Thảm như ‘vớ’ phải vợ ‘nghiện’ mua sắm
Tôi chấp nhận chuyện vợ “nghiện” mua sắm, nhưng không hài lòng chuyện vợ quá ham kiếm tiền, bỏ bê việc quan tâm chăm cóc con cái, bao nhiêu việc nhà, mẹ tôi đều phải làm hết.
Vợ tự dưng ăn diện đến nỗi ai cũng phải kêu với mình thế này thì cũng nguy thật!? Tuy thấy mình hơi đa nghi, nhỏ nhen và có lỗi với vợ nhưng tôi vẫn không khỏi nghi ngờ: Vợ mình có người đàn ông khác sao?
Dạo này hàng xóm, bạn bè rồi đồng nghiệp ai cũng khen vợ tôi – Trang ăn diện nên xinh và trẻ ra mấy tuổi, ai cũng tấm tắc, đúng là “gái một con trông mòn con mắt”. Đến mẹ vợ còn nói với tôi: “Mẹ thấy dạo này con Trang nó ăn diện quá, suốt ngày thấy quần quần áo áo, mua hết bộ này đến bộ khác, có bộ mẹ thấy nó mới mua mà vẫn vứt trong tủ, có mặc bao giờ đâu. Rồi con phấn son, đầu tóc thay đổi suốt ngày. Mẹ bảo lãng phí thì nó nói là công việc của nó cần thế, với lại ở công ty ai cũng ăn mặc đẹp, mình không thể thua kém được…”
Thấy mẹ vợ nói thế, tôi giật mình, chột dạ, ở đời có mấy khi mẹ đẻ nói xấu con gái mình với con rể. Nghĩ bụng, tự dưng vợ ăn diện đến nỗi ai cũng phải kêu với mình thế này thì cũng nguy thật!? Tuy thấy mình hơi đa nghi, nhỏ nhen và có lỗi với vợ nhưng tôi vẫn không khỏi nghi ngờ: Vợ mình có người đàn ông khác sao? Tối vợ về, tôi mới nửa đùa nửa thật: “Dạo này hình như vợ mình chê mình già sao ý”. Hiểu được ý chồng, vợ tôi cảnh cáo: “Anh đừng có mà nghe người ngoài nói này nọ rồi có những suy nghĩ lung tung về em”.
Ngày trước, khi còn là sinh viên, tôi và Trang đều là sinh nghèo, ra trường hai đứa đều đi tìm việc. Khi tôi tìm được việc thì hai đứa kết hôn, Trang có bầu luôn nên mọi chi tiêu đều trông cậy vào đồng lương của tôi. Hai vợ chồng sống rất tằn tiện vì còn phải để dành tiền nuôi đứa con sắp chào đời. Lúc đó, vợ tôi vất rất giản dị trong ăn mặc, có sắm thì cũng chỉ sắm cho chồng con là chủ yếu.
Chán vì vợ gì cũng mua về (ảnh minh họa)
Ba năm gần đây, mẹ vợ tôi lên chăm sóc cháu để Trang đi làm. Với ngoại hình xinh xắn, có bằng cấp, lại thông minh nhanh nhẹn nên cô ấy cũng rất nhanh chóng được tuyển làm thư ký cho Giám đốc một công ty. Tôi cũng mừng cho vợ, vì khoảng thời gian ở nhà chăm sóc con cũng vất vả cho cô ấy, giờ có cơ hội ra ngoài cho bớt tù túng. Từ ngày đi làm, vợ tôi bận rộn hơn, kiếm tiền cũng nhiều hơn tôi, nhu cầu ăn mặc vì thế mà cũng khác hơn, đẳng cấp hơn.
Vì tính chất công việc nên kể cả cuối tuần, vợ vẫn phải đi tiếp khách cùng với sếp. Chuẩn bị có việc gì đi cũng sếp, vợ tôi lúc nào cũng tất bật từ mấy ngày trước, đi lùng sục mua quần áo, giày dép, túi xách, rồi còn đi chăm sóc da mặt, làm tóc… Cứ triền miên như vậy nên lâu lắm rồi, vợ tôi không có thời gian dành cho hai bố con, ngay cả vào dịp cuối tuần.
