Thâm nhập thị trường phân phối ma tuý lẻ Sài Thành
Gí sát gói bột màu trắng vào tay khách, gã đàn ông thì thào: “Một tép 300k, trả tiền đi. Công an gô cổ cả lũ bây giờ”.
Nhận diện “chợ” ma túy di động
Từ nhiều năm qua, TP. HCM đều có những điểm nóng về tình trạng buôn bán và sử dụng ma tuý. Sau nhiều lần bị lực lượng công an TP. HCM triệt phá, các ổ ma túy tại đây dần bị xóa xổ, một số ổ khác thì “co vòi” chuyển địa bàn hoạt động. Theo bà Nguyễn Thị Bích, một cựu trinh sát chống tệ nạn ma túy công an TP.HCM cho biết, thời gian trước ma túy được mua bán như rau ở ngoài chợ. Các con nghiện chỉ cần đến các “điểm G” là có thể mua được hàng ngay. Thậm chí, các đối tượng bán ma túy còn có dịch vụ giao hàng tận nơi cho con nghiện. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn rộ lên, công an đã đưa vào tầm ngắm và triệt phá sạch các ổ ma túy này.
Tưởng các đối tượng buôn bán ma túy sẽ bỏ nghề, chuyển địa bàn hoạt động nhưng những ngày gần đây, tệ nạn này lại công khai mua bán nhiều nơi tại TP. HCM. Theo ghi nhận của PV Người đưa tin, tại khu vực Cầu vượt An Sương (Q. 12), Cầu vượt Bình Phước (Q. Thủ Đức), Cầu Sài Gòn (Q. Bình Thạnh), các công viên, khu vực vắng vẻ, hoạt động mua bán ma túy diễn ra tấp nập, nhộn nhịp. Tại đây, các con nghiện liên tục ra vào, còn các đối tượng bán ma túy hoạt động xuất quỷ nhập thần, chỉ ló mặt khi thấy con nghiện xuất hiện.
Trong vai một đệ tử của “nàng tiên nâu” chúng tôi thâm nhập vào “điểm nóng” ma túy. Để tiếp cận được các khu vực này, chúng tôi theo chân T, một con nghiện nặng đến khu vực Cầu vượt Bình Phước. Như đã mặc định sẵn, khi chúng tôi vừa đến nơi, T rút điện thoại gọi cho ai đó. Khoảng 10 phút sau, từ trong con hẻm một người đàn ông phóng chiếc xe máy Ware đỏ không biển số chạy tới.
Một cảnh mua bán ma túy
Người đàn ông này quát: “Mày còn nợ 2 tép, trả tiền đi rồi mua tiếp. Bây giờ tao không bán chịu nữa. Mày mà không trả, tao bảo đại ca xử chết”. T sợ xanh mặt, liền móc tờ bạc 500 ngàn đồng đưa cho gã đàn ông bặm trợn, kèm lời van xin: “Em trả anh trước 2 tép, còn tép hôm nay em nợ ngày mai trả. Mấy hôm nay em kẹt quá”. Người đàn ông này quay sang chỗ tôi hỏi có mua không? Tôi giả vờ lên tiếng: “Bán thiếu 1 tép đi đại ca, em khó quá”. Gã đàn ông chửi thề, kèm lời càu nhàu: “Không tiền thì biến”.
Ban ngày, hoạt động buôn bán ma túy chỉ diễn ra đối với những khách quen còn ban đêm thì tấp nập không kém gì phiên chợ. Theo ghi nhận của PV, tại các con hẻm nhỏ tại Q. Gò Vấp, Q. Bình Thạnh, Q. Bình Tân vào tầm 22h đêm, các con nghiện và dân buôn ra vào mua ma túy như trẩy hội. Tại con hẻm trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp), hai đối tượng bán ma túy đứng nép trong góc khuất, liên tục đưa ma túy cho những con nghiện. Sau gần 30 phút bán hết hàng, hai người này rồ máy xe chạy đến khu vực khác. Anh Lê Bá Th, ngụ tại khu vực này cho biết: “Những gã này bán ma túy tại đây gần một tuần nay rồi. Buổi tối, cứ vào tầm 22h là thấy tấp nập người ra vào. Người dân tại đây rất sợ bọn này nên cứ 20h tối là cả xóm khóa cổng, ở trong nhà”.
Video đang HOT
Không khó để chứng kiến hình ảnh mua bán ma túy công khai
Các chiêu “độc” phân phối hàng trắng
Mấy tháng gần đây, người dân sống gần khu vực Bến xe Miền Đông (Q. Bình Thạnh) phản ánh hoạt động mua bán ma túy diễn ra công khai tại đây. Theo ghi nhận của PV Người đưa tin, các đối tượng buôn bán ma túy tại khu vực này hoạt động rất bí mật và cảnh giác cao độ.
