Thẩm phán yêu cầu Qualcomm buộc phải cấp phép một số công nghệ của mình cho các đối thủ, bao gồm cả chính Intel
Cho dù đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ nhưng nó có thể gây hại cho mô hình kinh doanh của Qualcomm trong tương lai.
Vào thứ Ba vừa qua, một thẩm phán liên bang tại Mỹ đã ra phán quyết rằng hãng cung cấp chip Qualcomm phải cấp phép một số công nghệ của mình cho các đối thủ cạnh tranh, ví dụ như Intel.
Đây là phán quyết sơ bộ cho vụ kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Mỹ FTC đưa ra vào đầu năm 2017 nhằm chống lại Qualcomm và dự kiến được đưa ra xét xử vào năm tới.
Theo phán quyết này, thẩm phán Lucy Koh tại Tòa án Quận Bắc California cho rằng, Qualcomm phải cấp phép một số công nghệ liên quan đến các chip modem của mình – các bộ phận giúp smartphone kết nối với mạng lưới dữ liệu không dây – cho các công ty chip đối thủ.
Phán quyết này được xem như một thất bại đối với Qualcomm bởi vì công ty chip và FTC vào tháng trước đã cùng nhau yêu cầu thẩm phán Koh hoãn đưa ra phán quyết với vụ kiện này trong vòng 30 ngày để hai bên theo đuổi các cuộc đàm phán dàn xếp vụ việc.
Video đang HOT
Thẩm phán Koh đã phủ nhận hành động đó và đưa ra quyết định vào hôm thứ Ba vừa qua.
Vẫn chưa rõ liệu phán quyết này sẽ tác động như thế nào đến các cuộc đàm phán dàn xếp giữa hai bên. Cổ phiếu Qualcomm đã giảm 0,3% xuống còn 63,26 USD/cổ phiếu sau khi thông tin này được đưa ra.
Cả Qualcomm, Intel và FTC đều không trả lời các yêu cầu đưa ra bình luận của mình về vụ việc này.
Dàn xếp với các cơ quan quản lý Mỹ sẽ là bước ngoặt đối với hãng chip ở San Diego này. Nó sẽ cho phép công ty bảo vệ được mô hình kinh doanh của mình giữa cơn bão kiện tụng với các khách hàng lớn của mình, bao gồm Apple và Huawei Technologies, cũng như các thách thức pháp lý khác mà họ đang gặp phải từ nhiều nước trên thế giới.
Trung tâm trong các vụ kiện dân sự và tranh chấp với các cơ quan quản lý là liệu việc cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm, khi kết hợp với hoạt động kinh doanh chip của mình, có tạo thành hành vi chống lại cạnh tranh hay không. Các nhà quản lý tại Hàn Quốc và Đài Loan đều ra các phán quyết chống lại Qualcomm, nhưng họ đã đệ đơn kháng cáo và dàn xếp với một số cơ quan đó.
Vào tháng Tám vừa qua, Qualcomm đã dàn xếp với các nhà quản lý tại Đài Loan bằng số tiền 93 triệu USD và một thỏa thuận đầu tư 700 triệu USD vào quốc gia này trong vòng 5 năm tới.
Theo GenK
Chip Samsung và Intel cũng sẽ có tốc độ mạng nhanh như Qualcomm sau phán quyết của tòa án hôm nay?
Đây là phán quyết sơ bộ của vụ kiện lớn nhằm vào phía Qualcomm mà Ủy ban Thương mại Liên bang đệ trình hồi năm 2017.
Bằng sáng chế là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới những vụ kiện tụng giữa các công ty công nghệ, bởi chúng liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Các hãng thường đấu đá đến cùng để bảo vệ những "đứa con tinh thần" quý giá này, tuy nhiên đôi khi họ cũng đành bất lực. Và theo quyết định của tòa án cấp bang thì có vẻ như Qualcomm sẽ buộc phải chia sẻ một số bằng sáng chế của họ.
Phán quyết này chỉ là sơ bộ và là một phần nhỏ trong vụ kiện lớn nhằm vào phía Qualcomm mà Ủy ban Thương mại Liên bang đệ trình hồi năm 2017. Nội dung vụ kiện xoay quanh việc xác định xem gã khổng lồ công nghệ San Diego có sử dụng tài sản trí tuệ của mình để đảm bảo "chắc suất" vị trí là nhà cung cấp modem smartphone hàng đầu hay không. Nếu bị tuyên án có vi phạm, đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Mặc dù chưa đi đến kết luận cuối cùng, thế nhưng tòa án xử lý vụ kiện cho rằng Qualcomm phải bắt đầu cấp quyền sử dụng bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn cho bất kỳ công ty nào muốn dùng chúng, kể cả những đối thủ lớn như Intel hay Samsung. Nếu không như vậy, Qualcomm sẽ "giữ vị thế độc tôn trong lĩnh vực sản xuất chip modem và giới hạn sự cạnh tranh." - thẩm phán giải thích. Bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn bao gồm các công nghệ cơ bản giúp modem hoạt động.
Hiện tại, chip modem của Qualcomm có tốc độ tải LTE 4G nhanh nhất, vượt trội hoàn toàn so với modem đến từ "kình địch" như Intel hay Samsung. Minh chứng rõ nhất là kết quả thử nghiệm so sánh giữa các mẫu iPhone dùng chip modem của Intel và của Qualcomm. Chính vì vậy, nếu họ miễn cưỡng phải giao nộp bằng sáng chế cho hai nhà sản xuất kia thì sẽ đánh mất đi lợi thế rất lớn của mình, bởi họ sẽ có thể phát triển được chip modem cho tốc độ tương tự.
Để bạn đọc dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng nếu một hãng sản xuất ô tô, ví dụ như Ford chẳng hạn, nắm giữ bằng sáng chế về xylanh và pít-tông trong động cơ, và họ ép buộc các đối thủ phải sử dụng động cơ không có xylanh và pít-tông (loại động cơ này có tồn tại đấy, nhưng chúng có rất nhiều điểm bất lợi) hoặc phải trả một khoản phí cao cắt cổ cho Ford. Điều này sẽ dẫn tới việc sản phẩm của họ không còn hấp dẫn và cạnh tranh được so với Ford, đồng thời kéo theo việc thay vì tự chế tạo động cơ thì mua của Ford sẽ rẻ hơn.
Về cơ bản, đây chính là những điều mà Qualcomm đang làm với modem: cho phép các công ty áp dụng công nghệ của họ vào sản phẩm của mình nếu họ đồng ý với các điều khoản (thường là mua chip của ông lớn này luôn) hoặc sẽ phải trả những khoản phí vô cùng đắt đỏ để có quyền dung chúng. Nếu phán quyết của tòa được giữ nguyên, Qualcomm sẽ phải chia sẻ những bằng sáng chế thiết yếu, cho phép các nhà sản xuất chip khác phát triển modem riêng để cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng với Qualcomm.
Rõ ràng, phán quyết này sẽ rất có lợi cho các đối tác của công ty chip này cũng như người dùng. Tuy nhiên, có lẽ sẽ phải mất vài tháng thì chúng ta mới thấy được hiệu quả của nó.
Theo PhoneArena
Cuộc chiến pháp lý Apple - Qualcomm sắp đi đến hồi kết Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Qualcomm mà ở đó mỗi bên bị cáo buộc có hành vi vi phạm bản quyền của bên kia sẽ kết thúc trong năm nay. Apple đã cáo buộc Qualcomm sử dụng các bằng sáng chế để ép buộc Apple mua chip modem của mình với mức giá cao hơn mức mà Apple cần phải trả....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025