là các loại kháng sinh, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và đặc biệt là các nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau.
Các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau là một trong những nhóm thuốc được tiêu thụ với số lượng lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả những loại kê đơn và những loại không cần đơn và thuộc 3 nhóm chính: asprin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (như indomethacin, meloxicam, diclofenac…); nhóm ức chế chọn lọc men cyclooxygenase-2 (COX-2) như celecxib, rofecoxib, nimesulid…: paracetamol và các thuốc giảm đau không gây nghiện khác.
Thận là cơ quan thải độc số 1 của cơ thể
Nhiễm độc thận do các thuốc này có thể xảy ra cấp tính ngay sau khi dùng thuốc hoặc mạn tính sau một quá trình dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc. Đa số các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau, đặc biệt là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, đều có liên quan với một dải rộng các tác dụng phụ trên thận như gây suy thận cấp, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, tăng kali máu, viêm thận kẽ hoặc bệnh thận mạn tính.
Video đang HOT
Suy thận cấp
Có liên quan rõ rệt nhất với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen, aspirin… và thường có khả năng hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc. Mặc dù loại tai biến này có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh nhưng nó thường gặp hơn ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người bị thiếu dịch, bị mắc các bệnh tim, bệnh thận, hoặc khi điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu và các thuốc có nguy cơ gây độc cho thận như cyclosporine, gentamycin…
Về cơ chế, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và thuốc ức chế chọn lọc men COX-2 đều ức chế quá trình sản xuất prostaglandin ở thận, dẫn đến co mạch máu ở thận và giảm lượng máu đến thận, hậu quả gây suy giảm chức năng thận (suy trước thận). Suy thận cấp do paracetamol hiếm gặp hơn so với các thuốc chống viêm giảm đau khác do nó ít có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin, hầu hết xảy ra trong các trường hợp ngộ độc paracetamol dẫn đến hoại tử ống thận cấp và thường có khả năng hồi phục hoàn toàn. Theo một nghiên cứu gần đây, suy thận cấp gặp ở khoảng 2% các trường hợp ngộ độc paracetamol và 10% các trường hợp ngộ độc nặng do thuốc này.
Nếu bệnh nhân vẫn có chỉ định sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, cần lựa chọn các loại thuốc ít có độc tính trên thận như tramadol
Bệnh thận mạn tính do thuốc chống viêm giảm đau
Được mô tả điển hình là tình trạng viêm thận kẽ tiến triển chậm, gây biến đổi hình dạng và teo nhỏ thận, đi liền với hoại tử và vôi hóa nhú thận. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sử dụng hằng ngày trong nhiều năm các loại thuốc hạ sốt giảm đau như phenacetin, peracetamol, aspirin và ibuprofen, đặc biệt trong sự phối hợp với caffeine, codein hoặc dùng phối hợp các thuốc giảm đau với nhau.
Bệnh thường xảy ra ở những người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới và gặp chủ yếu ở những người trên 50 tuổi do bệnh thường xảy ra sau một thời gian dài lạm dụng thuốc. Triệu chứng sớm của bệnh thận do thuốc giảm đau là đi tiểu nhiều, có bạch cầu trong nước tiểu không do nhiễm khuẩn và đái máu vi thể. Bệnh thường có những đợt cấp nặng xen kẽ với những giai đoạn tiến triển âm thầm, gây giảm dần chức năng thận và biểu hiện giai đoạn cuối là tình trạng suy thận nặng.
Khi bệnh được phát hiện, cần ngừng ngay việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khi có thể. Nếu bệnh nhân vẫn có chỉ định sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, cần lựa chọn các loại thuốc ít có độc tính trên thận như tramadol. Trong một số trường hợp, tổn thương thận vẫn tiếp tục tiến triển ngay cả khi tác nhân gây bệnh đã được loại bỏ, khi đó cần cân nhắc các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Xử lý ra sao khi bị đau khớp?
Nhiều người sai lầm khi thấy đau khớp là xoa bóp. Điều đó chẳng những không làm giảm cơn đau mà còn làm cho các khớp... đau thêm.
Xoa bóp làm hỏng khớp
ThS. Võ Tường Kha, Trưởng khoa Đông y, Viện Khoa học Thể dục thể thao, cho biết: xoa bóp có thể có ích trong một số trường hợp, với tác dụng làm giảm cơn co cứng. Tuy nhiên, không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau...).
Khi đau, có thể dùng châm cứu để giảm đau, bởi theo y học cổ truyền, các biểu hiện bệnh lý tại khớp xương như sưng, đau, mỏi, nặng, phù, biến dạng khớp... được gọi là chứng Tý. Tý có nghĩa là sự bế tắc, không thông, tắc nghẽn khí huyết sinh ra chứng sưng, đau nhức.
Do đó, khi dùng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp bệnh và xung quanh, sẽ làm kinh mạch khơi thông, khí huyết được điều hoà thì cơn đau sẽ giảm. Ngoài ra, những người bệnh bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Chườm nóng giúp giảm đau
Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt): tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân...), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại.
Chườm nước nóng sẽ giúp giảm đau (ảnh minh họa)
Đối với tắm nóng, nên tắm ở nhiệt độ nước 30 - 40 độ C, thời gian tắm 15 - 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng lên chỗ đau ở một hoặc hai khớp, thời gian đắp tối đa 20 phút. Nếu dùng đèn hồng ngoại, nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút...
ThS Đỗ Sĩ Hùng, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, TT Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E Hà Nội, nhấn mạnh rằng nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể đẩy lui cơn bệnh. Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặc bất động khớp là cách điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ cũng tạo ra các nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.
Một cách giảm đau khác là lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Hoặc ngâm chân ngày một lần vào nước muối ấm 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên, nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp này mà không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.
(Theo Đất Việt)
Nhức đầu: Đừng vội dùng thuốc! Thông thường, muốn bán thuốc thì cần quảng cáo nhưng cũng có thuốc dù không rao nhiều mà vẫn có người tìm mua. Đó là thuốc nhức đầu, vì không ai trên trái đất này chưa hề vướng cảnh một lần "búa bổ" lên đầu. Theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, đang có ít nhất 180 loại nhức đầu. Tất nhiên nên...