Thâm niên tù tội và nỗi ân hận muộn màng của Hải
Gần 50 tuổi đời, Lê Văn Hải đã có nhiều năm ăn cơm tù. Người đàn ông này đang nỗ lực cải tạo để sớm trở về bên mẹ và con.
Trượt dài trên con đường tội lỗi từ thủa thiếu niên, Lê Văn Hải (49 tuổi, trú tại phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, đang thụ án tại Trại giam Ninh Khánh, Ninh Bình) đã hơn 1/4 thế kỷ ăn cơm tù. Tưởng chừng trong con người có thâm niên tù tội ấy sẽ chẳng còn điều gì mong đợi, song hình ảnh mẹ già, con nhỏ khiến người đàn ông này đang nỗ lực từng ngày để sớm hoàn lương.
Cơm tù nhiều hơn cơm nhà
Lê Văn Hải sinh ra trong gia đình có 4 anh em trai. Bố mất sớm, người mẹ phải nai lưng, đầu tắt mặt tối để lo cho trang trải cuộc sống. Còn bản thân Hải sớm đua đòi cùng đám bạn xấu, để rồi mới 16 tuổi đã bị xử 6 tháng tù treo về hành vi Đánh người gây thương tích. Quá trình thi hành án, Hải tiếp tục vi phạm pháp luật và bị xử tăng nặng thành 6 tháng tù giam. Vết trượt dài của người thiếu niên tiếp diễn từ đây…
Vào trại được 3 tháng, nghe lời xúi giục của bạn tù, Hải tìm cách trốn trại và rồi tiếp tục gây án. Cùng với tội Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép, Hải bị kết án tù 7 năm, chấp hành án tại Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên).
Năm 1990, khi đang cải tạo tại đây, do mâu thuẫn, Hải cầm bồ cào đuổi đâm thủng phổi, ruột bạn tù. Mức án chung thân về tội Giết người (năm 2002 được giảm xuống còn 30 năm) đã “chôn” phần lớn tuổi thanh xuân của Hải trong chốn lao tù.
Phạm nhân Lê Văn Hải đang trong những ngày cải tạo tại trại giam Ninh Khánh.
Video đang HOT
Tuy vậy, phạm nhân này cũng dần thể hiện tinh thần cải tạo tốt. Chính điều này giúp cho Hải liên tục được xem xét giảm án. Hải thuộc diện thụ án lâu và đi tù từ khi còn ở tuổi vị thành viên nên tháng 9/2005, Hải được tha trước thời hạn, trở về địa phương.
Sau 19 năm 3 tháng thụ án ở các trại giam, gần 40 tuổi, Hải mới được ăn cơm nhà. Điều đáng mừng hơn, người đàn ông này đã xây dựng được cho mình một tổ ấm gia đình, rồi niềm vui nhân lên với sự xuất hiện của hai con kháu khỉnh.
Tưởng Hải sẽ tu chí làm ăn, nhưng vì “muốn làm giàu nhanh cho bằng bạn bằng bè”, Hải lại sa chân vào con đường buôn bán ma túy để rồi trả giá bằng bản án 18 năm tù khi sa lưới pháp luật ngày 17/4/2011 trong lúc đang tìm cách tuồn ma túy tổng hợp vào quán bar. Cũng từ đó tới nay, Trại giam Ninh Khánh trở thành “nhà mới” của Hải.
Mong ngày về bên mẹ và con
Bi kịch của Hải không dừng lại ở đó khi 3 người em lần lượt qua đời do bệnh tật. Người vợ, theo lời Hải, thấy chồng ngồi tù quá lâu cũng có ý xa lánh dù vẫn chưa ly hôn. Gia đình từng một thời hạnh phúc giờ chỉ còn 3 bà cháu còm cõi nuôi nhau.
Với “thành tích” bất hảo của mình, Hải tâm sự rằng từng nảy sinh tâm lý tiêu cực khi nghĩ phải chịu án dài, đến khi ra trại được thì tuổi đã cao, khó có thể làm lại cuộc đời. Tư tưởng dao động khiến phạm nhân này có không ít hành động mang tính chống đối.
