Tham quan thung lũng Silicon: Điểm đến của dân mê công nghệ
Bạn có cơ hội được tới ngôi trường của rất nhiều vĩ nhân và tham quan nơi làm việc nổi tiếng của Google hay Apple.
Thung lũng Silicon là trung khu công nghệ cao nằm ở phía Nam vịnh San Francisco, thuộc phía bắc bang California Mỹ. Vùng thung lũng này hiện nay có khoảng 2 triệu người sinh sống và có khoảng 6.000 doanh nghiệp về công nghệ cao đang hoạt động. Trong đó, nổi bật nhất là những ông lớn trong giới công nghệ như Google, Facebook, Linked In, Apple, Intel…
Nhiều năm gần đây, không chỉ có các nhà đầu tư, các doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ mà ngày càng nhiều khách du lịch quan tâm đến khu vực đặc biệt này như một địa điểm du lịch độc đáo.
Cách thành phố San Francisco khoảng 35 km về phía Nam, việc đi lại tới thung lũng Silicon rất thuận tiện. Ngoài các phương tiện công cộng như tàu điện, xe bus, các bạn có thể thuê xe tự lái ở Mỹ với chi phí khoảng 70-120 USD một ngày cho một chiếc xe 4 chỗ. Bạn có thể tự do thoải mái khám phá thung lũng Silicon theo cách của mình.
Những địa điểm nên khám phá trong thung lũng Silicon:
Đại học Standford
Khuôn viên nhiều cây xanh của Đại học danh tiếng Standford.
Cùng với Viện Đại học Harvard, Yale và Princeton, Viện Đại học Stanford nằm trong nhóm những trườngtốt nhất của Mỹ. Đối với nhiều khách du lịch, đây là địa điểm đáng thăm quan nhất trong vùng thung lũng Silicon. Khuôn viên chính của đại học này khá rộng rãi và đẹp đẽ với các công trình vòm bán nguyệt, nằm cách San Francisco 60 km về phía đông nam, bên cạnh thị trấn Palo Alto và nằm ở trung tâm thung lũng Silicon.
Không chỉ thu hút khách du lịch vì cảnh sắc nên thơ, nơi đây nổi tiếng bởi từng là địa điểm rất nhiều nhân vật nổi tiếng của Mỹ cũng như thế giới đã dùi mài sách vở, như Mitt Romney (người tham gia tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012), tay golf cự phách Tigers Wood, Cố tổng thống Jonh F. Kennedy, CEO Microsoft Steve Balmer, hai nhà đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin…
Không khí trong trường đặc biệt rất trong lành vì hệ thống cây xanh dày đặc. Trường có đầy đủ hệ thống canteen với rất nhiều sự lựa chọn về đồ ăn, có đủ các loại đồ ăn từ Âu đến Á đáp ứng nhu cầu của cả các sinh viên quốc tế và khách du lịch. Khi tới đây, bạn đừng bỏ lỡ món ăn hamburger trứ danh. Món ăn này từng được John F.Kennedy rất yêu thích.
Kiến trúc mái vòm bán nguyệt đặc trưng ở Standford.
Bảo tàng Intel (Intel Museum)
Video đang HOT
Được thành lập năm 1992, bảo tàng Intel đặt tại Santa Clara, California (cách San Francisco khoảng 65 km). Đây là nơi trưng bày những thành tựu kể từ khi Intel mới thành lập cho đến những thành công của sản phẩm mới nhất hiện giờ. Trong đó, Intel trưng bày cả những sản phẩm có ý nghĩa trong quá trình thay đổi thế giới công nghệ.
Bảo tàng thường xuyên đón khách thăm quan yêu công nghệ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Khi thăm quan bảo tàng, bạn sẽ hiểu rõ về lịch sử tập đoàn Intel, quá trình sản xuất ra những bộ vi xử lý máy tính, trái tim của mọi máy tính trên thế giới. Bảo tàng hoàn toàn miễn phí vé vào cửa.
Đại bản doanh của Apple, Facebook và Google
Trụ sở của Apple nằm ở Cuppertino cách Stanford khoảng 10 km về Phía Nam. Google ở Mountain View còn Facebook ở Palo Alto. Để vào được hẳn đại bản doanh của 3 ông trùm trên bạn phải có giấy phép đặc biệt từ phía công ty họ, và điều này chỉ có thể khi bạn là đối tác hoặc bạn có tham gia chương trình thăm quan đặc biệt do công ty tổ chức.
Thông thường cả 3 công ty trên đều được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Bạn có thể đặt chân vào khuôn viên của họ nhưng chỉ 5 phút sau sẽ có bảo vệ đến hỏi thăm và sẽ đồng ý cho bạn chụp vài kiểu ảnh bên ngoài trước khi nhã nhặn mời bạn ra khỏi lãnh thổ của họ. Đặc biệt là Facebook, vấn đề an ninh ở đây rất quy củ.
Không gian làm việc của Google.