Video đang HOT
Mẹ vợ tôi thấy con gái như vậy đâm lo, xót ruột khi thấy các cháu không được mẹ chăm sóc ăn uống, lại thêm việc con gái chỉ mải mê ăn diện, sắm quần áo, không quan tâm đến chuyện học hành của con cái, con rể đi đi sớm về khuya, vất vả thế nào cũng không biết. Bà cũng đã nhiều lần nói chuyện với con gái, nhưng Trang giải thích với mẹ rằng: “Con đã nói với mẹ bao lần rồi, tính chất công việc của con phải thế. Con đi làm thế là vì chồng, vì con, mẹ đừng cằn nhằn những chuyện chẳng đâu vào đâu”. Ban đầu tôi cũng nghĩ vợ đi làm cũng vì lo cho chồng con, song sau lần bị mẹ vợ “cảnh cáo”, tôi đã chú ý với vợ hơn.
Có hôm, chuẩn bị tan làm, thấy vợ gọi, tôi vội bắt máy thì cô ấy đã liến thoắng dặn: Anh về đón con, cơm nước giúp em, mai công ty em có sự kiện lớn, em phải cùng mấy chị em mua sắm vài thứ. Ngay mai là ngày quan trọng nên em không thể ăn mặc tuềnh toàng được. Hai bố con cứ ăn cớm trước đi nhé, đừng chờ em.
Để hạn chế vợ mua sắm một cách khéo léo, tôi bàn bạc với vợ một tháng hai vợ chồng phải tiết kiệm được một khoản tiền để dành cho việc mua nhà. (ảnh minh họa)
Buổi tối, khi hai bố con đang ngồi xem ti vi, thấy vợ xách túi lớn, túi nhỏ về, tôi thực sự hoảng, không biết sự kiện của công ty vợ là gì mà cô ấy phải mua sắm nhiều thế. Nhân lúc vợ không để ý, tôi lén xem đống quần áo váy vóc, giày dép, túi xách mới mua thì thấy giật mình với giá tiền mỗi chiếc áo, chiếc váy lên tới vài triệu đồng.
Tôi nhẩm tính, nếu cái nào cũng có giá thế này thì tủ quần áo của vợ tôi đúng là tương đương với một gia tài. Tôi bắt đầu “ nóng” mặt thật, không phải vì tiếc tiền không muốn cho vợ mua sắm, vợ xinh đẹp thì ông chồng nào chẳng hãnh diện. Trước tới nay, tôi có bao giờ quản lý việc mua sắm của cô ấy cả. Trong khi đó, hai vợ chồng tôi vẫn phải đi ở trọ, tôi đang muốn mua căn nhà rộng rãi để cả nhà sống cho thoải mái mà đã đủ tiền đâu!
Để hạn chế vợ mua sắm một cách khéo léo, tôi bàn bạc với vợ một tháng hai vợ chồng phải tiết kiệm được một khoản tiền để dành cho việc mua nhà. Nhưng vợ tôi kiên quyết không chịu, vì nếu như thế số tiền lương còn lại chỉ đủ chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, lấy đâu tiền ra cho cô ấy mua sắm!?
“Cơn nghiện” mua sắm của vợ tôi không những không giảm mà ngày càng tăng theo thời gian. Tháng nào cô ấy cũng phải mua vài chiếc váy áo, có cái mua về mà không thích, dù có đắt tới đâu vợ tôi cũng cho ngay, hoặc cái nào mà bị người khác chê là vợ tôi cho “xếp xó” ngay. Tôi chấp nhận chuyện vợ “nghiện” mua sắm, nhưng không hài lòng chuyện vợ quá ham kiếm tiền, bỏ bê việc quan tâm chăm cóc con cái, bao nhiêu việc nhà, mẹ tôi đều phải làm hết.
