Tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm
Hôm qua, 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013. Ghi nhận những kết quả nhất định, song nhiều ý kiến cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều ngành, nhiều cấp.
Kê khai tài sản trung thực là một trong những biện pháp phòng chống tham nhũng
36 người đứng đầu bị xử lý
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, 8 tháng đầu năm, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đạt hiệu quả nhất định. Cụ thể, có 36 trường hợp người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Có 4 người bị xử lý hình sự (ở Bắc Giang và Bắc Ninh), 4 trường hợp khác đang được xem xét, còn lại chỉ xử lý hành chính. Ngoài ra, có 364 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng. Về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quá trình xác minh, đã phát hiện 3 trường hợp kê khai không trung thực và các đối tượng này đều bị xử lý cảnh cáo. Gần 60 trường hợp khác đã bị xử lý kỷ luật vì chậm kê khai, chậm nộp báo cáo.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân. Qua đó, phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng, 425 ha đất; kiến nghị thu hồi 4.934 tỷ đồng và 401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân; ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 43 vụ, 43 đối tượng… Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng chưa rõ ràng trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và hành vi trực tiếp tham nhũng. Đáng lưu ý, mặc dù đã có một số vụ án điểm được đưa ra xét xử, được dư luận quan tâm, song nhìn chung tiến độ xử lý án tham nhũng còn chậm, án treo vẫn nhiều…
“Đã làm hết sức chưa?”
Video đang HOT
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đánh giá, kết quả xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Dẫn ra vụ việc người tố cáo tham nhũng từ chối khen thưởng gần đây, ông Nguyễn Văn Hiện cho rằng, thực trạng đó đang ảnh hưởng đến tâm lý người dân, khiến người dân coi phát hiện tham nhũng là việc của Nhà nước hoặc lo ngại tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Phan Trung Lý góp ý: “Nói tham nhũng ngày càng tinh vi hơn thì giải pháp phải khác biệt như thế nào? Tham nhũng nhiều, vì sao phát hiện ít? Khi phát hiện ra rồi, sao tài sản Nhà nước thu hồi còn rất hạn chế?”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác này như thế nào, đã làm hết sức chưa”?
Phúc đáp câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về việc “trong cơ quan phòng chống tham nhũng có tham nhũng không?”, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong cho biết, chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó. Có địa phương đưa ra hàng trăm vụ nhưng chỉ xử hình sự được vài vụ, còn đa số chỉ xử lý hành chính. Ông Nguyễn Hải Phong phân trần: “Tội phạm tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít vì cơ quan Thanh tra, Kiểm toán chuyển sang ít vụ nên không làm sâu được. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được bỏ lọt tội phạm”.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tâm tư: “Tại sao dân thường phạm tội có 2 triệu đồng là thành án mà có những cán bộ Nhà nước vi phạm tiền tỷ lại hưởng án treo? Tại sao cứ đi “đánh” ở những đâu đâu, cứ xoáy sâu vào những cán bộ có nhà to mọc lên thì sẽ được cá lớn. Cần tập trung vào các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng như tổ chức cán bộ, quy hoạch, đấu thầu…”. Cho rằng có vụ việc xử lý “âm thầm lặng lẽ quá làm dân hoài nghi”, ông Ksor Phước đề nghị học tập cách làm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cứ 3-4 tháng một lần công bố công khai tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng để lấy lại lòng tin của cán bộ, nhân dân.
Thành Nam
Theo ANTD
Vụ nổ súng ở Thái Bình cho thấy sự phức tạp trong thu hồi đất
Vụ nổ súng bắn 5 người tại Thái Bình có liên quan đến đề bù đất đã được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu ra như một ví dụ cho thấy sự phức tạp của việc đền bù, thu hồi đất.
Phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 12/9 về Luật Đất đai tập trung nhiều vào vấn đề thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng.