Nhưng được sự động viên, quan tâm kịp thời của Ban giám thị và Hội đồng cán bộ trại giam, Hải đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình lao động cải tạo. Trong đó, thượng tá Trần Đức Phong, Giám thị trại là người thường xuyên gặp gỡ để giáo dục và động viên Hải mỗi khi phạm nhân này nảy sinh tư tưởng bi quan, chán nản.
Vị cán bộ này cũng là người đứng ra bảo đảm để mỗi thư của Hải có thể được chuyển sớm đến gia đình. Gần đây, trại cũng tạo điều kiện cho Hải được gặp người nhà lâu hơn (thông 2 ca, mỗi ca 1 tiếng so với quy định là chỉ 1 ca) để Hải có thời gian trò chuyện nhiều hơn với mẹ và 2 con.
Với Hải, người mẹ là điểm tựa tinh thần lớn nhất. Chính bà là người động viên anh lập gia đình khi anh ra tù lần đầu, chủ động tìm kiếm bạn đời cho anh, bởi “do ngồi tù từ khi còn vị thành niên, khi ra ngoài, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, tôi thậm chí không biết đi xe máy và chẳng biết tán gái!”.
Giờ đây, nhắc đến người vợ, Hải không mảy may trách móc một lời. “Lỗi là do tôi gây ra, án của tôi lại dài, khi được ra tù tôi đã già mất rồi. Nếu có cơ hội gặp lại vợ, nếu vợ tôi chịu quay lại, tôi sẽ chấp thuận hàn gắn để con cái đỡ thiệt thòi”, Hải tâm sự
Hai con của Hải đều học giỏi, nghe lời bà. Cùng với hình ảnh người mẹ ngày ngày vất vả kiếm tiền chăm sóc cháu nhỏ khiến Hải càng quyết tâm nỗ lực cải tạo tốt hơn nữa để sớm trở về. Và nếu được giảm án, người đàn ông này có thể ra trại khi tuổi đã ngoài 50. Nhưng anh cho biết sẽ quyết tâm tu chí làm ăn để chăm sóc mẹ và con để “bù đắp những ngày thiếu thốn tình thương”.
Với nỗ lực cải tạo tốt, ngày đó với Hải không còn xa!.
Theo Nguyễn Hiền/VOV
Phạm nhân được đối thoại với giám thị trại giam định kỳ
Đó là một trong những nội dung tại dự thảo thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an vừa được Bộ Công an hoàn thành.
Theo đó, dự thảo thông tư quy định trách nhiệm của giám thị trại giam, giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, hiệu trưởng trường giáo dưỡng như sau:
1. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Mục 1, Chương II Thông tư này. Phát hiện, xem xét, xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân, trại viên, học sinh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung quy định tại Mục 2, Chương II Thông tư này.
3. Bố trí các hòm thư góp ý, khiếu nại, tố cáo đặt tại buồng giam phạm nhân, buồng ở trại viên, học sinh hoặc nơi công cộng trong phạm vi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Định kỳ 6 tháng tổ chức 1 lần cho phạm nhân, trại viên, học sinh đối thoại trực tiếp với Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
4. Định kỳ tiếp công dân mỗi tháng 1 lần, nghe ý kiến phản ánh của công dân, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân. Thông báo đúng thời hạn, bằng văn bản niêm yết công khai trả lời việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, đơn thư góp ý của công dân.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và phạm nhân, trại viên, học sinh theo quy định của pháp luật.6. Kịp thời xử lý các hành vi lợi dụng thực hiện dân chủ trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Toàn văn dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong thời gian 2 tháng kể từ ngày đăng.
Mai Hương
Theo CAND
Nghi phạm phóng hỏa xưởng phim Nhật từng đi tù và điều trị tâm thần Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình tại thành phố Kyoto hôm 18/7 là vụ giết người hàng loạt nghiêm trọng nhất trong gần hai thập kỷ ở Nhật Bản. Số người chết trong vụ hỏa hoạn xưởng phim Kyoto Animation tính đến sáng 20/7 là 34 người. Khoảng 10 người khác đang trong tình trạng nguy kịch. Hầu hết nạn nhân chết...