Một buổi tối, tôi nói với vợ: “Em xem thế nào hạn chế đi làm thêm, có thời gian chăm sóc con cái và đỡ đần mẹ việc nhà. Kiềm tiền quan trọng nhưng việc giáo dục, dạy dỗ con cái còn quan trọng hơn”. Không ngờ vợ tôi không hiểu mà còn giãy nảy lên: “Tôi đi làm vất vả để lo cho gia đình, cho chồng con chứ có đi chơi đâu mà anh nói nói thế. Hôm trước thì anh bắt tôi hạn chế mua sắm, hôm nay anh mang con cái ra làm cái cớ để nói tôi. Tôi mua sắm cũng bằng tiền của tôi kiếm được, anh có quyền gì mà can thiệp…”
Vợ tôi bỏ nhà đi đến nay được gần một tháng, thương con khóc đòi mẹ nhưng tôi nghĩ rằng, nếu thương con, còn trân trọng tổ ấm hai vợ chồng đã gây dựng bao năm qua thì một ngày nào đó cô ấy sẽ tự mình quay về.
Theo VNE
Lương thấp, chồng bắt về quê làm công nhân
Chồng thường xuyên công tác xa nhà, lương cô lại không đủ trang trải cuộc sống cho hai mẹ con ở Hà Nội, nên Quân - chồng Thảo bắt cô nghỉ việc về quê làm công nhân.
Quân và Thảo kết hôn hơn ba năm và đã có một cô con gái gần hai tuổi. Cuộc sống vốn đang yên, đang lành thì Quân phải đi theo công trình vào Nghệ An. Là kỹ sư xây dựng, trước đây, Quân cũng hay phải đi công tác, nhưng thường chỉ là những địa phương xung quanh Hà Nội nên cuối tuần anh lại về với vợ con. Chưa lần nào Quân phải đi xa và lâu như vậy.
Dù buồn nhưng khi đồng ý lấy Quân, Thảo đã chuẩn bị tư tưởng việc anh thường xuyên phải xa nhà. Mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu như lần này Quân khăng khăng bắt hai mẹ con Thảo về quê ở với bố mẹ chồng ở Hải Dương.
Anh nói: Bây giờ cuộc sống khó khăn, lương của em chỉ được trên dưới 04 triệu, không đủ trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con trên này. Trong khi đó, hai vợ chồng mình lại không dư giả gì. Nếu em về quê, đi làm công nhân ở gần nhà lương cũng được gần 3 triệu/tháng. Ở quê, nhà cửa không phải mất tiền, ăn uống cũng rẻ hơn, con có ông bà trông không phải đi gửi trẻ, như vậy tiền lương của em cũng thừa để lo mọi việc trong nhà, còn lương của anh dành tiết kiệm. Hơn nữa, cũng thuận tiện hơn cho anh mỗi lần về thăm nhà, không như trước kia nữa về thăm mẹ con em được một ngày, lại phải tranh thủ một ngày về thăm bố mẹ...
Thảo biết Quân nói có lý, nhưng cô không muốn về quê. Đang sống ở Hà Nội quen, công việc tuy lương có thấp nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn, cô chỉ tốt nghiệp cao đẳng còn đòi hỏi được gì. Dù sao cô cũng tốt nghiệp cao đẳng ra, bắt cô về làm công nhân cô không cam lòng.
Anh nói: Bây giờ cuộc sống khó khăn, lương của em chỉ được trên dưới 4 triệu, không đủ trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con trên này. (ảnh minh họa)
Nhưng trên hết, lý do khiến Thảo sợ về quê nhất chính là mẹ chồng. Hồi trước, mẹ Quân kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân của hai người bởi Thảo và Quân không chỉ xung tuổi mà Thảo còn sinh tuổi Hổ. Bà Bảo, con gái tuổi Hổ ghê gớm, giờ lại xung tuổi nữa thì có mà tan cửa, nát nhà... Khi đó, mỗi lần Quân đưa Thảo về nhà, mặt mẹ anh lúc nào cũng lạnh như tiền, nhất nhất không chấp nhận cô làm con dâu...
