Tham vọng của Sony Mobile chính là bắt kịp chất lượng máy ảnh DSLR
Đây chính là tuyên bố của vị quản lý cấp cao Sony khi nhìn về thị trường camera trên smartphone trong vài năm tới.
Vừa qua, tập đoàn Sony đã mở cuộc họp báo tại Trung Quốc. Tại sự kiện này, Trưởng bộ phận Kinh doanh giải pháp cảm biến và hình ảnh Sony đã chia sẻ về những hy vọng cho hoạt động của công ty trong thời gian tới. Theo đó, vị quản lý cấp cao Sony đã mô tả chi tiết về hành trình đổi mới và tương lai của công nghệ Sony Image Sensing và những thành tựu đã đạt được tiến bộ to lớn trong những năm qua.
Cụ thể, Sony thừa nhận rằng với sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu mảng chip đa camera và kích thước cảm biến trên thị trường smartphone (đặc biệt tại thị trường Trung Quốc) đã vượt qua so với kỳ vọng của công ty. Vì vậy, để đáp ứng với sự tăng trưởng này, công ty Nhật Bản đã đẩy mạnh sản xuất.
Ngoài ra, công ty cũng đang nỗ lực cải thiện các cảm biến hình ảnh mới, đặc biệt ở các khía cạnh như chế độ HDR, điều kiện ánh sáng yếu, tự động lấy nét và lấy nét tốc độ cao. Thêm vào đó, Sony gợi ý rằng mục tiêu cuối cùng là muốn smartphone bắt kịp chất lượng máy ảnh DSLR.
Theo giới thạo tin đây là một yêu cầu ‘khó khăn’ khi xét theo cấp độ của máy ảnh DSLR về khả năng chất lượng ảnh chụp. Sony cũng cho biết thêm công ty sẽ triển khai chip kích thước lớn và cũng sẽ dần dần áp dụng công nghệ cảm biến phân cực cho các ứng dụng công nghiệp và công nghệ mới trong giám sát, TOF và cảm biến ô tô cho chip smartphone.
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành Sony cũng bổ sung:
“Tập đoàn Sony có rất nhiều doanh nghiệp với cảm biến được sử dụng trong các sản phẩm máy ảnh chuyên nghiệp, máy ảnh siêu nhỏ, xe hơi, robot và các sản phẩm khác. Chip của chúng tôi đều phải đáp ứng nhiều nhu cầu kỹ thuật. Đây là một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai điều này.”
Video đang HOT
Như vậy, gã khổng lồ chuyên về xử lý ảnh cũng có kế hoạch triển khai công nghệ hợp nhất để đạt được các tinh chỉnh mới như công nghệ làm mờ nền HDR , cho phép chủ thể chính trở nên ’siêu sắc nét’ trong khi hậu cảnh sẽ mờ đi. Ngoài ra, còn có công nghệ pixel lấy nét tự động HDR và AF Pixel cho phép mỗi pixel nhanh chóng lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Để khẳng định tầm quan trọng của việc kinh doanh máy ảnh, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Sony (Thượng Hải) Kimura Shin tiết lộ rằng trong năm tài chính 2019, Sony Semiconductor dự kiến sẽ đạt doanh thu 1,04 nghìn tỷ yên, trong đó mảng cảm biến hình ảnh đóng góp 890 tỷ đồng yên. Như vậy, 80% doanh thu này ước tính đến từ các cảm biến hình ảnh mobile tại Trung Quốc – thị trường xếp đầy tiềm năng của Sony.
Theo FPT Shop
Chiếm 46,4% thị phần, Canon dẫn đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số VN
Giới công nghệ không chỉ xoay quanh sự cạnh tranh giữa những chiếc smartphone, mà còn chứng kiến "cuộc chiến" của cả thương hiệu máy ảnh, cái tên nổi bật trong đó có Canon.
Khi thị trường máy ảnh ngày càng mở rộng cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, các hãng công nghệ cũng phải không ngừng đổi mới, nắm bắt thị hiếu để không bị bỏ lại phía sau.
Cộng đồng nhiếp ảnh gia Việt ngày càng lớn mạnh
Vài năm về trước, bản đồ nhiếp ảnh thế giới chỉ ghi nhận vài tên tuổi đến từ Việt Nam như nhiếp ảnh gia Maika Elan - người đoạt giải Word Press Photo 2013 cho bộ ảnh The pink choice; nhiếp ảnh gia Hoàng Giang Hải - chủ nhân tác phẩm vào top những bức ảnh đẹp nhất của National Geographic... Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều tên tuổi Việt đã trở nên quen thuộc với giới nhiếp ảnh quốc tể.
