Tham vọng tăng vốn “khủng” của In sách giáo khoa Hòa Phát
Bên cạnh việc thay đổi dàn lãnh đạo cấp cao và chào đón nhóm cổ đông mới, Công ty CP In sách giáo khoa Hòa Phát (gọi tắt là In SGK Hòa Phát) tiếp tục thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Những động thái của In SGK Hòa Phát thời gian vừa qua dường như để chuẩn bị cho việc khai thác khu đất số 157 Tôn Đức Thắng (TP. Đà Nẵng) của Công ty.
Với phương án tăng 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty TNHH In sách giáo khoa Hòa Phát sẽ tăng gấp hơn 50 lần so với thời điểm hiện tại. Ảnh: Phan Tuyết
Đánh thức tiềm năng “đất vàng”
Theo Nghị quyết HĐQT ngày 5/3, In SGK Hòa Phát đã đề ra chủ trương tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phần với quy mô trên 1.000 tỷ đồng. Công ty cho biết, nguồn vốn huy động này sẽ được tập trung vào 3 lĩnh vực là in ấn, bất động sản và công nghệ thông tin.
In SGK Hòa Phát tiền thân là Xí nghiệp In sách giáo khoa Hòa Phát thuộc Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập từ tháng 4/1996. Tính đến cuối năm 2019, Công ty có vốn chủ sở hữu khoảng 18 tỷ đồng. Như vậy, với phương án tăng 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng gấp hơn 50 lần so với thời điểm hiện tại, phần nào cho thấy tham vọng của Công ty trong thời gian tới.
Trước đó, tại phiên họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 15/1, nội dung gây nhiều chú ý là việc chuyển đổi nguồn gốc đất tại số 157 Tôn Đức Thắng, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) thành đất thuê 50 năm trả tiền một lần, để phục vụ hoạt động kinh doanh lâu dài của Công ty. Đồng thời, cổ đông Công ty cũng thông qua phương án mở rộng lĩnh vực đầu tư sang một số ngành nghề tiềm năng như bất động sản, vật liệu xây dựng…
Được biết, khu đất số 157 Tôn Đức Thắng (TP. Đà Nẵng) có diện tích 3.242,5 m2, có nguồn gốc là của Trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Hòa Phát II. Năm 1995, Trường PTCS Hòa Phát II chuyển nhượng lại cho Chi nhánh Nhà xuất bản Giáo dục tại Đà Nẵng (tiền thân của In SGK Hòa Phát) và được UBND huyện Hòa Vang cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Chuyển biến cơ cấu nhân sự, cổ đông
Doanh thu của Công ty TNHH In sách giáo khoa Hòa Phát trong năm 2018 và năm 2019 lần lượt đạt 7,4 tỷ đồng và 8 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trong 2 năm gần nhất xấp xỉ 700 triệu đồng.
Video đang HOT
Tham vọng mới của In SGK Hòa Phát đi liền với sự xáo trộn chủ sở hữu của Công ty trong thời gian vừa qua.
Theo đó, cuối năm 2019, một loạt giao dịch sang tên lượng cổ phần lớn đã được diễn ra tại Công ty. Cụ thể, các cá nhân Phạm Quang Hòa, Bùi Minh Hạnh, Nguyễn Thị Dung đã bán toàn bộ hơn 1 triệu cổ phần Công ty (tương đương 62% lượng cổ phần đang lưu hành). Ở phía người mua, Công ty TNHH Đà Nẵng HQ Investment và hai cá nhân Vũ Lã Mạnh Hào, Đinh Thị Hoài Hương đã gom trên 50% cổ phần.
Đến ngày 15/1/2020, In SGK Hòa Phát tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường với chỉ 5 cổ đông tham gia, đại diện cho 89,62% số cổ phần có quyền biểu quyết. Qua đó, thông qua việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và bầu thay thế tất cả các thành viên trong HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2019 – 2023. Vị trí Chủ tịch HĐQT được giao cho ông Lê Quốc Kỳ Quang.
