Tham vọng đầu tư và áp lực hiệu quả của Nhựa An Phát Xanh
CTCP Nhựa An Phát Xanh (mã AAA, sàn HoSE) thuận đà tiến bước trong một giai đoạn đầu tư đầy khí thế, nhưng đi kèm với động thái này là sức ép về hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Tăng tốc đầu tư
Những tham vọng đầu tư lớn của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh thời gian qua thể hiện ở việc đổ vốn đầu tư với giá trị hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm qua. Mới đây, Công ty cho biết đã giải ngân gần hết 1.170,4 tỷ đồng thu được từ kết quả chào bán cổ phần ra công chúng hồi giữa năm 2018.
Trong số tiền thu được từ chào bán cổ phần, Công ty đã đầu tư 810 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy số 9. Đây là dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp nhựa kỹ thuật cao tại Khu công nghiệp Kenmark-Việt Hòa (Hải Dương). Việc đầu tư thực hiện thông qua góp vốn nâng vốn sở hữu tại Công ty TNHH Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát – một công ty con của Nhựa An Phát Xanh.
Về tiến độ thực hiện, Dự án Nhà máy số 9 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất điều chỉnh chủ đầu tư sang Công ty TNHH Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát.
Số tiền còn lại được đầu tư cho Dự án Nhà máy số 8. Đây là dự án đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì màng phức hợp. Dự án Nhà máy số 8 đã hoàn thiện các thủ tục về đầu tư và xây dựng, hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng xong hệ thống hạ tầng, đầu tư một số máy móc, thiết bị. Đến nay, Công ty đã chi hơn 221 tỷ đồng trong tổng số hơn 360,4 tỷ đồng theo kế hoạch.
Những tham vọng đầu tư của Nhựa An Phát Xanh đã tiêu tốn dòng tiền khá “khủng” của doanh nghiệp này. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư 9 tháng đầu năm 2019 đã âm 627,4 tỷ đồng và âm 452,7 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020.
Theo phân tích, đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán Stanley Brothers, Nhựa An Phát Xanh vẫn duy trì ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như các doanh nghiệp khác. Trong năm 2020, công ty này có thể đạt doanh thu 9.549 tỷ đồng, tăng 3,1% và lợi nhuận sau thuế đạt 518 tỷ đồng, tăng 5,5%.
Video đang HOT
Về lý thuyết, dòng tiền âm trong hoạt động đầu tư không đáng lo ngại như việc âm dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, bởi đầu tư là hoạt động chi tiêu hướng đến mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư nếu âm quá lớn cũng có thể tạo ra áp lực đối với việc cân đối dòng tiền cho doanh nghiệp ngắn hạn.
Thông thường, dòng tiền kinh doanh không đủ bù đắp cho dòng tiền đầu tư, thì Công ty sẽ phải tìm kiếm thêm dòng tiền từ hoạt động tài chính. Trong trường hợp Nhựa An Phát Xanh, đợt phát hành cổ phiếu năm 2018 đã đem lại 1.170,4 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, nhưng từ khi phát hành, các dự án mới chưa thể làm tiền đẻ ra tiền. Vì thế, nếu Công ty tiếp tục tìm đến dòng vốn từ phát hành thêm lần nữa thì có thể sẽ khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn.
Lợi nhuận sụt giảm
Sau khi đã đổ rất nhiều tiền huy động từ cổ đông, Nhựa An Phát Xanh chưa chứng tỏ được hiệu quả từ các con số lợi nhuận cụ thể.
Quý III/2020, Nhựa An Phát Xanh đạt doanh thu thuần 1.927,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kết quả 2.364,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 86,1 tỷ đồng, tăng 16,72% so với cùng kỳ năm trước.
Trong văn bản giải trình, Tổng giám đốc Nhựa An Phát Xanh, ông Nguyễn Lê Trung cho biết, lợi nhuận tăng do Công ty duy trì tốt việc sản xuất – kinh doanh hạt nhựa, bao bì, mở rộng thị phần…
Nhìn lại cùng thời điểm này 3 năm trước (trước đợt phát hành năm 2018), quý III/2017, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 67,5 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý III/2020 đã tăng hơn 27,6% so với quý III của 3 năm về trước. Tuy nhiên, vốn điều lệ của Nhựa An Phát Xanh thời điểm quý III/2017 chỉ là 592,5 tỷ đồng, trong khi quý III/2020, vốn điều lệ của Công ty là 2.112 tỷ đồng, tăng 256,5%. Như vậy, tốc độ tăng của vốn điều lệ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế trong 3 năm qua.