Nhắc đến vụ nổ súng ở Thái Bình mới xảy ra hôm qua (11/9), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, công tác thu hồi đất thực sự phức tạp. Vị Chủ nhiệm cũng nhắc lại vụ việc của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và đề nghị, khi thu hồi đất của những trường hợp như thế cần phải tính tới công sức quai đê lấn biển để hạn chế những bức xúc của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, để tránh thu hồi đất tràn lan thì phải quy định hạn mức thu hồi. Đối với chênh lệch giá do quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Hiển đề nghị phải có quy định để điều tiết. Ví dụ khi bình thường, giá đất chỉ 300.000 đồng/m2, nhưng khi đã đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 10 triệu/m2 thì sau khi trừ đi giá trị đầu tư, phần chênh lệch nhà nước phải điều tiết.
"Phải tính tới tỷ lệ nào đó để hỗ trợ cho người dân, như vậy dễ chấp nhận hơn là thu toàn bộ phần chênh về ngân sách. Tất nhiên bên cạnh đó phải có hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề. Như vậy người dân sẽ thỏa mãn hơn, giải quyết được khúc mắc của họ", ông Hiển nói.
Cũng theo ông, đối với lô đất cho doanh nghiệp đầu tư cũng phải có quy định để đảm bảo điều tiết lợi ích cho cả 3 bên là người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Có như vậy mới giải quyết được khúc mắc khi giải quyết tranh chấp về đất đai.
Theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, để tránh thu hồi đất tràn lan thì phải quy định hạn mức. Ảnh:Nguyễn Hưng.
Liên quan đến giá đất, ông Hiển băn khoăn, hiện có 2 loại giá, một loại thu thuế, phí, lệ phí (loại này có khung); loại 2 là giá đền bù do UBDN tỉnh quyết định. Vì thế, xuất hiện cùng một loại đất có 2 loại giá. "Nếu đưa khung giá chỉ giải quyết thu thuế, phí không cần quy định khung, giao cho địa phương quyết định. Quan trọng nhất là tính giá để đền bù, thu hồi đất", ông Hiển nói.
Phiên thảo luận đã ghi nhận một số nội dung thay đổi. Cụ thể, Ban soạn thảo đã đưa vào dự thảo sửa đổi các quy định về việc đảm bảo ổn định đời sống của người bị thu hồi đất, trả tiền đầy đủ, kịp thời; bổ sung các dự án cụ thể được thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ quan soạn thảo cũng đề nghị bổ sung quy định trước khi ra quyết định cưỡng chế cần tổ chức đối thoại công khai với dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại đối với cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành thì ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Theo báo cáo giải trình, qua tổng hợp lấy ý kiến có 265 đại biểu đồng ý nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội, 109 đại biểu không đồng ý.
Khẳng định tầm quan trọng của một dự án luật được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân và dự kiến thông qua sau 3 kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu giải quyết tốt các vướng mắc trong luật thì mới ổn định xã hội, giảm được khiếu kiện, khiếu nại.
Ông yêu cầu cơ quan soạn thảo và thẩm tra làm rõ mục đích thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng và các dự án kinh tế. Đối với thu hồi cho dự án kinh tế cần thêm vào điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với giá thu hồi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giải quyết mối quan hệ giữa việc định giá "sát giá thị trường" với giá tính tại thời điểm thu hồi. "Chương đền bù phải giải quyết cho dân theo đúng nguyên tắc sát giá thị trường", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Theo dự thảo mới được chỉnh sửa, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế, xã hội trong các trường hợp thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế, xã hội quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; các dự án, công trình phát triển kinh tế, xã hội do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án, công trình xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp, khai thác khoáng sản quy mô lớn, khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung do HĐND cấp tỉnh thông qua. Điều này sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. Bên cạnh đó, với đề nghị quy định rõ thu hồi đất cho mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, cơ quan soạn thảo cũng đề nghị tiếp thu với nội dung cụ thể bao gồm 9 nhóm mục đích như để thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn ODA; xây dựng, mở rộng các công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xăng dầu, khí đốt, thu gom, xử lý chất thải; xây dựng công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; công trình phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư; phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, chợ...
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Những văn bản mang tên "lợi ích nhóm"! Hàng ngàn văn bản sai luật, vi phạm qui trình của các cơ quan công quyền đồng nghĩa với việc có hàng triệu người đã hoặc đang bị điều chỉnh bởi các văn bản sai trái này. Có lẽ chính vì điều đó, tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường luôn nhận được những...