Được biết, ông Quang đang giữ chức vụ Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Đà Nẵng HQ Investment – doanh nghiệp đã tham gia thâu tóm lượng lớn cổ phần In SGK Hòa Phát thời gian vừa qua. Ngoài ra, ông Quang còn là người đại diện của nhiều pháp nhân khác như: Công ty TNHH Xây dựng Hưng Phát, Công ty CP Bất động sản Hòa Phú, Công ty CP Đồng Nai HQ Investment, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Quản lý AZ.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Sự thật sau câu nói: "Phụ huynh biết gì mà chọn sách giáo khoa?"
Nhà trường có thể chọn một phụ huynh trong trường không nhất thiết phải chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng bình chọn sách sẽ hiệu quả hơn.
Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông nêu rõ: thành phần Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm:
Hiện nay nhiều địa phương đang tiến hành việc bình chọn sách giáo khoa mới - (Ảnh: Báo Hải Quan online)
Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Việc quy định trong Hội đồng tham gia lựa chọn sách giáo khoa có đại diện Ban cha mẹ học sinh đang nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều của giáo viên và nhiều phụ huynh.
Biết gì mà có ý kiến?
Khi nghe Hội đồng bình chọn sách có đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh không ít thầy cô giáo cho biết cơ cấu vào cho đủ thành phần chứ có phụ huynh biết gì mà bình chọn.
Nhiều phụ huynh khi được mời cũng đã giãy nảy lên rằng: "Tôi có biết gì đâu mà chọn lựa, các thầy cô làm gì đó thì làm và tỏ ra không mặn mà lắm".
Có thật phụ huynh không biết gì?
Nói phụ huynh không biết gì là hoàn toàn sai nhưng vì sao vẫn có người nói ra những câu như thế này?
Xuất phát từ thực tế ở từng địa phương, dù có làm một số người phật ý nhưng cũng xin được nói thẳng có những phụ huynh thật sự không biết gì.
Một số giáo viên tại những huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương hay tận vùng rừng núi cao Lào Cai, Sơn La... xa xôi cho biết Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường phần đông là người dân tộc thiểu số, có người không biết chữ hoặc chỉ học chưa hết tiểu học.
Còn một số trường học khác ở miền xuôi phụ huynh được mời vào Hội phụ huynh vì năng nổ nhiệt tình là chính cứ mấy ai xét đến trình độ học vấn.
Ngay tại một số địa phương thành thị vẫn còn không ít phụ huynh học chưa hết cấp 2, cá biệt có người mới qua tiểu học, thậm chí còn mù chữ.
Những phụ huynh này mà được mời (họ nằm trong Ban đại diện cha mẹ học sinh) sẽ biết gì để nghiên cứu và nhận xét ngoài việc nói theo, đồng ý theo những giáo viên trong hội đồng?
Không nhất thiết phải là người của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Quy định buộc phải chọn một đại diện nằm trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường sẽ có khá nhiều hạn chế và không thật sự thỏa đáng.
Vì sao nói hạn chế và không thỏa đáng?
Vì, tiêu chí chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều lớp, nhiều trường học hiện này phải là những phụ huynh có "máu mặt", có tiềm lực kinh tế để có tiếng nói, tiện cho việc hô hào ủng hộ, quyên góp khi nhà trường cần.
Vì thế, trong thực tế có không ít trường hợp người trong Ban đại diện cha mẹ học sinh là những người mới bập bẹ dăm bảy chữ, học hành chưa tới đâu, trình độ hiểu biết có hạn...mà được cơ cấu vào Hội đồng chọn sách sẽ chọn thế nào đây?
Bởi vậy, giải pháp tốt nhất là chọn một đại diện phụ huynh trong nhà trường là được.
Nhà trường có thể chọn phụ huynh ấy là giáo viên cấp đang chọn sách hoặc chọn người có trình độ chuyên môn cao ở lĩnh vực nào tùy thích.
Như thế, những góp ý cho việc chọn sách của họ cũng khách quan và thuyết phục hơn.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Khi nào sẽ tổ chức thẩm định SGK lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới? Bộ GDĐT sẽ có 2 lần thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lần một dự kiến từ tháng 6 đến tháng 9, lần hai từ tháng 9 đến hết tháng 12. Cụ thể, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, năm 2020,...