Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệ
Khởi nguồn là nơi cung cấp các sản phẩm nhái, Thâm Quyến giờ đây đã lột xác trở thành trung tâm công nghệ cao của thế giới.
Thâm Quyến lột xác ngoạn mục từ “thiên đường hàng nhái” thành trung tâm công nghệ cao thế giới.
Ngày nay, Thâm Quyến thường được gọi là “nhà máy của thế giới”, “ Thung lũng Silicon mới”, hoặc “thành phố trong mơ của nhà sản xuất”.
Thành phố này có hệ sinh thoái hoàn chỉnh cung cấp mọi thứ cần thiết cho các công đoạn sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Thâm Quyến cũng thành nơi quy tụ nhiều nhà sản xuất công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp và cả những nhà đổi mới công nghệ toàn cầu muốn gặt hái thành công.
Huawei, ZTE và Tencent đều “lớn lên” tại đây, bên cạnh rất nhiều công ty khác đang theo “gót chân Achille” này.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 triệu người.
Theo thống kê, 90% thiết bị điện tử của thế giới được sản xuất tại đây. Hàng chục nghìn nhà máy, 5.000 nhóm tích hợp sản phẩm và hàng nghìn xưởng thiết kế, thành phố này đã trở thành cửa ngõ của những thứ liên quan tới mạch điện, chip, đèn LED và màn hình cảm ứng.
Thâm Quyến cũng là “nhà” của 20% tiến sĩ Trung Quốc, là nơi có số người làm chủ doanh nghiệp cao nhất nước và có số tỉ phú cao hơn bất cứ đâu ở đất nước tỷ dân. Năm 2014, tạp chí Economist xếp hạng Thâm Quyến là nơi tốt nhất thế giới để thành công bằng con đường sản xuất, sáng tạo phần cứng.
Ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến đạt được sự phát triển vượt bậc từ thời hoàng kim của điện thoại di động. Năm 2003, Nokia và Motorola là ông hoàng trong ngành này. Mỗi sản phẩm họ làm ra đều được coi là chuẩn mực và được bán với giá không hề rẻ, từ 600 – 800USD.
Thâm Quyến nhanh chóng nhận ra cơ hội này. Với khả năng thiết kế, sản xuất và bán những chiếc điện thoại di động có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Thâm Quyến nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Từ thiên đường hàng nhái
Với hơn 20 trung tâm thiết bị điện tử trên diện tích 21 triệu m2, Huaqiangbei được coi là trái tim của ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến. Khu chợ điện tử này cũng được xem là “thiên đường hàng nhái”, có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mọi linh kiện điện tử cần thiết để các công ty tự tạo ra sản phẩm riêng.
Video đang HOT
Hàng điện tử được bán tại các shop trong khu chợ điện tử Huaqiangbei, Thâm Quyến.
Thâm Quyến có mạng lưới tập trung hàng chục nghìn nhà máy và các xưởng sản xuất hàng nhái chuyên nghiệp. Các sản phẩm bắt chước mẫu mã thường được gọi bằng cái tên “shanzhai”. Theo giới phân tích, chính “shanzhai”, chứ không phải Apple, là thủ phạm khiến các “tượng đài công nghệ” như Motorola và Nokia sụp đổ.
Shanzhai là hệ sinh thái cộng tác bao gồm các nhà sản xuất sẵn lòng làm bất cứ sản phẩm nào dễ bán. Nếu là điện thoại, thì đó sẽ là iPhone hoặc các thương hiệu smartphone “hot” khác. Tất cả thiết kế, danh sách vật liệu và quy trình sản xuất đều được các nhà sản xuất chia sẻ với nhau.
Ở đây, hoàn toàn không có khái niệm về sở hữu trí tuệ. Họ có thể phát triển, sản xuất, bán ra thị trường những sản phẩm mà không có bất cứ thương hiệu (theo đúng nghĩa) nào có thể làm được. Đây là lực lượng hùng hậu có lúc lên tới 25.000 công ty, sản xuất 1/4 điện thoại di động cho cả thế giới.
Dây chuyển sản xuất Apple Watch nhái tại Thâm Quyến.
Tới trung tâm đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, shanzhai không đơn thuần chỉ có nhái y nguyên sản phẩm. Họ cũng tìm cách cải tiến và chỉ nhái những điểm mạnh, đồng thời biết cân đối với chi phí bỏ ra. Dễ nhận thấy nhất là những chiếc điện thoại 2 SIM, loa ngoài cực lớn, tích hợp đèn UV để phát hiện tiền giả, và pin có thể dùng hơn một… Đó là những cải tiến rất đáng học hỏi.
Hệ sinh thái shanzhai đã tạo ra nhiều thương hiệu đổi mới toàn cầu. Chỉ cách đây 5 năm, các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc luôn bị coi là lừa đảo với lợi thế duy nhất là sản phẩm giá rẻ. 70% smartphone bán tại Trung Quốc thời đó là từ 3 thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi. 8 trong tổng số 10 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là công ty Trung Quốc. 3 trong số này đang đứng trong top 6 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chất lượng cải thiện cộng với marketing được thực hiện tốt hơn đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Từ bên trên, chính sách cũng chuyển dịch theo hướng hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao trưởng thành hơn. Chính phủ nước này khuyến khích sáng tạo và tăng trưởng kinh thế theo hướng mới. Các nhà sản xuất thì điều đó có nghĩa là phải tự đổi mới, tìm hướng đi mới để không mang tiếng copy ý tưởng nước ngoài.
