Thẩm phán Philippines nêu cách buộc Trung Quốc thực thi phán quyết ‘đường lưỡi bò’
Philippines có thể sử dụng các biện pháp kinh tế để buộc Trung Quốc thực thi các điều khoản trong phán quyết “đường lưỡi bò” của Tòa Trọng tài.
Hình ảnh được cho là oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò”. Ảnh: Weibo
Theo phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague, yêu sách về “quyền lịch sử” Trung Quốc đưa ra trong “đường 9 đoạn” là vô giá trị, và khoảng 25% vùng biển trong đó là khu vực biển quốc tế, nơi các quốc gia có quyền tự do đi lại trên không và trên biển, dù là tàu dân sự hay quân sự.
Wall Street Journal dẫn phân tích của thẩm phán Antonio T. Carpio thuộc tòa án Tối cao Philippines cho biết, dù không có lực lượng cảnh sát biển quốc tế để thực thi phán quyết, các cường quốc hải quân, dẫn dầu là Mỹ, đã tuyên bố sẽ tiếp tục qua lại tự do trên vùng trời và vùng biển quốc tế ở Biển Đông để thực thi quyền của họ.
Và khi Trung Quốc không thể ngăn các cường quốc này thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không, một phần quan trọng của phán quyết cuối cùng đã được thực thi. Biển Đông không bao giờ là ao nhà của Trung Quốc như tham vọng mà nước này vẽ ra qua “đường lưỡi bò”.
Sự bất hợp pháp của “đường lưỡi bò”, theo Tòa Trọng tài, còn thể hiện ở chỗ nó bao trùm lên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines và các nước khác.
Thẩm phán Carpio cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa, Manila có thể thực hiện một số biện pháp để thực thi phán quyết và bảo vệ lợi ích của mình.
Video đang HOT
Trong trường hợp một công ty dầu khí Trung Quốc đưa dàn khoan tới khu vực nước này chiếm đóng để khai thác khí đốt, Philippines có thể kiện công ty này ở bất kỳ quốc gia nào mà công ty có tài sản, như Canada, một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển ( UNCLOS).
Philippines có thể đề nghị tòa án Canada thu giữ tài sản của công ty dầu khí Trung Quốc ở nước này để đền bù cho những tổn thất mà phía công ty trên gây ra.
Ngoài ra, Philippines cũng có thể yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Tòa Trọng tài từng nêu rõ hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể sửa chữa đối với hệ sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đá Vành khăn và đá Subi thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo UNCLOS, một quốc gia bắt buộc phải có nghĩa vụ pháp lý đối với thiệt hại gây ra cho môi trường biển của quốc gia khác.
Bên cạnh đó, Philippines cũng có thể yêu cầu cơ quan Đáy biển quốc tế (ISA), một tổ chức thành lập theo quy định của UNCLOS, ngừng cấp 4 giấy phép từng cấp cho Trung Quốc để nước này khai thác đáy biển trong vùng biển quốc tế, bên ngoài quyền tài phán của Bắc Kinh.
Theo thẩm phán Carpio, đây cũng là một biện pháp tương đối hữu hiệu, bởi các quốc gia phê chuẩn UNCLOS đã nhất trí chấp thuận rằng ISA và các phán quyết của cơ quan này là một phần không tách rời của UNCLOS.
Nếu Trung Quốc không chấp thuận quyết định của ISA, Manila có thể cáo buộc rằng Bắc Kinh thừa nhận UNCLOS dưới góc độ được khai thác nguồn lực đáy biển nhưng lại bác bỏ các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp.
“Cùng với thời gian, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ cần được thực thi đầy đủ vì thế giới sẽ không chấp nhận một quốc gia đơn lẻ tuyên bố chủ quyền đối với gần trọn một vùng biển có nhiều quốc gia khác giáp ranh. Hành vi vi phạm của Trung Quốc, nếu không được ngăn chặn, sẽ đồng nghĩa với ‘cái chết’ của Luật Biển quốc tế”, thẩm phán Carpio khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Bực tức với phán quyết 'đường lưỡi bò', người Trung Quốc làm loạn chuỗi đồ ăn Mỹ
Người dân tại nhiều thành phố Trung Quốc cuối tuần qua tổ chức chiến dịch tẩy chay các hãng đồ ăn nhanh của Mỹ sau khi Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" ở Biển Đông.
Người dân biểu tình trước cửa hàng KFC ở một thành phố tỉnh Hà Bắc. Ảnh: China Hket
Theo Hong Kong Economic Journal, chiến dịch trên nhằm vào các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như KFC, McDonald's và Pizza Hut.
Tại tỉnh Hà Bắc, người dân cầm các biểu ngữ bên ngoài một nhà hàng KFC và kêu gọi các khách hàng không sử dụng dịch vụ tại đây.
"Ăn KFC từ Mỹ là sỉ nhục tổ tiên của chúng ta", một biểu ngữ viết.
Một video trên mạng cho thấy một nhóm thanh niên bị chặn lại ngay trước cửa của KFC và đe dọa rằng "nếu các cậu vào ăn, trong tương lai, khi Mỹ và Philippines chống lại Trung Quốc, các cậu sẽ là những kẻ phản quốc". Cuối cùng, nhóm thanh niên đành miễn cưỡng rời đi.
Hôm 12/7, Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra trên Biển Đông. Tòa cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Phán quyết nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia nhưng khiến Trung Quốc tức giận. Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận bất kỳ hành động và tuyên bố nào liên quan đến phán quyết "vô hiệu" này.
Tẩy chay các hãng đồ ăn nhanh là hành động mới nhất của người dân Trung Quốc để phản đối phán quyết.
Một số người kêu gọi chính phủ áp lệnh trừng phạt kinh tế Philippines, bên khiếu kiện, như một hình thức trả đũa để cho thấy cái gọi là "sức mạnh" Trung Quốc, đất nước 1,4 tỷ dân.
Những khẩu hiệu như "nếu bạn muốn ăn xoài, hãy mua của Thái Lan" và "Hãy để người Philippines chết đói", được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội Weibo.
Đầu tuần trước, nhiều người bắt đầu đập vỡ các điện thoại iPhone rồi chụp ảnh và tự hào khoe trên mạng xã hội Weibo.
Tuy nhiên, cũng có một số người chỉ trích cách thể hiện trên là "bệnh hoạn" và có thể ảnh hưởng nhiều đến người Trung Quốc. Họ cho rằng "trước khi nghĩ đến việc kiềm chế hàng Mỹ thì hãy biết kiềm chế những kẻ ngu xuẩn".
Anh Ngọc
Theo VNE
Chiến lược thầm lặng của Mỹ sau phán quyết 'đường lưỡi bò' Mỹ được cho là đang dùng chiến lược "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục các nước châu Á tránh khiêu khích sau phán quyết của Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò". Tàu chiến Trung Quốc diễn tập phi pháp gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Xinhua. "Điều chúng tôi muốn là làm lắng dịu tình hình để các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn

Màn tranh luận nảy lửa giữa hai ứng viên tổng thống Hàn Quốc

Kinh tế Trung Quốc vẫn vững trước bão thuế quan, sản xuất công nghiệp tăng vượt dự báo

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
Có thể bạn quan tâm

Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
Thế giới số
14:37:15 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
Sao việt
14:03:40 19/05/2025