Ở Apple, bạn không thể thăm quan khu làm việc nhưng có thể tự do đi lại trong khu vực bên ngoài các building và đặc biệt là có thể tới thăm Apple Store thuộc khu trụ sở chính. Ở đây, ngoài bán các thiết bị, Apple còn có những món đồ lưu niệm mà bạn không thể mua được ở những Apple Store khác như các loại áo, móc khoá, sổ tay… đương nhiên là có hình quả táo cắn dở.
Đặc biệt, với những du khách đang muốn mua một sản phẩm của Apple như Macbook hay điện thoại iPhone thì đây thực sự là một kỷ niệm đáng nhớ bởi bạn sẽ rất an tâm khi mua được sản phẩm tại chính đại bản doanh, nơi thiết kế ra những thiết bị huyền thoại này.
Nơi làm việc đặc biệt của hơn 30. 000 nhân viên Google luôn là chủ đề mà giới công nghệ cũng như báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Trong trụ sở chính hơn 110.000 m2 , hơn 1.000 chiếc xe đạp mang màu sắc đặc trưng của Google được để rải rác khắp nơi cho nhân viên của họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Những chiếc xe đạp sơn màu đặc trưng của Google đặt khắp nơi trong không gian để nhân viên có thể di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác.
14 nhà hàng miễn phí phục vụ nhân viên. Ngoài ra có hàng loạt sân bóng chày , bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi, thậm chí cả nhà trẻ được bố trí trong khuôn viên. Nhân viên của họ khi cần hỗ trợ y tế cũng có thể tìm đến khu bệnh xá với đầy đủ trang thiết bị cũng như y bác sĩ. Ngoài ra nhân viên Google có quyền dùng 20% thời gian làm việc của họ để them đuổi những dự án riêng không liên quan đến công việc. Đối với dân công nghệ, đây thực sự là một thiên đường có thật.
Nếu bạn ngồi ở quán bar hay cafe trong khu vực sảnh chính và quan sát, bạn sẽ có cảm giác Google như một thế giới thu nhỏ, một thế giới rất đặc biệt với những con người cũng rất đặc biệt. Họ đến từ mọi nơi trên thế giới, không kể màu da, chủng tộc, cả người lành lặn và người khuyết tật. Ở Google, nhân viên được sống và thể hiện đúng bản chất của mình. Họ có thể ăn mặc tự do, cá tính và sáng tạo không gian làm việc theo cách rất riêng.
Nhiều dân du lịch xuất thân từ những người làm công nghệ luôn ao ước được tới thung lũng Silicon một lần, không chỉ đơn thuần thăm quan khu công nghệ cao bậc nhất thế giới mà còn để có thêm động lực và ý tưởng cho những dự án của mình.
Theo VNE
Facebook chống chọi với "tuổi già"
Giới thạo tin ở Thung lũng Silicon đang kháo nhau rằng Facebook chính là một Yahoo thứ hai, nhưng CEO của Facebook Mark Zuckerberg đang làm tất cả để chứng minh điều ngược lại.
Tại sao một công ty lớn và đang phất lên như Facebook lại bị so sánh với "bà già" Yahoo? Bởi vì Facebook đang gặp phải vấn đề mà Yahoo từng mắc phải trước kia.
Giao diện mới 'cổ đại' của Facebook
Cuối năm trước, Facebook đã dừng việc ra mắt giao diện "lung linh" mới của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Lí do rất đơn giản: Bản thiết kế mới tuy đẹp, nhưng chỉ phù hợp với các màn hình lớn và sắc nét. Vì thế, những chiếc vi tính cũ hơn và màn hình rẻ tiền "bó tay" trước giao diện này.
Bởi vậy mà gần đây, nhiều người ca thán về việc giao diện Facebook của họ bị đổi ngược lại như hồi năm 2009, với việc hiển thị nhỏ hơn và không thoải mái. Tuy nhiên, điều này lại là rất phù hợp với đại đa số người dùng Facebook.
Chính việc Facebook không thể có một đột phá về thiết kế vì sự quá phổ biến của mình khiến hãng bị so với Yahoo. Yahoo đã từng phải vật lộn với nan đề cổ điển của sự cách tân.
Bài toán khó khi những "ông trùm" công nghệ muốn đổi mới
Yahoo đã từng là kẻ thống trị thế giới internet những năm 1990 và đầu những năm 2000. Và đã từng có nhiều ý tưởng đổi mới trang Yahoo.com, nhưng đành "bó tay" bởi hãng đang phải phục vụ một lượng lớn người dùng. Bởi nếu Yahoo thay đổi, phần lớn người dùng của hãng sẽ khó dùng trang Yahoo.com hơn, hoặc không sử dụng đầy đủ các tính năng mà trang cung cấp.
Điều đó đã khiến Yahoo khó cạnh tranh với các công ty nhỏ hơn. Các công ty này không bị gắn vào lượng lớn người dùng như Yahoo và có thể thoải mái đưa ra những cải tiến của mình. Và rồi, trong số những công ty nhỏ phải sống dưới "cái bóng" của Yahoo ấy, nay Facebook và Google đang trở nên to lớn và đang xâm thực vào phần lợi nhuận còn lại ít ỏi của Yahoo.
