Tham vọng sở hữu công nghệ quân sự hàng đầu thế giới của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ quân sự, yêu cầu quân đội tăng tốc phát triển vũ khí hiện đại.
Tiêm kích tàng hình J-20 trong biên chế không quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây ra lệnh cho các tập đoàn quốc phòng của nước này tăng tốc phát triển công nghệ vũ khí để có thể vượt qua các nước có nền quân sự hàng đầu thế giới, SCMP hôm nay đưa tin.
Yêu cầu của ông Tập được đưa ra trong bộ phim tài liệu dài 8 tập với tựa đề “Quân đội hùng mạnh” do đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng từ ngày 2/10. Theo đó, lãnh đạo Trung Quốc chỉ thị quân đội tập trung phát triển siêu máy tính, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và định vị vệ tinh.
Video đang HOT
“Việc phát triển vũ khí ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh công nghệ quân sự liên tục được nâng cấp trong những năm gần đây. Không thể thắng trận nếu có khoảng cách về vũ khí”, ông Tập nhấn mạnh.
Theo bộ phim tài liệu, công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ và hiện chỉ có hai nước trên thế giới có thể đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo là Mỹ và Trung Quốc. Hàng chục tàu chiến hiện đại được đưa vào sử dụng trong năm 2016 nhằm biến hải quân Bắc Kinh thành một lực lượng “hải quân xanh”, có thể tác chiến trên phạm toàn cầu.
He Qisong, chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, nhận định bộ phim tài liệu cho thấy Trung Quốc rất chú trọng vào mục tiêu phát triển công nghệ quân sự tiên tiến vượt trội các nước khác, đặc biệt là Mỹ.
“Trên thực tế, nhiều công nghệ tiên tiến liên quan tới nghiên cứu vệ tinh và máy tính đang được nghiên cứu bởi các sinh viên trẻ. Điều này có nghĩa là những thanh niên này sẽ thực hiện mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc nhằm xây dựng một đội quân sẵn sàng chiến đấu cho tương lai”, chuyên gia Qisong nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc biên chế tiêm kích tàng hình J-20
Tiêm kích J-20 trở thành một trong ba mẫu máy bay tàng hình được biên chế hiện nay trên thế giới, bên cạnh F-22 và F-35 của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 trong biên chế không quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm 28/9 cho biết không quân nước này đã chính thức đưa vào vận hành tiêm kích J-20, dòng máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu tiêm kích thế hệ 5 trong biên chế, Xinhua đưa tin.
Bắc Kinh tuyên bố "tiêm kích thế hệ 4 vẫn đang trải qua các cuộc thử nghiệm như dự kiến", sau 6 tháng hoạt động trong điều kiện thực tế tại các đơn vị không quân. Chuyên gia Dave Majumdar cho biết định danh "tiêm kích thế hệ 4" của Trung Quốc tương đương với các máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35 Mỹ hay Su-57 Nga.
J-20 là mẫu tiêm kích tàng hình thứ ba được đưa vào biên chế vào một lực lượng không quân trên thế giới, sau dòng F-22 vào năm 2005 và F-35 cách đây hai năm. Trong khi đó, mẫu Su-57 của Nga dự kiến được biên chế trong năm 2018.
Xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng thực sự của dòng máy bay này, bởi Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế tạo động cơ.
J-20 bị nghi là đang dùng động cơ Saturn AL-31F mua từ Nga, bởi động cơ nội địa WS-15 vẫn chưa được hoàn thiện.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trung Quốc có thể đã biên chế tiêm kích tàng hình J-20 Số hiệu và dải phản quang trên đuôi tiêm kích tàng hình J-20 cho thấy loại máy bay hiện đại này nhiều khả năng đã được biên chế vào không quân Trung Quốc. Những hình ảnh chụp tiêm kích tàng hình J-20 vừa được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nước này nhiều khả năng đã biên chế chính...