Để tránh bị công an phát hiện, các đối tượng này lợi dụng những hàng cây Hoàng Nam bên trong bến xe để làm nơi cất giấu và phân phối ma túy. Anh Ng. lái xe ôm tại khu vực Bến xe Miền Đông, cho biết: “Bọn bán ma túy tại đây lợi dụng các hàng cây xum xê lá, nằm sát tường rào để treo các gói ma túy lên cây. Khi con nghiện đến “ăn hàng”, bọn chúng sẽ chỉ điểm ma túy được treo ở cây nào. Sau đó, con nghiện chỉ việc đến đó lấy”.
Với chiêu phân phối này, khi bị phát hiện đi nữa thì mấy tên bán ma túy cũng vô can. Thường thì các đối tượng bán ma túy luôn ở gần chỗ cất hàng để canh chừng. Tuy nhiên, khi công an phát hiện, chúng lập tức tỏ ra là người không liên quan.
Tại khu vực Cầu An Sương, các đối tượng bán ma túy tại đây, có chiêu phân phối ma túy khiến nhiều người sửng sốt. Theo ghi nhận của chúng tôi, các đối tượng bán ma túy tại đây truyền tai nhau chiêu chia ma túy thành từng tép nhỏ, bọc kín bằng ni lông rồi ngậm vào miệng. Mỗi lần đi giao hàng, các đối tượng này ngậm khoản 10 gói, khi nào bán hết mới ngậm tiếp.
Chiêu giấu ma túy này rất hiệu quả, khi bất ngờ gặp công an, các đối tượng này nuốt vào bụng để tiêu hủy bằng chứng. Theo bà Hồng, ngoài hình thức cất giấu ma túy tinh vi này, một số tượng khác còn lợi dụng những đứa trẻ ăn xin để nhờ chuyển ma túy cho con nghiện.
Nói chuyện với chúng tôi, T còn cho biết, hiện nay giới buôn ma túy còn có độc chiêu phân phối ma túy bằng những khúc mía. Chúng chia hàng thành từng tép nhỏ rồi nhét vào từng khúc mía đã chặt, bỏ vỏ. Khi đi giao hàng, các đối tượng cầm một túi ni lông mía không có chứa ma túy để ăn, còn các khúc kẹp ma túy để trong túi áo. Lúc con nghiện mua hàng thì lấy ra giao. Trường hợp bị công an phát hiện họ sẽ ăn hoặc ném các khúc mía này vào đống bã mía đã có sẵn bên vệ đường để hòng thoát tội.
Hoạt động của con buôn ngày càng tinh vi Trao đổi với PV báo Người đưa tin, thiếu tá Huỳnh Văn Công, Công an TP. HCM cho biết, những chiêu phân phối ma túy nêu trên vẫn chưa là gì đối với bọn buôn bán cái chết trắng tại TP. Cứ mỗi lần công an phát hiện ra chiêu trò này thì bọn chúng lại “sáng tác” ra cách phân phối mới. Hơn nữa, cả con nghiện và dân buôn đều có những quy định ngầm rất chặt chẽ khi giao hàng. Việc làm trên khiến cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn.
Theo NDT
Rùng mình vì cà phê tẩm hóa chất ở Sài Thành
Chỉ cần một túi hóa chất nhỏ, người ta có thể biến bột đậu nành thành đủ loại cà phê.
Trong một lần ngồi tán chuyện với tôi, ông T.P, chủ một quán cà phê lớn ở quận 10 (TP.HCM) bất chợt hỏi: Giá 1kg cà phê nhân hiện nay là bao nhiêu nhỉ? Tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp: Khoảng 50 - 55.000đ/kg. Nghe xong ông cười lớn: Nhiều hãng cà phê vào quán tôi chào hàng với giá cũng chỉ 55 - 60.000đ/kg cà phê bột. Trong khi đó, theo tôi biết, 1 kg cà phê nhân chỉ làm được 0,7kg cà phê bột, đó là chưa kể công, nhãn mác, bao bì, tiếp thị, vận chuyển...
Ông P khẳng định, giá cà phê bột bán với giá 55-60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành. Người ta sẽ dùng một loại hóa chất để "phù phép" số bột thẩm cẩm trên thành đủ loại cà phê.
Đẩy đủ mọi loại hóa chất chế tạo cà phê
Để tìm hiểu thêm thông tin cà phê tẩm hóa chất gây hại cho sức khỏe, PV Người đưa tin đã tìm ra chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM). Đây được coi là nơi tập kết các loại hóa chất chuyên cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn. Tại đây, chúng tôi choáng ngợp trước hàng trăm loại hóa chất được chế biến, đóng gói sẵn để pha cà phê. Trong vai một người đi mua chất tạo mùi cà phê để mở quán, chúng tôi gặp một ông chủ cửa hàng tạp hóa.