Giờ thì Facebook chính là kẻ phải đối mặt bài toán đã khiến lão làng Yahoo xuống dốc.
Hãng chẳng thể nào thiết kế lại một giao diện hiện đại cho người dùng của năm 2017, mà không làm phiền lòng hàng tỉ người dùng đã theo hãng từ năm 2004.
Điều đó khiến Facebook trở nên dễ bị tổn thương trước các công ty khởi nghiệp. Các công ty mới hiện đang xây dựng nhiều công cụ xã hội tùy biến cho tablet, điện thoại và máy tính với các công nghệ mới nhất. Những công ty này sẽ không phải để ý tới hàng tỉ người dùng, cho tới khi họ lấy đi hàng tỉ USD doanh thu quảng cáo mà nhẽ ra thuộc về Facebook.
Nhưng có lẽ CEO Mark Zuckerberg đã nhận ra sự giống nhau giữa Facebook vàYahoo từ năm 2005, và anh đang làm rất nhiều việc để ngăn chặn "vết xe đổ" ấy.
Facebook đã tung rất nhiều tiền để mua những đối thủ cạnh tranh hoặc các công nghệ mới. Trong vòng 16 tháng qua, Facebook đã tung 22 tỉ USD ra để mua Instagram, Whatsapp và Oculus. Hai trong số đó, Instagram và Whatsapp có thể coi là đối thủ của Facebook ở thị trường mạng xã hội cho di động, còn Oculus chính là một công nghệ mới rất có thể trở thành nền tảng đại chúng như Facebook hiện nay. Đó là chưa kể hàng chục startup nhỏ khác được công ty này mua lại.
Vậy, liệu Yahoo có từng làm như Facebook hiện tại?
Bài học đau lòng của Yahoo
Thực sự là có một câu chuyện như vậy. Nhưng Yahoo đã không thành công.
Vào năm 2006, Yahoo đã có cơ hội mua lại một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng, và tới nay công ty này đã có giá trị lên tới hơn 150 tỉ USD. Hội đồng quản trị Yahoo và của công ty khởi nghiệp đã chuẩn y quyết định bán công ty đó cho Yahoo với giá 1 tỉ USD.
Nhưng vào "phút thứ 89", CEO của Yahoo lúc bấy giờ là Terry Semel đã quyết định rằng cái giá 1 tỉ USD là quá cao và đưa ra giá 850 triệu USD. Mức giá này được CFO của Yahoo là Sue Decker đưa ra, bởi ông nghĩ rằng cái giá đó phù hợp với công ty khởi nghiệp kia hơn.
Có một điều mà ông Semel không ngờ tới là vị CEO trẻ tuổi kia không hề muốn bán công ty của mình. Nhưng trước đó anh đã từng nói với các lãnh đạo của công ty mình rằng nếu ai ra giá 1 tỉ USD, anh sẽ bán công ty.
Và thế là khi Yahoo đưa ra giá 1 tỉ USD, vị CEO trẻ đã rơi vào thế "há miệng mắc quai" với ban lãnh đạo của mình. Vì thế mà thương vụ mới được nhanh chóng thông qua. Khi Semel mặc cả với giá 850 triệu USD, vị CEO kia mới có cớ mà dừng thương vụ lại.
Đó là câu chuyện vì muốn tiết kiệm 150 triệu USD, mà Yahoo vuột mất công ty nay nay có giá hơn 150 tỉ USD.
Và công ty đó chính là Facebook. Vị CEO trẻ dã từ chối lời đề nghị 850 triệu USD chính là Mark Zuckerberg.
Bài học đầu đời khiến cho Zuckerberg rút ra kết luận rằng khi anh đã chuẩn bị đưa ra quyết định mua một công ty lớn, anh sẽ không ngần ngại việc mất thêm một số tiền nhỏ nữa. Bởi số tiền đó nếu so với giá trị công ty khởi nghiệp hiện tại thì khá lớn, nhưng nó chẳng là gì so với tương lai của công ty khởi nghiệp trên.
Thêm nữa, trong ngành công nghệ có tốc độ thay đổi chóng mặt này, mua lại chính là cách giải quyết những nan đề về sự cải tiến. Nếu như công ty được mua lại không giúp Facebook giải quyết vấn đề, Facebook sẽ thất bại. Vì Facebook hiện tại không mong gì việc cải tiến chính hãng, trước những nan đề mà hơn 1 tỉ người dùng đang "buộc" vào mạng xã hội này.
Theo Trí Thức Trẻ/Elexonic
Facebook đứng ngoài thỏa thuận "ép lương" của Apple và Google Trong một vụ kiện liên quan tới rất nhiều các tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ, Adobe, Apple, Google, Intel và Pixar bị cáo buộc bắt tay nhau đặt lương "trần" và hạn chế "săn người" của nhau nhằm loại bỏ tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng. Mạng lưới "hạn chế tuyển dụng chéo" có sự tham gia của các...