Thẩm phán liên bang Mỹ lật đổ ‘lá chắn pháp lý’ của hãng dược Purdue Pharma
Ngày 16/12, thẩm phán liên bang Mỹ Colleen McMahon đã bác bỏ thỏa thuận trị giá 4,5 tỷ USD, vốn bị xem là “lá chắn pháp lý” cho gia đình tỷ phú Sackler.
Chủ sở hữu công ty dược Purdue Pharma, bị cáo buộc thúc đẩy bán thuốc giảm đau gây nghiện OxyContin. Phán quyết này sẽ đảo ngược quyết định bảo hộ phá sản cho “gã khổng lồ” dược phẩm Mỹ này.
Thuốc giảm đau opioid trong một đơn thuốc tại Washington DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, hồi tháng 9, Purdue Pharma đã nộp đơn xin phá sản trong một thỏa thuận sơ bộ, trong đó gia đình Sackler sẽ giao lại công ty cho chính quyền. Việc phá sản sẽ giúp các chủ sở hữu công ty được miễn một số trách nhiệm pháp lý, đổi lại họ sẽ đền bù 4,5 tỷ USD cho các nạn nhân trong cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có chứa opioid.
Trong phán quyết của mình, bà McMahon cho biết tòa phá sản New York, nơi đã phê chuẩn đơn xin phá sản của Purdue Pharma, không có thẩm quyền trao cho gia đình Sackler sự bảo vệ pháp lý khỏi các vụ kiện trong tương lai liên quan đến cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có chứa opioid.
Có tới 43 bang ở Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch phá sản trên nhưng Bộ Tư pháp và một số ít các bang còn lại phản đối. Họ lập luận rằng công ty phá sản đồng nghĩa với việc bác bỏ các quyền của các nạn nhân khiếu kiện công ty sau này.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland hoan nghênh phán quyết của thẩm phán McMahon. Ông nói: “Tòa phá sản không có thẩm quyền tước đi của các nạn nhân cuộc khủng hoảng opioid quyền khiếu kiện gia đình nhà Sackler”.
Tổng chưởng lý bang Connecticut, người đứng đầu bên nguyên đơn chống lại phán quyết về đơn phá sản của Purdue, ông William Tong cho biết: “Đây là một chiến thắng lớn của công lý và kiểm toán, khi đã mở lại vụ phá sản của công ty Purdue và buộc gia đình Sackler phải đối diện với những nỗi đau và sự hủy hoại mà họ đã gây ra”.
Cuộc khủng hoảng chất opioid đã khiến trên 500.000 người thiệt mạng tại Mỹ trong 20 năm qua. Tại một phiên tòa hồi năm ngoái, Purdue đã thừa nhận 3 cáo buộc hình sự liên quan đến việc cố ý thúc đẩy bán thuốc OxyContin. Theo thỏa thuận phá sản, công ty sẽ được thanh lý vào năm 2024 và thay thế bằng một thực thể mới, đồng thời bị cấm bán các sản phẩm có chứa opioid.
Purdue Pharma cho biết sẽ kháng cáo phán quyết của thẩm phán McMahon.
Nga dồn xe tăng, tên lửa sát Ukraine, Mỹ bất an
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết Nga tiếp tục tập trung lực lượng quân sự gần biên giới với Ukraine, khiến Washington và các đồng minh lo ngại.
"Giới chức Mỹ và châu Âu đang theo dõi hoạt động điều chuyển binh sĩ và khí tài bất thường ở sườn tây nước Nga. Động thái này đã thổi bùng lại những lo ngại xuất hiện từ tháng 4, thời điểm nước này tập trung lực lượng lớn chưa từng thấy gần biên giới với Ukraine", quan chức Mỹ giấu tên nói hôm qua.
Hiện chưa rõ mục đích của đợt điều chuyển quân, diễn ra 6 tháng sau khi Nga rút lực lượng lớn khỏi biên giới Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.
Đoàn tàu chở xe tăng và xe cơ giới ở miền tây Nga hôm 28/10. Video: Telegram/Avtokard_46.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các đoàn tàu và xe vận tải Nga chở lượng lớn khí tài, gồm cả xe tăng và tên lửa, di chuyển ở khu vực miền nam và miền tây Nga. Giới chức Mỹ và châu Âu bắt đầu chú ý đến hoạt động này sau khi Nga kết thúc đợt tập trận chung quy mô lớn mang tên Zapad 2021 với Belarus hồi giữa tháng 9.
Michael Kofman, giám đốc chương trình nghiên cứu Nga ở tổ chức phân tích CNA tại Mỹ, nhận định Quân đoàn binh chủng hợp thành số 41 của Nga không trở về nơi đóng quân ở Novosibirsk sau tập trận Zapad 2021 mà tới hội quân cùng nhiều đơn vị khác gần biên giới Ukraine, trong khi Quân đoàn xe tăng Cận vệ số 1, đơn vị thiết giáp tinh nhuệ đóng gần Moskva, cũng đang cơ động lực lượng tới khu vực này.
Các động thái diễn ra trong bối cảnh Moskva áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Kiev. Nhiều quan chức Nga đã đưa ra những cảnh báo với Ukraine trong vài tháng gần đây, trong đó Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mọi hoạt động mở rộng cơ sở hạ tầng của NATO trên lãnh thổ Ukraine sẽ "vượt lằn ranh đỏ với Nga".
Xung đột ở miền đông Ukraine đang bước sang giai đoạn mới, khi quân đội Ukraine tuần trước thông báo sử dụng máy bay không người lái (UAV) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tập kích dân quân thân Nga ở Donbass. Đây là lần đầu tiên Kiev sử dụng loại khí tài này trong giao tranh với phe ly khai, khiến Moskva phản ứng dữ dội.
Ukraine, nước không phải thành viên NATO, từ lâu tìm cách tăng cường quan hệ với phương Tây. Quan hệ giữa Ukraine và Nga căng thẳng từ khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Nga kiên quyết phản đối ý tưởng Ukraine gia nhập NATO.
Quân đội Kiev đã chiến đấu với lực lượng ly khai thân Nga ở khu vực miền đông Donetsk và Lugansk từ năm 2014. Cuộc xung đột khiến hơn 13.000 người thiệt mạng, 30 binh sĩ Ukraine tử vong trong vài tháng đầu năm nay, so với 50 người năm 2020.
Rào cản "ngáng đường" các dự án của Trung Quốc tại lục địa đen Các dự án đầu tư của Trung Quốc bị đe dọa bởi các cuộc nội chiến và đảo chính ở các quốc gia châu Phi, ngay cả khi Bắc Kinh theo đuổi lập trường trung lập. Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan kêu gọi khôi phục chính phủ bị lật đổ (Ảnh: AP). Trong khi các công ty phương...