800.000 người rời bỏ nhà cửa trong năm 2011
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn ( UNHCR) cho biết các cuộc khủng hoảng ở Libya, Sudan, Somalia và nhiều nước khác đã buộc 800.000 người rời bỏ đất nước trong năm 2011. Đây cũng là con số cao nhất trong 11 năm qua, theo hãng tin AP.
Một trại tị nạn cho người Libya tại Tunisia hồi năm ngoái – Ảnh: AFP
Một báo cáo của UNHCR được công bố ngày 18.6 cho thấy, tính luôn những người rời bỏ nhà cửa nhưng vẫn ở trong nước, tổng số người phải sống lưu lạc trên khắp thế giới trong năm 2011 lên đến 4,3 triệu người. Số người tị nạn xuyên biên giới trong năm qua cũng là con số cao nhất kể từ khi nó đạt đến 822.000 người hồi năm 2000.
Nhưng cơ quan trên cho biết những con số mới nhất chỉ ra những xu hướng đáng lo ngại, bao gồm việc số người rời bỏ nhà cửa tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây.
UNHCR cũng cho biết các số liệu của những năm gần đây cho thấy những người đã trở thành dân tị nạn vẫn tiếp tục rời bỏ nhà cửa trong một thời gian dài. Trong số 10,4 triệu người tị nạn nằm trong trách nhiệm quản lý của cơ quan trên, 7,1 triệu người đã sống lưu vong trong vòng ít nhất năm năm.
Afghanistan vẫn là nguồn phát sinh người tị nạn hàng đầu thế giới, với khoảng 2,7 triệu người, sau đó là Iraq với 1,4 triệu người, Somalia với 1,1 triệu người, Sudan với 500.000 người và Congo với 491.000 người.
Theo Thanh Niên
Video đang HOT
Cuba sắp bỏ lệnh cấm xuất - nhập cảnh
Sau hơn nửa thế kỷ áp dụng chính sách hạn chế xuất và nhập cảnh đối với người dân, Cuba đang đứng trước một quyết định quan trọng: Bãi bỏ việc hạn chế đi lại cho người dân.
Người dân Cu Ba đang đợi người thân từ Mỹ sang bên ngoài sân bay quốc tế Jose Marti (ảnh: AP)
Một quan chức cao cấp nước này cho biết, còn cần vài tuần nữa để có được sự thay đổi "căn bản và sâu sắc" này.
Các bình luận của các cư dân, những người sống lưu vong và các nhà hoạch định chính sách cho biết, sự "ghét bỏ thị thực" và xuất cảnh sẽ chỉ còn là quá khứ, cho dù chính quyền của chủ tịch Raul Castro vẫn tiếp tục hạn chế xuất ngoại đối với các bác sĩ, nhà khoa học, nhân viên quân sự và những cư dân khác để tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
Trong 18 tháng trở lại đây, Chủ tịch Raul Castro đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm đối với doanh nghiệp tư nhân, hợp pháp hóa bất động sản và kinh doanh xe ô tô, cho phép người dân được thuê nhân viên, v.v...
Việc dỡ bỏ hạn chế đi lại có thể là một bước tiến lớn hơn, ít nhất là có ý nghĩa tượng trưng, và đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội.
Thậm chí một phần của biện pháp đưa ra, như chấm dứt sự hạn chế về thời gian người dân Cuba có thể sống ở nước ngoài hay là cắt giảm chi phí xin visa xuất cảnh quá cao mà người dân Cuba phải bỏ ra để được xuất cảnh, cũng là rất quang trọng.
Philip Peters - chuyên gia về Cuba tại Viện Lexington có trụ sở tại Virginia (Mỹ), cho biết: "Đây sẽ là một bước tiến lớn, nếu Cuba chấm dứt hạn chế đi lại của người dân nước mình, thì có nghĩa là Mỹ là nơi duy nhất trong khu vực còn hạn chế cư dân của mình đi lại".
Việc đi lại này có thể mở cửa cho việc tăng di dân khiến người Cuba ở nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tránh những khống chế về quyền cư trú của họ, môt điều đã được thực hiện để làm giảm làn sóng di cư từ năm 1959.
Điều đó cũng có thể thúc đẩy số lượng người dân Cuba ra nước ngoài làm việc, nâng cao thu nhập gửi về nhà trong thời gian ngắn, và cuối cùng là tăng sự đầu tư của một tầng lớp giàu có mới nổi.
Việc loại bỏ hạn chế xuất cảnh sẽ được các nước châu Âu ủng hộ, những nước đã cải thiện quan hệ sau khi hàng chục tù nhân được trả tự do hồi năm 2010.
Nhưng ông Peters và một số nhà phân tích khác cho rằng, họ tỏ ra nghi ngờ các quy định mới sẽ mang lại bất kì sự thay đổi nào ngay lập tức trong chính sách của Mỹ đối với Cuba, bao gồm cả lệnh cấm những khách du lịch Mỹ. Những hạn chế này là bất di bất dịch, và được những người sống lưu vong người Mỹ gốc Cuba ủng hộ.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ đã xem được một thông báo hàng tháng, ghi nhận những thảo luận từ tháng 8, nhưng không có gì xảy ra, và họ nghi ngờ về việc chế độ Castro có thực sự cam kết cải cách như vậy không.
Nhưng hôm thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Cu Ba Dagoberto Rodriguez cho biết, những người sống lưu vong không nên hy vọng quá nhiều, một số hạn chế đi lại sẽ còn được áp dụng khi chính quyền vẫn còn đối măt với những đe dọa từ những kẻ thù ở Washington.
Những người dân Havana cho biết, họ đang nóng lòng chờ đợi những gì chính phủ sẽ thực hiện.
Lệnh hạn chế xuất cảnh được thực hiện từ năm 1961, ba tháng trước khi lệnh cấm vận thương mại của Mỹ có hiệu lực đầy đủ, để ngăn chặn sự chảy máu chất xám khi hàng trăm bác sỹ, nhà khoa học muốn đi ra nước ngoài định cư.
Nhều năm qua, người dân Cuba đã được đi du lịch dễ dàng hơn trước đó, nhưng phải chịu một chi phí khá cao cho thị thực xuất cảnh. Khi mức lương hàng tháng của người dân chỉ là 20 USD thì chi phí cho thị thực xuất cảnh đã là 150 USD, một tài sản không nhỏ.
Du khách nước ngoài muốn đến Cuba phải trả 200 USD tại lãnh sự quán Cuba. Người ta chỉ được cấp phép có 30 ngày, và nếu ở nước ngoài quá 11 tháng thì không còn quyền cư trú tại Cuba.
Theo Infonet
Syria bác bỏ cảnh báo về sự can thiệp của NATO Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về việc NATO có thể can thiệp vào Syria sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng 1 năm qua tại nước này. Bộ Ngoại giao Syria ngày 28/4 bác bỏ tuyên bố gần đây của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, NATO có thể sẽ can thiệp để giải quyết khủng hoảng Syria. Bộ...