Thẩm phán cảnh báo cựu cố vấn của Trump ‘giữ miệng’
Thẩm phán liên bang khuyên Steve Bannon, cựu cố vấn của Trump, và các đồng phạm tránh phát ngôn công khai gây bất lợi cho quá trình xét xử.
Trong phiên điều trần qua Skype hôm 31/8, thẩm phán liên bang Mỹ Analisa Torres đã cảnh báo Steve Bannon, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và ba đồng phạm tránh đưa ra những phát ngôn có thể ảnh hưởng đến khả năng xét xử công bằng.
Phát biểu được thẩm phán Torres đưa ra sau khi Brian Kolfage, người sáng lập quỹ We Buil the Wall (Chúng ta xây tường), một trong 4 bị can trong vụ án lừa đảo, đăng trên Facebook rằng việc họ bị truy tố là “cuộc săn phù thủy”. Tuy nhiên, thẩm phán không đưa ra lệnh cấm phát ngôn với Bannon và đồng phạm.
“Ông có hiểu không, ông Bannon?” Torres hỏi. “Vâng, tôi hiểu, thưa tòa”, Bannon trả lời. Thẩm phán sau đó ấn định ngày xét xử Bannon và các đồng phạm vào ngày 24/5/2021.
Steve Bannon phát biểu trước báo chí sau khi rời tòa án liên bang ở Manhattan, New York, hôm 20/8. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Bannon, Kofage cùng hai đồng phạm Andrew Badolato và Timothy Shea bị bắt hôm 20/8 và bị truy tố vì cáo buộc ăn cắp hàng trăm nghìn USD từ những người đã quyên góp cho quỹ xây đoạn tường tư nhân dọc biên giới miền nam nước Mỹ.
Công tố viên cáo buộc 4 nghi phạm đã rút tiền thông qua các công ty vỏ bọc và một tổ chức phi lợi nhuận. Kolfage, người sáng lập chiến dịch “Chúng ta xây tường”, bị cáo buộc dùng tiền ăn cắp để mua du thuyền, sửa chữa nhà cửa, mua xe chơi golf, phẫu thuật thẩm mỹ và sắm các vật dụng cá nhân khác.
Kolfage, Badolato và Shea hôm 31/8 phủ nhận tội danh âm mưu lừa đảo và âm mưu rửa tiền. Bannon trước đó đã phủ nhận các tội danh này.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh, Bannon gọi bản cáo trạng là “cuộc truy sát chính trị” và “hoàn toàn vô nghĩa”. Luật sư của Badolato và Shea đều từ chối bình luận.
Trong những ngày sau khi bị khởi tố, Kolfage liên tục đăng bình luận trên Facebook. Một ngày sau khi bị bắt, ông viết: “Cuộc săn phù thủy đang diễn ra. Tôi sẽ không bị bắt nạt để trở thành một tù nhân chính trị bởi niềm tin của mình đâu”, đồng thời cáo buộc các công tố viên của Quận Nam New York đã tham gia “cuộc tấn công toàn diện để đánh đổ những người trong chiến dịch tranh cử của Trump năm 2016″.
Trong công văn gửi thẩm phán Torres, công tố viên cho hay đã làm việc với luật sư của Kolfage hôm 25/8, thông báo những bài đăng này có thể ảnh hưởng tới quyết định của bồi thẩm đoàn cũng như nhân chứng và nạn nhân. Tuy nhiên, sau buổi làm việc, Kolfage vẫn “tiếp tục đăng bài”.
Trong phiên điều trần hôm 31/8, Harvey Steinberg, luật sư của Kolfage, cho hay Điều 1 của Hiến pháp Mỹ cho phép thân chủ ông có quyền tự do ngôn luận, cho rằng công tố viên giống “kẻ bắt nạt”.
Công tố viên liên bang Mỹ Alison Moe cho rằng cơ quan công tố lo ngại những phát ngôn của Kolfage sẽ đe dọa nạn nhân, “khiến chính quyền e ngại sâu sắc”, cô nói.
Trump muốn đảo ngược lệnh cấm chặn người chỉ trích trên Twitter
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Tòa án Tối cao nước này xem xét lại quyết định không cho phép Trump chặn người chỉ trích ông trên Twitter.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5/2018 bị một nhóm người dùng Twitter kiện với cáo buộc vi phạm hiến pháp khi ông chặn những người chỉ trích mình trong chuỗi bình luận liên quan đến việc xử lý Twitter. Tòa án Mỹ sau đó ra phán quyết bất lợi cho Trump, buộc ông phải bỏ chặn những người này.
Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ tháng 7/2019 giữ nguyên phán quyết. Phiên tòa phúc thẩm vòng hai hồi tháng 3 cũng từ chối hủy phán quyết.
Trong kháng nghị trình Tòa án Tối cao ngày 20/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết nếu vẫn giữ nguyên phán quyết của tòa phúc thẩm, điều này "sẽ ngăn cản những người phụ trách văn phòng tổng thống sử dụng công nghệ mới để giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng công chúng". Bộ cho rằng phán quyết đang "làm mờ ranh giới giữa hành động của nhà nước với hành vi riêng tư".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhà Trắng để dự họp báo, hôm 19/8. Ảnh: Reuters.
Tháng trước, Viện Hiệp sĩ Tu chính án Thứ nhất thuộc Đại học Columbia đã đệ đơn kiện mới lên Tòa án quận ở Manhattan, thay mặt cho 5 cá nhân vẫn bị Trump chặn trên Twitter. Nhóm này kêu gọi Tòa án Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Bộ Tư pháp.
"Trường hợp trên cho thấy một nguyên tắc cơ bản đối với nền dân chủ của chúng ta và về cơ bản đồng nghĩa với Tu chính án thứ nhất: các quan chức chính phủ không thể loại trừ mọi người khỏi các diễn đàn công cộng chỉ vì họ không đồng ý với quan điểm chính trị của họ", Jameel Jaffer, giám đốc Viện Hiệp sĩ Tu chính án Thứ nhất thuộc Đại học Columbia cho hay.
Tài khoản Twitter cá nhân của Trump được mở vào năm 2009, và trở thành "vũ khí" lợi hại với hơn 85 triệu người theo dõi để ông chủ Nhà Trắng công kích những nhà phê bình và quảng bá các chương trình nghị sự của mình.
Trợ lý bị nghi chặt xác CEO Mỹ trong nhà riêng Tyrese Haspil, trợ lý của Fahim Saleh, đối mặt tội danh giết người trong vụ chặt xác ông chủ công ty công nghệ tại nhà riêng ở New York. Cảnh sát New York hôm 17/7 cho biết đã bắt Tyrese Haspil, 21 tuổi, người phụ trách các vấn đề tài chính và cá nhân của Saleh. Trợ lý này bị bắt 4 ngày...