Tham vọng xây dựng sân bay lớn nhất thế giới của Dubai
Siêu sân bay của Dubai dự kiến đón 160 triệu khách và vận chuyển 12 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Cổng ngoài sân bay Al Maktoum International. Ảnh: Dubai Airports
Vào tháng 10/2013, một chiếc Wizz Air A320 khởi hành từ Budapest đã gây chú ý khi trở thành chuyến bay thương mại đầu tiên hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Al Maktoum, hay còn được gọi là Trung tâm Thế giới Dubai (DWC).
Sân bay hoàn toàn mới này nằm cách trung tâm thành phố Dubai khoảng 32km về phía Tây Nam, được kỳ vọng trở thành sân bay lớn nhất và đông nhất thế giới trong một tương lai không xa, khẳng định vai trò của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) như một điểm đến chính của nền kinh tế toàn cầu.
Cơ quan Sân bay Dubai hứa hẹn một khi Al Maktoum International hoàn thành, sân bay này sẽ có thể tiếp đón hơn 160 triệu hành khách cũng như 12 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Con số này nhiều hơn gần 63 triệu khách du lịch so với sân bay bận rộn nhất thế giới hiện tại là Hartsfield-Jackson Atlanta International (Mỹ).
Video đang HOT
Một thập kỷ sau chuyến bay chở khách đầu tiên và tròn 13 năm kể từ khi lần đầu tiên mở cửa cho hoạt động chở hàng, sân bay mới nhất của Dubai vẫn còn rất nhiều công việc đang chờ được hoàn thiện.
Mặc dù DWC đã trở thành một trung tâm bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay then chốt của ngành, song dịch vụ chở khách chỉ giới hạn ở một số hãng hàng không giá rẻ, chủ yếu khai thác các chuyến bay đến Đông Âu, Nga và Trung Á.
Sau 10 năm công bố kế hoạch, Dubai vẫn đang trên đà xây dựng sân bay lớn nhất và bận rộn nhất thế giới. Ảnh: Dubai Airports
Tại Triển lãm Hàng không tổ chức tại Dubai gần đây, ông Paul Griffiths, Giám đốc điều hành của Sân bay Dubai, nói với CNN: “Chúng tôi ưu tiên mở rộng và đầu tư tại đây để đáp ứng các yêu cầu và kế hoạch của khách hàng. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi hết mức công suất”.
Tại triển lãm, một mô hình 3D của siêu sân bay mới đã được trưng bày song giới quan sát nhận định mô hình 3 nhà ga và 6 đường băng song song là thiết kế cách đây nhiều năm. Ông Griffiths cho biết kế hoạch mở rộng DWC theo khung thời gian có thể kéo dài đến những năm 2050.
“Chúng tôi không lên kế hoạch cho một sân bay có nhà ga. Chúng tôi sẽ thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh đối với sân bay, khiến chúng trở nên gần gũi hơn và loại bỏ mọi quy trình mà khách hàng đã phải tuân theo quá lâu”, Giám đốc Griffiths giải thích.
Sân bay này sẽ đóng vai trò cốt lõi trong một kế hoạch lớn hơn nhiều, được gọi là Nam Dubai, dự tính tạo ra một thành phố hoàn toàn mới trên một sa mạc trải dài 145 km2 ngay phía Nam thành phố.
Toàn bộ khu vực mới sẽ có 8 khu dân cư, mỗi khu được phân bổ cho một ngành hoặc hoạt động cụ thể, kết hợp xen kẽ các tòa nhà chung cư và thương mại.
Với sân bay là lõi của vùng, nó sẽ tạo ra một đô thị sân bay toàn diện. Trung tâm hàng không vũ trụ Mohammed bin Rashid (MBR) sẽ đóng một vai trò lớn trong kế hoạch này.
UAE đề xuất thiết lập các tuyến thương mại mới do bất ổn ở Biển Đỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ông Abdulla bin Touq, đã nêu bật sự cần thiết phải thiết lập các tuyến thương mại mới do những bất ổn ở Biển Đỏ và rằng cần phải đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động logistics cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định.
Tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu bên lề Hội nghị Investopia diễn ra ở Abu Dhabi, Bộ trưởng Bin Touq cho rằng bất ổn ở Biển Đỏ là thách thức đối với cả UAE và toàn cầu. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần tính đến các tuyến thương mại mới cũng như các cách thức vận chuyển hàng hóa mới nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường UAE, khu vực và thế giới".
Ông Bin Touq cho rằng sẽ phải mất thêm một thời gian nữa để đưa cung - cầu trở lại trạng thái bình thường. Vì thế, ông kêu gọi tăng cường các khoản đầu tư để xây dựng các nhà máy gần các thị trường mới và thiết kế lại các tuyến cung ứng thương mại trên toàn cầu để tạo thêm lực đẩy cho các nền kinh tế. Ông nhấn mạnh UAE sẽ tập trung thúc đẩy khả năng phục hồi thông qua các chính sách năng động và nền kinh tế dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay.
Trong Chiến lược kinh tế "We the UAE 2031", Chính phủ UAE đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 3.000 tỷ Dh (tương đương 816,8 tỷ USD) vào năm 2031.
Từ giữa tháng 11/2023 đến nay, lực lượng Houthi ở Yemen đã tấn công nhiều tàu thương mại trên Biển Đỏ để phản đối các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza. Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, đồng thời tấn công các mục tiêu của lực lượng này ở Yemen nhưng đến nay Houthi vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Các vụ tấn công trên Biển Đỏ đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận tải trên tuyến hàng hải quan trọng này, đồng thời buộc các công ty vận tải biển phải chuyển hướng tàu vận tải sang cung đường xa hơn qua mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi.
Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 13 của WTO lùi thời điểm bế mạc Ngày 29/2, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại thế giới (MC13) tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bước vào ngày cuối cùng theo lịch trình song chưa có dấu hiệu đạt được đột phá đáng kể nào liên quan đến các vấn đề bế tắc. Quang cảnh lễ khai mạc Hội...