Thẩm vấn “điểm nút” mở đầu hàng loạt sai phạm trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Sáng 7/3, TAND TP Hồ Chí Minh bắt đầu xét hỏi bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), người bị truy tố về các tội “Tham ô tài sản” theo BLHS 2015 và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo BLHS 1999..
Bị cáo Văn tại phiên tòa xét xử.
Tại phiên tòa, bị cáo Văn giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra; giữ nguyên cáo trạng, trong đó đã xác định đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo. Văn được Nguyễn Thị Thu Sương (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) tuyển vào làm việc tại Ngân hàng SCB. Do bản thân có kinh nghiệm về kế toán, sau 6 tháng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của Ngân hàng SCB, Văn được chuyển qua làm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB. Văn rất ít gặp Lan. Việc bản thân được đưa lên làm Tổng Giám đốc là từ quyết định của HĐQT Ngân hàng SCB. Văn khai chỉ biết Lan là cổ đông lớn, có ảnh hưởng lớn tới Ngân hàng SCB.
Bị cáo Lan lắng nghe bị cáo Văn khai báo trước HĐXX.
Tuy nhiên, do trước đó Văn khai tại cơ quan điều tra là bị cáo được Trương Mỹ Lan đưa lên làm Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB nên HĐXX truy hỏi lại chi tiết này. Văn thừa nhận, chi tiết này và nêu lý do thời điểm làm việc với cơ quan điều tra thì bản thân mới biết được Lan cất nhắc lên vị trí Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB. Văn rất tin tưởng Lan. Ngân hàng SCB thời điểm này đang trong giai đoạn tái cơ cấu, cần một điểm tựa, cần nhiều khoản vay để làm các dự án nên Văn tin tưởng rằng, Lan sẽ giúp Ngân hàng SCB vượt qua giai đoạn tái cơ cấu. Văn còn khai, làm việc với tư cách là người làm thuê, không hùn hạp với Lan. Bị cáo chỉ hưởng lương, không hưởng lợi.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, mỗi khi cần tiền để sử dụng, Lan sẽ gọi điện trao đổi với Văn về việc rút tiền Ngân hàng SCB thông qua khoản vay. Lan đã có chủ trương, chỉ đạo để Ngân hàng SCB giải ngân khoản vay. Tuy Văn biết số tiền sau khi giải ngân các khoản vay đứng tên các cá nhân, công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là để trả nợ cũ tại Ngân hàng SCB, trả khoản vay ở ngân hàng khác, mua dự án mới, đầu tư vào dự án và sử dụng vào các mục đích khác của Lan, việc sử dụng tiền đều không đúng với phương án vay vốn trong hồ sơ vay…
Văn là người trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn (Trưởng Đoàn Thanh tra) theo chỉ đạo của Lan, đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của Nhàn (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án. Do đó, căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 29 và Khoản 7, Điều 364 BLHS năm 2015, Tòa không xem xét trách nhiệm hình sự của Văn về tội “Đưa hối lộ”. Văn cũng thừa nhận đã 4 lần đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của Lan. Trong đó, lần đầu Văn trực tiếp đưa cho Nhàn 200.000 USD tại phòng làm việc của Nhàn ở trụ sở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (TP Hà Nội). Những lần còn lại, Văn cùng tài xế đưa tiền cho Nhàn ở nhà riêng
Biết bà Trương Mỹ Lan rút tiền sai quy định nhưng hai cán bộ cấp cao vẫn làm ngơ
Biết rõ bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm tỷ đồng từ Ngân hàng SCB để trả nợ cũ tại Ngân hàng SCB, trả khoản vay ở các ngân hàng khác, mua dự án mới...
sai quy định nhưng cả Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB vẫn làm ngơ.
Ngày thứ 3 xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn là người đầu tiên được HĐXX gọi lên bục xét hỏi. Bị cáo giữ nguyên lời khai tại CQĐT, xác định hành vi của bị cáo là phù hợp với cáo trạng.
