Tham vọng tái xuất
Cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf đang gây sóng gió trên chính trường quốc gia Nam Á này khi quyết định trở về nước bất chấp mọi hiểm nguy tính mạng nhằm thực hiện tham vọng tái xuất chính trị.
Ông Musharraf không giấu giếm tham vọng chính trị trong phát biểu ngay sau khi trở về Paskistan
Cựu Tổng thống Pervez Musharraf ngày 24-3 đã đặt chân xuống sân bay ở thành phố Karachi với khoảng 200 nhà báo và người ủng hộ tháp tùng. Lực lượng an ninh, trong đó có cả lực lượng đặc nhiệm vũ trang, đã được triển khai dày đặc ở khu vực sân bay Karachi nhằm đảm bảo an ninh khi ông Musharraf trở về nước sau hơn 4 năm sống lưu vong tại Anh.
Video đang HOT
Musharraf lên nắm quyền tại Pakistan sau cuộc đảo chính quân sự năm 1999 khi ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội Pakistan và từ chức vào tháng 8-2008 sau khi liên minh cầm quyền của ông thất bại trong cuộc bầu cử. Ông Musharraf sau đó bị buộc phải rời Pakistan ra nước ngoài sống lưu vong khi chồng cố Thủ tướng Benazir Bhutto là ông Asif Ali Zardari được bầu làm Tổng thống.
Chính quyền do ông Asif Ali Zardari đứng đầu đã lật lại vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto khi bà tiến hành vận động tranh cử ngày 27-12-2007. Ông Musharraf, khi đó là đương kim Tổng thống Pakistan, đã cáo buộc lực lượng Taliban tại Pakistan là chủ mưu của vụ ám sát gây chấn động dư luận Pakistan và thế giới này.
Tuy nhiên, sau đó các công tố viên của Chính phủ Pakistan cho rằng chính ông Musharraf đã dính dáng tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto. Tháng 2-2011, Tòa án chống khủng bố của Pakistan đã ra lệnh bắt giữ ông Musharraf vì liên quan đến vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto.
Trong thời gian hơn 4 năm sống lưu vong, khi thì ở Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất khi thì ở Thủ đô London của Anh, cựu Tổng thống Musharraf đã nhiều lần tuyên bố sẽ trở về đất nước song sau đó đều bỏ ý định này. Phải đợi đến lúc này, khi mà Pakistan chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11-5 tới, cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên ở quốc gia đã trải qua 3 cuộc đảo chính quân sự và 4 chế độ quân sự cầm quyền kể từ khi tách khỏi Ấn Độ năm 1947, ông Musharraf mới có cơ hội trở về đất nước.
Ngay trước khi ông Musharraf trở về, ngày 22-3, chính quyền Pakistan đã hứa sẽ không bắt giữ ngay khi cựu Tổng thống trở về quê hương. “Musharraf đã được chấp nhận cho tại ngoại trước khi ông trở về Pakistan. Chúng tôi đã bảo đảm rằng ông không bị bắt và cuộc trở về của ông được suôn sẻ”, ông Jawed Siddiqui, thành viên Đảng Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan của ông Musharraf, cho biết.
Trong khi đó, ông Musharraf đã có kế hoạch tiến hành chiến dịch vận động tranh cử cho đảng Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan của ông và tranh cử một ghế trong Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 5 tới. Song để thực hiện tham vọng tái xuất chính trường, cựu Tổng thống sẽ phải đối mặt với không ít hiểm nguy.
Tuy nhiên, phát biểu tại Karachi ngay sau khi trở về ngày 24-3, cựu Tổng thống Musharraf cho biết ông đã “chuẩn bị tinh thần đối mặt với bất kỳ mối nguy hiểm nào để đứng lên trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 11-5 tới”.
Theo ANTD
Cựu tổng thống lưu vong Pakistan Musharraf về nước
Hôm nay cựu tổng thống lưu vong của Pakistan Pervez Musharraf đã chính thức về đến Karachi, khép lại 4 năm rời đất nước giữa lúc có nhiều đe dọa sát hại.
Ông Pervez Musharraf
Theo hãng tin BBC, lực lượng an ninh với các biệt kích có vũ trang được bố trí dày đặc sau khi máy bay của ông Musharraf từ Dubai hạ cánh xuống Karachi. Trong khi đó một cuộc tuần hành của những người ủng hộ ông tại thành phố này đã bị bãi bỏ.
Hiện ông Musharraf có kế hoạch lãnh đạo đảng mình tham gia cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 5 tới.
Vị cựu Tổng thống Pakistan đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc trong đó có âm mưu giết người. Tuy nhiên hôm thứ Sáu vừa qua các cơ quan chức năng Pakistan đã chấp thuận cho ông Musharraf được bảo lãnh đối với các vụ việc chưa được xét xử, giúp ông không bị bắt ngay lập tức sau khi trở về quê nhà.
Một trong những cáo buộc ông đối mặt đó là việc không đảm bảo an ninh đầy đủ cho nhà lãnh đạo của phe đối lập, bà Benazir Bhutto khi bà trở về năm 2007 sau thời gian lưu vong. Khi đó 2 vụ nổ lớn đã giết chết gần 140 người ngay trong ngày bà Bhutto trở về hôm 19/10. Sau đó chỉ 2 tháng bà bị sát hại trong một cuộc tuần hành tại Rawalpindi.
Đón tiếp ông Musharraf trở về ngày hôm nay, ngoài lực lượng an ninh còn có vài trăm người ủng hộ tụ tập gần sân bay. Cuộc tuần hành dự kiến diễn ra tại Karachi bị hủy bỏ vào phút chót do chính quyền rút lại giấy phép. Kể từ sau khi từ chức cách đây 5 năm, rời Pakistan năm 2009 để sang sống tại London và sau đó là Dubai, ông Musharraf đã nhiều lần tuyên bố trở về nhưng sau đó đều từ bỏ ý định.
Theo hãng tin AP, phát biểu trước một đám những người ủng hộ bên ngoài sân bay, Musharraf tuyên bố chuyến trở về này đã giúp ông chứng tỏ những kẻ nói rằng ông sẽ không dám quay lại Pakistan đã sai, và rằng ông không sợ những đe dọa sát hại của lực lượng Taliban tại Pakistan. "Tôi không lo sợ. Tôi chỉ sợ Chúa trời", vị cựu Tổng thống tuyên bố. "Vì đất nước mình tôi sẽ đến bất kỳ nơi đâu tôi cần đến".
Theo Dantri
Cựu Thủ tướng Thaksin có visa vào châu Âu Theo khẳng định của cố vấn pháp lý cho ông Thaksin, cựu Thủ tướng Thái Lan - Thaksin Shinawatra đã có visa vào Mỹ. Phó phát ngôn viên đảng cầm quyền Vì nước Thái - Chirayu ngày 7/7 họp báo cho biết, cựu Thủ tướng - Thaksin Shinawatra đã có visa để xuất nhập cảnh các nước châu Âu. Cựu Thủ tướng Thái...