Đó là tách riêng kết quả kinh doanh quý III/2020, còn nhìn tổng thể kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020, thì lợi nhuận của Nhựa An Phát Xanh thậm chí sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu thuần 9 tháng đầu năm của Nhựa An Phát Xanh đạt 5.310,1 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 7.406,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 cũng giảm chỉ còn bằng khoảng một nửa so với 9 tháng 2019, khi chỉ đạt 222,9 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 437,8 tỷ đồng).
Bức tranh kinh doanh của Nhựa An Phát Xanh cho thấy, việc cả ngàn tỷ đồng đổ vào hoạt động đầu tư vẫn chưa thể hiện rõ ràng về hiệu quả cho cổ đông, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/8: Thị trường đang không có xu hướng rõ ràng
Hai đường DI và -DI tiếp tục giao cắt nhau với khoảng cách hẹp, trong khi ADX duy trì xu hướng giảm phía dưới mốc 20 và chưa cho dấu hiệu chạm đáy và đảo chiểu. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, không theo một xu hướng rõ ràng.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 21/8.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, các chỉ báo kỹ thuật chưa đưa ra được tín hiệu rõ ràng với xu hướng sắp tới của chỉ số.
Hai đường DI và -DI tiếp tục giao cắt nhau với khoảng cách hẹp, trong khi ADX duy trì xu hướng giảm phía dưới mốc 20 và chưa cho dấu hiệu chạm đáy và đảo chiểu. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, không theo một xu hướng rõ ràng.
Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ dao động trong biên độ hẹp trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, với sự hồi phục của chỉ số vào cuối phiên, chúng tôi thiên về khả năng thị trường sẽ tăng điểm nhẹ trong phiên kế tiếp.
Nếu breakout khỏi đường xu hướng đi xuống hình thành từ đầu tháng 6 đến nay (tương ứng vùng kháng cự 850-860 điểm), chỉ số có thể sẽ tiến vào một xu hướng biến động mạnh hơn trong thời gian tới.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK SmartInvest - AAS
VN-Index hôm nay tạo thành tạo thành mẫu hình "Black Candle". Khối lượng nhẹ so với trước và thấp hơn mức trung bình 20 ngày.
Về mặt kỹ thuật, giá giảm, khối lượng tăng không phải là tín hiệu tốt. Thị trường bắt đầu với sự khởi đầu khá hứng khởi ở các mã vốn hóa lớn. Nhưng dường như hôm nay có sự "bắt bài" của giới đầu tư nên áp lực bán tăng dần.
Dù vào cuối phiên ATC, các lệnh mua vào cũng khá lớn nhưng áp lực bán cũng tăng mạnh đẩy nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đi xuống. Tuy giao dịch không mấy tích cực tại ngưỡng kháng cự của kênh giảm giá hình thành từ ngày 25/5/2020 nhưng chỉ số vẫn trụ tương đối tốt và chưa bị bán tháo.
Theo hệ thống "Price Action", nhóm VN30 hôm nay có 2 mã cho tín hiệu mua vào, 13 mã có trạng thái đi ngang và 15 mã cho tín hiệu bán ngắn hạn. Độ rộng của nhóm VN30 trong hơn một tuần trở lại đây vẫn duy trì trạng thái tiêu cực và đó là điều khiến chỉ số không thể bứt phá mạnh mẽ.
Theo thống kê định lượng của mẫu hình nến hôm nay thì ngày mai, xác suất VN-Index tăng điểm là 51% và 58% giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa.
Chúng tôi vẫn cho rằng thị trường vẫn có khả năng thử thách lại ngưỡng kháng cự một lần nữa trong phiên ngày mai và mọi thứ sẽ rõ ràng hơn trong những phiên đầu tuần tới. Nếu không lên được, chỉ số sẽ có nhịp chỉnh trở lại để lấy đà.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/8: Giữ vị thế quan sát Thanh khoản thị trường tiếp tục có sự gia tăng so với phiên hôm trước, độ ở trạng thái tiêu cực cho thấy, các nhà giao dịch phần nào nghi ngờ về khả năng tiếp tục tăng điểm của chỉ số. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên...