Tham vọng thị trường của các doanh nghiệp bất động sản
Thị trường bất động sản đóng băng khiến các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng cùng gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, ngay tại mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm nay, nhiều doanh nghiệp lại bất ngờ đưa ra kế hoạch rất cao dù môi trường kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2012 của CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS), năm 2012 lãi hợp nhất của SJS âm 303 tỷ đồng. Trong đó, lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản 148 tỷ đồng, dịch vụ 15 tỷ đồng, hoạt động tài chính 48 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc đầu tư vào các công ty con, liên kết, hợp nhất khiến Sudico bị lỗ 47 tỷ đồng. Do tiếp tục thua lỗ trong năm 2012 nên SJS bị HOSE đưa vào diện tạm ngừng giao dịch do lỗ 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ năm nay, HĐQT của SJS bất ngờ đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất lên đến 1.132 tỷ đồng, lợi nhuận 70 tỷ đồng.
Ngay khi HĐQT công bố kế hoạch này, nhiều cổ đông đã bày tỏ sự lo ngại về tính khả thi bởi SJS vẫn đang cực kỳ khó khăn về nguồn tiền mặt trong khi thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Ông Hồ Sỹ Hùng, Chủ tịch HĐQT SJS, cho rằng việc HĐQT đưa ra các mục tiêu kinh doanh là đều có căn cứ và tính toán.
Video đang HOT
Về các bước đi cụ thể, ông Hùng cho biết, trong năm nay sẽ đẩy mạnh công tác bán hàng và chuyển một dự án sang loại hình nhà thu nhập thấp để phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể, tại dự án Nam An Khánh, Tòa CT8 sẽ chuyển thành nhà thu nhập thấp, Tòa CT1 theo quy hoạch là chung cư cao cấp nhưng trong tương lai, sẽ được chuyển thành bình dân (có giá trên dưới 15 triệu đồng/m2).
Trước đó, ĐHCĐ của CTCP Xây dựng và Kinh doanh vật tư (CNT) cũng vấp phải sự chất vấn quyết liệt của các cổ đông về tờ trình kế hoạch lợi nhuận trong năm 2013. Theo BCTC năm 2102, doanh thu hợp nhất của CNT đạt 2.394 tỷ đồng (giảm gần 38%), nhưng lợi nhuận sau thuế âm hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2013, cho dù tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa nhưng HĐQT của CNT lại đưa ra kế hoạch doanh thu hợp nhất lên xấp xỉ 2.760 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế là 17,6 tỷ đồng. Một số cổ đông của CNT cho rằng kế hoạch này không phù hợp với tình hình công ty và yêu cầu khẩn trương thoái vốn với các dự án bất động sản do các dự án này tồn tại quá nhiều rủi ro. CNT nên tập trung vào thế mạnh của công ty là kinh doanh vật tư và xây lắp, vì hiện tại công ty đầu tư quá tràn lan nên không có hiệu quả.
Trả lời về tính khả thi của kế hoạch, ông Trần Công Quốc Bảo, Tổng giám đốc CNT, cho rằng cuối năm 2012, khoản công nợ của doanh nghiệp đã giảm dần, tình hình thu hồi công nợ đang tăng cường triển khai. Ngoài ra, CNT đã chuẩn bị hồ sơ giới thiệu, tiếp thị các dự án và tăng cường bền vững hợp tác đầu tư nên tình hình năm 2013 sẽ khả quan. Tuy nhiên, trước sự nghi ngại của các cổ đông, HĐQT của CNT đã bỏ ngỏ khả năng sẽ điều chỉnh kế hoạch sau 6 tháng hoặc 9 tháng nếu tình hình không sáng sủa hơn.
Theo BCTC năm 2012 của CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC), doanh thu thuần cả năm đạt 4.065 tỷ đồng (tăng 33% và vượt 4% so với kế hoạch) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 132 tỷ đồng (hoàn thành 77,7% so với kế hoạch).
Theo giải trình của HBC, ngoài các yếu tố khách quan, một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận không thể về đích do các công ty con làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ vừa được tổ chức ngày 25-4, HĐQT của HBC đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu doanh thu 5.000 tỷ đồng (tăng 23%) và lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng (tăng 40%).
Theo ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HBC, trước mắt HBC sẽ tái cấu trúc vốn, cơ cấu nhân sự, chiến lược kinh doanh, xác định sản phẩm và thị trường cho các công ty con. Bên cạnh đó, HBC cũng sẽ tạo điều kiện cho các giám đốc công ty thành viên chủ động nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh, khai thác nguồn lực sẵn có của công ty mẹ và hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của từng đơn vị và hệ thống.
Năm 2013, HBC còn có thêm sự trợ giúp của cổ đông chiến lược có nhiều năng lực là PT. Nikko Securities Indonesia. Cổ đông chiến lược này từng có kinh nghiệm vượt khó khi thị trường bất động sản Indonesia cũng lâm vào tình trạng đóng băng như Việt Nam hiện nay. Đây chính là cơ sở để HBC đề ra tham vọng lớn trong năm 2013.
Theo vietbao
VinaCafe Biên Hòa xin tăng thù lao cho Ban lãnh đạo
Năm 2013, công ty muốn chi 4,33 tỷ đồng (tăng 52% so với 2012) thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát.
Công ty cổ phần VinaCafe Biên Hòa (Mã CK: VCF) dự kiến tổ chức Đại hội cổ đông thường niên vào ngày 11/5 tại TP HCM. Theo tài liệu chuẩn bị cho đại hội, công ty trình cổ đông phương án kế hoạch năm 2013, trong đó có nội dung tăng thêm 52% thù lao cho HĐQT và ban kiểm soát.
Năm 2013, công ty muốn chi 4,33 tỷ đồng cho lãnh đạo trong khi không ít doanh nghiệp đã cắt giảm, thậm chí không nhận thù lao lãnh đạo bởi lo ngại tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.
Trước đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) Masan đề xuất Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang - cùng toàn bộ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty sẽ nhận thù lao 0 đồng. Cùng với đó, Masan cũng đề xuất tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị so với con số 6 người hiện nay, nhằm bổ sung thành viên độc lập.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2013, VCF đặt mục tiêu đạt 3.100 tỷ đồng doanh thu, 475 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận đạt 15,3%.
Năm 2012, VCF lãi sau thuế 298 tỷ đồng và dự kiến trình xin ý kiến cổ đông chi cổ tức 20% bằng tiền mặt. Trong đó, 8% đã được công ty tạm ứng và 12% còn lại dự kiến thanh toán trong năm 2013.
Theo ANTD
Tổng Công ty 36 (Bộ Quốc phòng) đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Sáng nay 2-3, 2.000 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng và gần mười nghìn người lao động của Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) vinh dự và tự hào trọng thể tổ chức đón nhận danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động và kỷ niệm chín năm Ngày thành lập Tổng công ty. Phối...