Thâm Quyến phong tỏa quận giáp Hong Kong
Giới chức thành phố Thâm Quyến phong tỏa quận trung tâm Phúc Điền – khu vực giáp ranh giới Hong Kong – sau khi khoảng 20 ca bệnh được phát hiện trong hai ngày 24-25/6.
Theo lệnh phong tỏa kéo dài 3 ngày, các khu chợ, rạp chiếu phim, quán bar, công viên và phòng tập sẽ phải đóng cửa. Các sự kiện công cộng cũng phải tạm hoãn trong khu vực có khoảng 1,55 triệu dân này, South China Morning Post đưa tin ngày 26/6.
Một số tuyến xe buýt và tàu điện ngầm cũng phải dừng hoạt động. Những người muốn sử dụng phương tiện công cộng hay tới các địa điểm công cộng phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong 24 giờ. Trong khi đó, các nhà hàng chỉ được phép hoạt động 50% công suất.
Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Thâm Quyến trong đợt bùng phát dịch hồi tháng 3. Ảnh: Tân Hoa xã.
Theo Ủy ban Y tế thành phố Thâm Quyến, các biện pháp phong tỏa sẽ kéo dài 3 ngày, trước khi được “điều chỉnh” dựa trên tình hình phòng dịch.
Việc Thâm Quyến phải áp đặt phong tỏa trở lại cho thấy các thách thức với chiến lược “ Zero Covid-19″ mà Trung Quốc đang áp đặt. Dù giúp số ca bệnh không tăng cao, các biện pháp phòng dịch cứng rắn khiến nhiều doanh nghiệp, cả trong nước lẫn nước ngoài, mệt mỏi, cũng như gây tổn hại tới nền kinh tế.
Một cư dân không muốn tiết lộ danh tính tại quận Phúc Điền cho biết khu dân cư của ông đã được xếp vào trạng thái “bị kiểm soát” trong tuần qua, sau khi một ca bệnh được phát hiện.
“So sánh với việc bị phong tỏa 7 ngày hồi tháng 3, tôi nghĩ việc phong tỏa ngắn tốt hơn và linh động hơn. Nhiều người cũng ủng hộ các biện pháp này hơn”, người này nói với South China Morning Post.
Theo chính sách của tỉnh Quảng Đông, cư dân các vùng “bị kiểm soát” được phép ra khỏi nhà và di chuyển trong khu dân cư. Dù vậy, cư dân trên cho biết họ không được phép ra khỏi nhà.
“Chúng tôi đặt ra câu hỏi về chính sách với các vùng bị kiểm soát với giới chức địa phương. Nhưng không ai có thể trả lời về việc tại sao quy định của thành phố khác với chính quyền tỉnh”, người này chia sẻ.
'Chương mới' trong chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc
Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh xét nghiệm hàng loạt và diện rộng nhằm sớm khoanh vùng để khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Điều này dần trở thành quen thuộc với người dân.
Mỗi ngày, Xu Xinhua đều phải xếp hàng trong khoảng một giờ để chờ nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19. Mỗi lần như vậy, ông đều hy vọng sẽ có kết quả xét nghiệm âm tính để có thể tiếp tục giao thực phẩm, thuốc men,... cho người dân khắp Thượng Hải, theo New York Times.
Ông Xu, 49 tuổi, được Shansong Express - một công ty dịch vụ chuyển phát nhanh, trả theo giờ, nhưng chỉ khi ông hoàn thành các đơn đặt hàng.
Nét đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày
Việc xét nghiệm Covid-19 thường xuyên đã trở thành điều quen thuộc với hàng trăm triệu người dân ở Trung Quốc. Tại các thành phố lớn, ngay cả khi không có ca mắc nào được báo cáo, người dân vẫn được yêu cầu xuất trình giấy xét nghiệm PCR âm tính để đi mua sắm, đi tàu điện ngầm,...
Trung Quốc là quốc gia cuối cùng trên thế giới đang cố gắng loại bỏ Covid-19. Trong khi đó, sự lây lan của biến chủng Omicron lại đang thách thức chiến lược cách ly và phong tỏa hàng loạt của nước này.
Xét nghiệm Covid-19 ở lối vào của một khu dân cư ở Thượng Hải. Ảnh: AFP.
Giới chức hy vọng việc xét nghiệm hàng loạt thường xuyên sẽ giúp cách ly các ca mắc trong cộng đồng, trước khi chúng gây ra đợt bùng phát lớn hơn. Tuy nhiên, chính sách này có thể tốn kém và mất thời gian, cũng như hạn chế nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
Chỉ hai tuần sau khi Thượng Hải dỡ phong tỏa, các nhà chức trách lại đưa hàng triệu người vào diện phong tỏa mới để xét nghiệm hàng loạt, từ đó gây bức xúc ở một số khu vực.
Tại Bắc Kinh, vài ngày sau khi thành phố cho biết đã kiểm soát được đợt bùng phát, các ca mắc đã đạt mức cao nhất trong ba tuần vào ngày 14/6. Sau khi ghi nhận một ổ dịch tại quán bar ở quận Triều Dương, chính quyền đã bắt đầu xét nghiệm người dân trong ba ngày và đóng cửa các cơ sở kinh doanh.
