Tham quan mang biệt danh ‘Nữ Diêm vương’: “Đàn ông lọt vào mắt tôi phải là của tôi”
Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, La Á Bình từ một nhân viên thu mua đã trở thành nữ tham quan khiến ai nghe tên cũng giật mình.
La Á Bình sinh năm 1960 tại Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc, xuất thân trong một gia đình với mẹ là nông dân, bố giữ chức quan nhỏ tại huyện.
Các nhà điều tra vẫn chưa tìm ra được nguyên do vì sao vị nữ quan này từ một nhân viên thu mua với trình độ học vấn hết THPT lại có thể leo tới vị trí Cục phó Cục quy hoạch và Phát triển thành phố Phủ Thuận.
Biệt danh “Nữ Diêm vương” gắn với La Á Bình trong một vụ cưỡng chế đất đai với gia đình họ Đinh. Vì gia đình này không nghe theo lời chính sách đền bù của tỉnh, cương quyết chống lại nhóm thi hành công vụ nên bà ta đã cho quân đến cưỡng chế và đập phá nhà, buộc gia đình họ Đinh phải dời đi.
Sau vụ này có rất nhiều người khiếp vía vị nữ quan, cũng từ đây tiền không ngừng chảy vào túi bà ta. Theo điều tra, số tài sản riêng mà bà nắm giữ lên tới hàng trăm triệu NDT và rất nhiều bất động sản.
Video đang HOT
Không chỉ tham ô, về khoản “cuồng” đàn ông, cũng ít ai qua mặt La Á Bình, dù ngoại hình La Á Bình không mấy hấp dẫn.
Với số tiền thu được từ những phi vụ cưỡng chế và quy hoạch phát triển thành phố, La Á Bình bắt đầu ăn chơi trác táng. Bà nổi tiếng với câu nói: “Đàn ông lọt vào mắt tôi phải là của tôi”.
Năm 1990, bà kết hôn với Lâm Tư Bản – Cục trưởng Cục quản lý đất đai nhưng 2 người đã ly hôn sau 2 năm chung sống do ông “không đáp ứng nổi” nữ quan. Người ta nói rằng bà sẵn sàng làm tình nhân của cấp trên và luôn thủ sẵn cho mình 2 phi công trẻ để thỏa mãn bản thân.
Ngày 20 tháng 12 năm 2010, với tội danh tham nhũng, La Á Bình đã bị tòa án nhân dân tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc tuyên án tử hình.
Thiếu điện, Trung Quốc siết kiểm soát năng lượng
16 trong 31 tỉnh của Trung Quốc áp dụng các biện pháp siết chặt tiêu thụ điện, khiến nhiều công ty gặp khó khăn và nhiều người dân lo ngại.
Các tỉnh đông bắc Trung Quốc gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang đang trải qua tình trạng mất điện diện rộng tại các hộ gia đình, khiến nhiều người dân than phiền trên mạng xã hội rằng điện lưới bị cắt vào giờ cao điểm mà không báo trước.
Một số đèn giao thông ở thủ phủ Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh đột ngột ngừng hoạt động hồi giữa tuần trước, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Đèn đường bị tắt ở thành phố Thẩm Dương hôm 23/9. Ảnh: SCMP .
"Chính quyền địa phương phải kiểm soát tiêu thụ để tránh sụp đổ toàn mạng lưới điện. Sự sụt giảm bất ngờ của điện gió ngày 23-25/9 cùng nhiều lý do đã khiến khoảng trống trong nguồn cung điện tăng lên mức nghiêm trọng", tờ Peoples Daily ,cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời quan chức tỉnh Liêu Ninh cho biết hôm 26/9.
"Tình trạng cắt điện bất thường, không có kế hoạch và không được báo trước, cũng như giới hạn tiêu thụ năng lượng có thể kéo dài đến tháng 3/2022. Mất điện, nước sẽ trở thành điều bình thường nhằm đáp ứng yêu cầu của mạng lưới điện quốc gia và những quy định sở tại", một công ty cấp nước ở tỉnh Cát Lâm đăng thông báo trên mạng xã hội WeChat.
Thông báo này sau đó bị xóa và thay thế bằng thông cáo mềm mỏng hơn, thêm rằng thông điệp ban đầu "dùng từ ngữ không phù hợp, gây hiểu nhầm cho công chúng".
Chính quyền Quảng Đông, tỉnh có nền kinh tế lớn nhất Trung Quốc, cũng đưa ra thông báo về những sáng kiến tiết kiệm năng lượng trên toàn tỉnh, đồng thời kêu gọi các tổ chức chính phủ đi đầu bằng cách ngừng dùng thang máy ở ba tầng thấp nhất trong những tòa nhà văn phòng.
Trước đó, nhiều thành phố tại Quảng Đông cũng áp lệnh kiểm soát tiêu thụ điện ngoài giờ cao điểm, cũng như hạn chế sản xuất với nhiều ngành công nghiệp, cảnh báo những doanh nghiệp vi phạm sẽ bị cắt nguồn cung điện. Giới chức Thành Viễn giữa tuần trước yêu cầu các công ty công nghiệp ngừng sử dụng điện từ 8h đến 23h hàng ngày mà không cho biết hạn chế sẽ kéo dài bao lâu.
Nhiều công ty, đặc biệt là công ty nhỏ, đã phải chuyển sang sản xuất vào ban đêm, giảm sản lượng hoặc ngừng hoạt động.
Tình trạng thiếu điện khiến Trung Quốc thường xuyên phải cắt điện ở một số khu vực hàng năm, nhưng tần suất đã tăng đáng kể từ nửa cuối năm 2020.
Giới phân tích cho rằng thiếu hụt than đá và nỗ lực cắt giảm khí phát thải của Bắc Kinh là nguyên nhân chính dẫn tới điều này, đồng thời cảnh báo những đợt gián đoạn năng lượng tiếp theo có nguy cơ làm trầm trọng lạm phát và sụt giảm sản xuất.
Bệnh nhân ở Bắc Kinh gây bất ngờ, không đi đâu xa 14 ngày mà dính Omicron Lực lượng chức năng đã phong tỏa nơi làm việc cùng khu nhà của ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và thu thập 2.430 mẫu xét nghiệm những người có liên quan hai địa điểm này. Cộng đồng dân cư của ca nhiễm Omicron nằm ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15-1...