Giải thưởng uy tín SkyPixel đã gọi tên không ít nhiếp ảnh gia Việt. Điển hình, nhiếp ảnh gia Tuấn Nguyễn giành giải nhì cho hạng mục "Niềm vui" với tác phẩm Salt harvest; Trung Phạm chiến thắng thuyết phục ở hạng mục Thể thao với tác phẩm Running through sand dunes. Gần đây nhất, nhiếp ảnh gia Lê Văn Vinh là chủ nhân của giải nhất hạng mục Con người trong thiên nhiên của cuộc thi do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế The Nature Conservancy triển khai với tác phẩm Dance in the sea.
Bức ảnh Dance in the sea (Vũ điệu trên biển) đạt giải nhất cho hạng mục "Con người trong thiên nhiên" của nhiếp ảnh gia Lê Văn Vinh.
Không khó nhận ra, cộng đồng nhiếp ảnh tại Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình lớn, khi người yêu nhiếp ảnh trở nên đông đảo và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Nhiếp ảnh hiện nay cũng được xem là một nghề thực thụ, có thể mang lại nguồn thu nhập tốt, thậm chí "khủng" cho người có thực lực và muốn sống bằng niềm đam mê.
Thương hiệu máy ảnh được lòng giới nhiếp ảnh gia Việt
Thị trường máy ảnh tại Việt Nam luôn chứng kiến sự cạnh tranh, vận động, các hãng sản xuất không ngừng tung ra những mẫu máy ảnh mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người đam mê nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư. Trên đường đua dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Canon luôn chứng tỏ vị thế cao.
Đã hơn 30 năm từ ngày Canon đánh dấu sự chuyển mình với chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên với nhiều thăng trầm, hãng công nghệ vẫn được lòng giới nhiếp ảnh gia. Trong 3 quý đầu năm, Canon tiếp tục đứng đầu về dòng máy DSLR với 70,9% thị phần tại Việt Nam. Tính đến tháng 9, mảng máy ảnh kỹ thuật số của hãng chiếm 46,4% thị phần, tăng 4% so với 2018.
Canon EOS-1D X Mark III - máy ảnh sắp ra mắt vào đầu năm 2020, hứa hẹn tạo dấu ấn mạnh trong dòng DSLR.
Không ngủ quên trên chiến thắng
Giới nhiếp ảnh không chỉ xoay quanh những dòng máy như DSLR. Canon càng nhận thức được điều này rõ ràng. Vì vậy, hãng không chỉ tập trung phát triển một dòng sản phẩm. Những nỗ lực nghiên cứu và sản xuất được chia đều cho cả máy ảnh kỹ thuật số DSLR và không gương lật (mirroless).
Canon vừa vượt mốc 100 triệu chiếc máy ảnh EOS được sản xuất vào tháng 9 vừa qua.
Sự ra đời của chiếc máy ảnh không gương lật là một bước ngoặt lớn trong giới nhiếp ảnh. Riêng với Canon, việc ra mắt chiếc máy ảnh mirroless EOS R hay EOS RP đã minh chứng cho hành trình luôn đổi mới để đáp ứng thị trường đầy tiềm năng. Theo thống kê của hãng, tháng 9 đánh dấu cột mốc đáng nhớ với dòng EOS khi EOS R là chiếc máy ảnh thứ 100 triệu thuộc dòng này được sản xuất.
Nhận được phản hồi tích cực của người yêu nhiếp ảnh Việt, chỉ sau một thời gian ngắn tập trung tham gia phân khúc này tại Việt Nam, những chiếc máy ảnh này đã đưa tên tuổi của Canon lên vị trí thứ hai với 32,9% thị phần máy ảnh không gương lật.
Canon iNSPiC - dòng máy ảnh góp phần làm sống dậy trào lưu chụp và in ảnh liền của giới trẻ.
Vào tháng 6 vừa qua, Canon lần đầu tiên ra mắt chiếc máy ảnh chụp và in ảnh liền tại Việt Nam. Canon tin rằng giới trẻ Việt ngày nay không chỉ thích ngắm ảnh qua màn hình điện thoại, họ cũng thích in những tấm ảnh lưu giữ khoảnh khắc để giữ làm kỷ niệm, trưng bày hoặc trang trí. Đó là yếu tố khuyến khích Canon nghiên cứu và ra mắt máy ảnh chụp và in ảnh lấy liền như iNSPiC. Đây là bước tiến mạnh dạn của Canon, khi hãng không ngần ngại nghiên cứu, phát triển nhiều thiết bị hình ảnh đa dạng bên cạnh những dòng vốn có chỗ đứng vững chắc, nhằm tạo ra nhu cầu mới và tăng tính cạnh tranh trên thị trường công nghệ hiện nay.
Theo Zing
Doanh nghiệp vẫn 'loay hoay' với sản xuất thông minh Sản xuất thông minh là việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất, tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh hơn, tự ra quyết định trong các điều kiện phức tạp nhằm tăng năng suất và chất lượng. Vì thế, các DN Việt Nam đều đang nỗ lực, tìm kiếm giải pháp để chuyển đổi. Nhiều DN...