Võ Tấn Hoàng Văn vào SCB từ tháng 7/2013. Trước đó, Văn làm công ty kiểm toán Quốc tế, công tác ở Hà Nội 18 năm và muốn trở về miền Nam để làm việc tại quê. Nguyễn Thị Thu Sương, Chủ tịch HĐQT đã đưa Văn sang làm việc tại SCB. Văn cho biết, bản thân có vị trí trong ngành kiểm toán nên được chọn vào vị trí Phó chủ tịch Ủy ban chiến lược của ngân hàng SCB.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn trả lời Hội đồng xét xử (ảnh chụp qua màn hình)
Sau 6 tháng, Văn được lên làm Phó Tổng giám đốc rồi được HĐQT bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tạm quyền. Văn cho biết, sau một thời gian làm việc tại SCB, Văn nhận thấy bà Lan là người nắm cổ phần lớn và có ảnh hưởng đến thành viên HĐQT cũng như ban điều hành SCB.
Khai với CQĐT, Văn cho biết chính bà Lan đã đưa mình lên vị trí Tổng giám đốc. Văn thừa nhận bà Lan cũng là người đứng sau điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng SCB huy động trong một thời gian dài là hơn 511.000 ngàn tỷ đồng từ trong dân. Văn xác định rõ tất cả các khoản vay cho bà Lan vay đều không đúng, nhưng vì bà Lan nắm giữ phần lớn cổ phần trong SCB nên đã bị cáo đã "nhắm mắt đưa chân".
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 7/3.
Mặt khác, Văn tin tưởng với chiến lược kinh doanh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Lan sẽ là nơi nương tựa, giúp cho ngân hàng SCB phục hồi trong tái cơ cấu. Văn thừa nhận, ngân hàng SCB chính là công cụ của bà Lan. Văn khẳng định bản thân không được hùn hạp hay ăn chia gì mà chỉ ăn lương, nhưng động cơ chỉ là tin tưởng vào trình độ điều hành của bà Lan. Văn cho rằng mình chỉ là người làm thuê nên trách nhiệm bồi thường cho các cá nhân, tổ chức đã gửi tiền, góp vốn vào SCB đều do bà Lan chịu trách nhiệm, vì bà Lan là người hưởng lợi.
Khi biết có đoàn thanh tra, những lần Văn ra Hà Nội đều được bà Lan nhờ mang hộp trái cây gửi cho Đỗ Thị Nhàn. Thời điểm đưa hộp quà, Văn không hề biết có bao nhiêu tiền trong đó. Tổng cộng Văn đã gặp và đưa cho Nhàn 3 lần quà, trong đó một lần là 200.000 USD tại cơ quan của Nhàn. Với tư cách là Tổng giám đốc SCB, biết rất rõ tình hình tài chính rất xấu của ngân hàng nên Văn đã nghe theo lời bà Lan, đưa tiền cho Nhàn. Sau khi đưa tiền thì SCB không bị thanh tra.
Người thứ 2 bước lên bục xét xử là Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch SCB). Bùi Anh Dũng thừa nhận bản luận tội trong bản cáo trạng của VKS. Dũng cho biết lương được hưởng mức thấp 70 triệu đồng/tháng vào các năm 2013 - 2014 và sau này cao nhất là khoảng 500 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Dũng còn được bà Lan cho 5.000 ngàn cổ phiếu trị giá khoảng 5 tỷ đồng. Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền tại SCB để chia và cho những người thân tín và giúp sức cho mình trong suốt quá trình chiếm đoạt. Riêng hai cái tết 2020 và 2021, Dũng được Lan cho 40 tỷ đồng. Bị cáo Dũng chỉ nghĩ đó là chủ cho nhân viên chứ không có suy nghĩ gì nhiều.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Bùi Anh Dũng muốn khắc phục 35 tỷ đồng và 500.000 cổ phiếu tại SCB
Những ai đã cảnh báo nhằm ngăn chặn hậu quả đại án Vạn Thịnh Phát? Có hàng loạt cán bộ ngân hàng, thanh tra, kiểm toán "dính chàm" và bị truy tố trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, cũng có những người liên quan nhưng được Cơ quan điều tra, VKSND tối cao không đưa vào diện phải xem xét trách nhiệm hình sự. Cáo trạng được VKS công bố vào buổi chiều ngày xét xử...