Người lao động cho biết thời gian để xét nghiệm Covid-19 đang "ăn vào lương của họ". Chính quyền địa phương đang lấy tiền từ các dự án xóa đói giảm nghèo để chi trả cho việc xét nghiệm Covid-19. Các doanh nghiệp lo ngại rằng yêu cầu này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, trong khi các nhà kinh tế quan ngại mọi người sẽ ở nhà để tránh những phiền toái.
Một số quan chức địa phương đã cố gắng thu hẹp quy mô xét nghiệm. Nhiều quan chức khác đã thừa nhận gánh nặng to lớn mà việc xét nghiệm định kỳ đã gây ra cho người dân. Tuy nhiên, lãnh đạo cấp cao của đất nước vẫn "kiên quyết" tuân thủ chiến lược loại bỏ hoàn toàn các ca nhiễm.
Sau khi Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan yêu cầu các thành phố đảm bảo rằng cư dân có thể được xét nghiệm trong vòng 15 phút đi bộ từ nơi họ sống, các cơ sở xét nghiệm đã xuất hiện ở quảng trường, khu mua sắm và công viên.
Trái chiều
Việc xét nghiệm hàng loạt cũng ghi nhận một số quan điểm trái chiều. Chẳng hạn, tại quận Triều Dương của Bắc Kinh, một số người dân đang phẫn nộ khi có thêm đợt phong tỏa và xét nghiệm mới. Zoey Zhou, một nhà báo sống trong quận, cho biết cô lo lắng rằng nếu bản thân bỏ lỡ một lần xét nghiệm Covid-19, ứng dụng mã sức khỏe sẽ không cho phép cô vào khu nhà của mình.
Có những dấu hiệu cho thấy các chính sách chống dịch của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Số người mua sắm ngày càng ít, khiến doanh số bán lẻ suy giảm. Mọi người cũng ít quan tâm đến việc mua tài sản.
Nhiều người dân Trung Quốc phẫn nộ khi có thêm đợt phong tỏa. Ảnh: Shutterstock.
Chính quyền địa phương đang phải vật lộn để chi trả cho tất cả xét nghiệm Covid-19. Chẳng hạn, tại thành phố Dương Tuyền, các quan chức cho biết họ sẽ xây dựng một hệ thống xét nghiệm hàng loạt bất chấp "những hạn chế nghiêm trọng về mặt tài chính".
Các ước tính về tổng chi phí của chính sách xét nghiệm là khác nhau, nhưng có thể lên tới hàng chục tỷ USD.
Thượng Hải cho biết vào tháng 8, họ sẽ bắt đầu thu phí mọi xét nghiệm Covid-19 của người dân. Một xét nghiệm sẽ tiêu tốn của ông Xu khoảng một nửa số tiền ông kiếm được trong một giờ. Trong khi đó, thu nhập của ông đã sụt giảm nghiêm trọng trong suốt hai tháng Thượng Hải phong tỏa.
Nhiều bộ phận của chính quyền đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết của việc phải hạn chế tác động mà các biện pháp chống dịch đang gây ra. Một quan chức y tế Bắc Kinh từng cảnh báo rằng xét nghiệm PCR "không nên trở thành tiêu chuẩn".
Ở tỉnh Giang Tây, nơi các công chức phải đối mặt với việc cắt giảm lương và thắt chặt tiền thưởng trong nhiều tháng vì ngân sách quá eo hẹp, giới chức tỉnh vào tuần trước đã quyết định ngừng xét nghiệm hàng loạt ở những khu vực có tỷ lệ ca mắc thấp. Họ lý giải rằng đây là một trở ngại cho sự phát triển kinh tế.
Giới chuyên gia cho rằng việc xét nghiệm có thể phá vỡ một chuỗi lây nhiễm trước khi nó bùng phát thành, nhưng điều đó không bền vững về lâu dài.
Các biện pháp khác, chẳng hạn đẩy mạnh tiêm chủng và đảm bảo thuốc kháng virus, có thể giúp một quốc gia cải thiện khả năng miễn dịch, cũng như chuẩn bị tốt hơn cho các đợt bùng phát trong tương lai.
Tuy nhiên, trong số 264 triệu người từ 60 tuổi trở lên của Trung Quốc, chỉ 64% đã được tiêm mũi tăng cường. Các chuyên gia cho rằng con số này là quá thấp.
Nhiều cư dân Thượng Hải gào thét từ ban công.Một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều cư dân Thượng Hải gào thét từ ban công. Họ đã quá mệt mỏi với cảnh phong tỏa nghiêm ngặt, người quay video khẳng định.
Trung Quốc lập trung tâm chăm sóc thú cưng hộ người cách ly COVID-19 Trung Quốc đã xây dựng trung tâm chăm sóc vật nuôi đầu tiên tại thành phố Thâm Quyến nhằm hỗ trợ những người phải cách ly tập trung vì COVID-19. Ảnh minh họa - Shenzhen Economic Daily Có diện tích 8.500 mét vuông, trung tâm chăm sóc thú cưng này đang trong quá trình chạy thử nghiệm. Nơi đây có thể đón 300...