Giờ đây, dù bà đã chấp nhận cô, nhưng cảm nhận của Thảo với mẹ chồng vẫn không tốt. Thảo nghĩ, ở xa, thỉnh thoảng về thăm nom, mua ít quà cáp, không va chạm gì thì hai bên còn quý nhau. Chứ nếu về sống chung dưới một mái nhà, suốt ngày va chạm, mẹ đẻ với con gái còn xung đột nữa là mẹ chồng, nàng dâu. Trong khi đó, mẹ chồng vốn đã không có ấn tượng tốt về cô, giờ về sống chung sẽ là cơ hội để bà xoi mói, chỉnh đốn cô...
Thảo cũng biết, cô không phải là người hiền lành, dịu dàng gì cho cam. Nói đúng thì cô nghe, chứ nói sai thì cô vặc lại ngay. Nên Thảo rất sợ, về sống chung, nếu mẹ chồng cố ý "chỉnh" mình, cô sẽ không nhịn được và dẫn đến xung đột. Thà cứ ở xa như thế này, gia đình còn êm ấm...
Thế nhưng, cho dù Thảo có thuyết phục kiểu gì, Quân vẫn nhất nhất không chịu. Thậm chí, anh còn quát: Em thật ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình. Nếu em cứ ở đây, bao giờ vợ chồng mình mới để ra được khoản tiền kha khá để lo nhà cửa, lo con cái sau này. Cái bằng cao đẳng mà to à, bây giờ tốt nghiệp đại học còn phải đi làm công nhân đầy ra đó. Còn về mẹ anh, bà là người như thế nào anh còn không biết à. Thương anh nên trước kia mẹ mới phản đối chúng ta, giờ mẹ đã chấp nhận thì mẹ đã coi em là con. Nếu em đúng phận, mẹ làm gì được em...
Cãi nhau bao nhiêu lần mà cuối cùng hai vợ chồng vẫn không đưa ra được ý kiến thống nhất. Thảo đi tham khảo đồng nghiệp, ai cũng khuyên cô đừng về. Mọi người bảo, mày về chỉ có khổ thôi, ở trên này dù đi thuê trọ, nhưng vẫn là nhà của mình, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ... Về ở với ông bà, làm gì cũng phải ngó trước, nhìn sau...
Suy nghĩ trước sau, Thảo vẫn nhất quyết giữ vững lập trường của mình. Không khuyên được vợ, Quân ra đòn cuối cùng: Nếu em không về thì em tự lo cho cuộc sống của hai mẹ con ở trên này. Anh sẽ không phí phạm tiền lương cho em nữa, bởi em chỉ biết sống vì bản thân mình. Đến khi nào em thay đổi suy nghĩ, chúng ta lại bàn tiếp...
Vậy là đã hơn hai tháng Quân đi công tác, anh không gửi tiền cho cô thật. Mỗi tiền lương của Thảo không thể đủ để vừa trả tiền nhà, tiền ăn vừa lo tiền học cho con. Thảo phải chạy vạy khắp nơi, cô không dám dùng đến số tiền tiết kiệm ít ỏi của hai vợ chồng bấy lâu nay. Quân vẫn giận cô nên mỗi lần tranh thủ về thăm con, anh lại bế con về quê thăm ông bà nội, mặc cô ở Hà Nội một mình. Do mẹ chồng không vừa lòng việc cô không chịu về quê nên khi chồng con về thăm ông bà, Thảo cũng không dám theo về cùng.
Thảo không biết mình có sai không, bởi cô cảm thấy tình cảm giữa hai vợ chồng đang ngày càng xa; tình cảm giữa cô với bố mẹ chồng vốn đang yên lành giờ cũng bắt đầu nổi sóng...
Theo VNE
Cậy học cao, vợ khinh thường nhà chồng Ngồi nói chuyện với bố mẹ, anh chị, Thủy luôn khoe rằng, bố mẹ cô từng đi du học bên Nga về, anh trai cô hiện đang làm to ở trên bộ. Cứ tưởng lấy được cô vợ thạc sĩ sẽ nở mày, nở mặt với họ hàng, làng xóm, Tiến đâu ngờ rằng thái độ khinh thường gia đình chồng ít học...