Các nhà sản xuất tại trung tâm hỗ trợ đổi mới Hax, Thâm Quyến.
Vài năm trở lại đây, Thâm Quyến đã cung cấp nhiều khoản hỗ trợ lớn cho các ý tưởng đổi mới, trong đó có hội thảo chia sẻ ý tưởng, các khoản vay lãi suất thấp hoặc không lãi xuất, ủng hộ thiết bị cho các hội chợ công nghệ và thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.
Cùng với đó là các trung tâm đổi mới như Hax, Shenzhen Open Innovation Lab và Chaihuo, giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà đổi mới công nghệ trên khắp thế giới muốn khởi nghiệp từ Thâm Quyến.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Giới công nghệ sẽ sớm có những nghìn tỷ phú USD
Các nghìn tỷ phú sẽ là tương lai không thể tránh khỏi của ngành công nghệ, khi số tiền kiếm được bằng các cải tiến mới ngày càng khổng lồ.
Với trị giá tài sản ước tính khoảng 75 tỷ USD, Bill Gates - người giàu nhất hành tinh, sẽ phải cần thêm 925 tỷ USD để trở thành một trillionaire - nghìn tỷ phú USD đầu tiên trong lịch sử.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng một ông trùm từ thung lũng Silicon cam đoan điều này sẽ thành hiện thực chỉ trong vài thập niên tới. Thậm chí đó không nhất thiết phải là người kế thừa Bill Gates.
"Chúng ta cần phải sẵn sàng với một thế giới có nhiều nghìn tỷ phú trong đó", Sam Altman, chủ tịch của Y Combinator, vườn ươm khởi nghiệp lớn và có uy tín cao trong ngành công nghiệp công nghệ cao nói.
Bob Lord, nhà phân tích và cũng là luật sư thuế, tin rằng sự thay đổi trong tài sản này có thể xảy ra khoảng 25 đến 30 năm nữa.
Bill Gates nhiều năm liền là người giàu nhất thế giới, nhưng tài sản của ông có thể chỉ bằng con số lẻ với những tỷ phú tương lai. Ảnh: Winbeta.
John D. Rockefeller, trùm tư bản trong ngành công nghiệp hóa dầu thời kỳ sơ khai Hoa Kỳ, ưa thích việc sống trong tài sản xa hoa. Thời điểm giàu nhất, tài sản của ông trùm này có thể đạt được đến 350 tỷ USD theo tỷ giá bây giờ.
Bob không biết chắc người có thể vươn đến mức nghìn tỷ phú này sẽ hoạt động trong lĩnh vực gì, nhưng rất có thể đó là một tay giống như Elon Musk.
Công ty SpaceX & Tesla của Elon Musk được dự đoán sẽ đạt trị giá hơn 600 tỷ USD trong tương lai. Ảnh: Fastcompany.
"Một người nào đó có thể sẽ tạo ra thứ chưa ai tạo ra trước đây", Bob nói "rất có thể, họ sẽ sản xuất ra mức của cải vật chất chưa từng có".
Về phần mình, Altman tin rằng sự đổi mới của công nghệ sẽ tăng theo cấp số nhân, đến một mức độ mà những người được hưởng thành quả của nó có thể tạo ra hàng trăm tỷ đô mỗi năm.
"Những nghìn tỷ phú đầu tiên sẽ là những nhà phát minh, một người tạo ra cái gì đó thay đổi thế giới, giống như cách mà Bill Gates đã làm với các máy tính", Oliver Williams, chuyên gia tư vấn tại London Wealth Insight, nói với tờ The Times of London.
Những nhà phát minh sẽ giàu có nhanh hơn, với số tiền kiếm được lớn hơn rất nhiều. Ảnh: IGN.
Theo báo cáo từ Credit Suisse's 2013 Global Wealth , tổng tài sản toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, đạt mức 241 nghìn tỷ USD - cao nhất mọi thời đại.
Nếu cứ tiếp tục đi theo kịch bản này, các tỷ phú sẽ phổ biến hơn, và những nghìn tỷ phú sẽ xuất hiện.
"Nếu thế giới này tràn đầy của cải, mọi người sẽ nhận được một phần nhỏ từ đó, đủ để có được cuộc sống ổn định và quyết định xem có nên tiếp tục đi làm hay không. Phần còn lại sẽ là các nghìn tỷ phú", Altman nói với Tech Insider.
Đại Việt
Theo Zing
Góc tối ở thung lũng Silicon Đằng sau bộ mặt hào nhoáng như lương cao, thưởng lớn, chăm sóc sức khỏe và du lịch khắp thế giới thì các kỹ sư ở thung lũng công nghệ hàng đầu thế giới vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Bề ngoài, họ là con cưng của các công ty công nghệ với nhiều ưu đãi như được trả lương cao, tiền thưởng,...