Thấy chúng tôi, người đàn ông này nhanh miệng: "Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp. Chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét. Chỗ anh có đủ lọai hương vị của các vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới".
Người đàn ông này cho biết, với cách pha chế đơn giản thì hương cà phê cả 5 châu sẽ xuất hiện trong nháy mắt. Nhưng để chế ngon hơn người ta cần mua thêm đường hóa học, bơ công nghiệp, bột vani, caramen để tạo mùi vị. Khi pha, tất cả các phụ gia kết dính lại với nhau nhìn rất bắt mắt.
Chuyển sang cửa hàng bên cạnh, chúng tôi tiếp tục được săn đón nhiệt tình. Bà chủ ở đây đọc vanh vách hàng chục loại hóa chất để chế biến cà phê như: Để có màu đậm thì bỏ màu caramel, đậu nành vị đắng thì cho đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc ký ninh (quinine) muốn có độ sánh thì tinh bột chất tạo đặc thì có MC... Nếu mua mỗi loại 1 kg với giá gần 1 triệu đồng nhưng nếu chế biến ra thì có thể chế được cả ngàn cốc cà phê. Chưa hết, bà chủ này còn giới thiệu thêm cho chúng tôi một loại bột trắng để chế cà phê bọt phục vụ sở thích của khách Bắc kỳ. Đảm bảo với chất bột này cốc cà phê có bọt nhìn không chê vào đâu được.
Để có thêm thông tin về công nghệ chế biến cà phê, tôi tìm gặp một người bạn tên Trung, hiện đang là công nhân tại một xưởng chế biến cà phê tư nhân ở Thuận An (Bình Dương). Trung bảo: Mỗi buổi sáng, tại cơ sở mà anh làm việc, ông chủ sẽ dựa theo đơn đặt hàng của khách để chỉ đạo công nhân pha chế các loại bột cà phê theo công thức cụ thể. Có tới 13 công thức pha chế, ứng với mỗi loại bột cà phê khác nhau.
Theo đó với bột cà phê có giá rẻ nhất là loại 50.000 đồng/kg chỉ có 16% là cà phê thật, 15% bột bắp và bột đậu chiếm tới 69%. Với loại cà phê pha theo công thức số 3 thì cà phê thật chiếm 25%, bắp chiếm 10% và đậu nành là 65%. Trong khi đó, loại cà phê hảo hạng giá 200.000-300.000 đồng/kg thì cũng chỉ có 35% là cà phê thật. Để công nhân dễ nhớ 13 công thức, chủ cơ sở viết hẳn ra giấy một bảng liệt kê các công thức chi tiết dán lên tường. Các công nhân khi làm nếu lỡ quên chỉ việc nhìn vào đó để cân đong sao cho chính xác.
Sau quá trình chế biến, cà phê được đóng gói được mang đi giao hàng khắp các quận, huyện tại Bình Dương và TP.HCM. Trung cũng cho biết thêm, ở cơ sở của anh không chế biến nhưng có một số nơi sản xuất cả loại cà phê có giá chỉ 40.000 đồng/kg. Thành phần của loại này gồm toàn đậu nành và bắp trộn cùng với phụ gia hóa chất. Được biết, cà phê đểu trên được rất nhiều các quán vỉa hè mua về tiêu thụ.
Trước tình trạng cà phê kém chất lượng, độn hóa chất độc hại tràn lan trên thị trường hiện nay, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. HCM lo ngại: Các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen vừa không có giá trị dinh dưỡng vừa có tác hại rất lớn cho sức khỏe người dùng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Không thể kiểm soát được
Trao đổi với Người đưa tin, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế TP. HCM) khẳng định: Hiện tại, TP đang thực hiện việc rà soát tiểu thương và các đơn vị kinh doanh để xử lý các đối tượng hóa chất và không có chứng nhận VSATTP. Đồng thời, Sở sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hàng hóa và xử phạt các cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tạm thời chứ chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề. Với một thị trường rộng như TP. HCM, các cơ sở chế biến cà phê chui rồi giao cho các quán lề đường thì không thể nào kiểm soát nổi.
Cà phê độc tạo cảm giác nôn nao..... Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp, phó khoa Dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm Viện Vệ sinh y tế công cộng thì cho biết: Việc cho thêm một lượng cafein hóa chất là một thủ thuật đánh lừa người tiêu dùng. Khi đã uống phải chất này, con người sẽ thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ (dù uống cà phê độn bắp). Trong khi đó, cafein không được phép cho vào thực phẩm bừa bãi mà phải phụ thuộc một số chỉ tiêu về hàm lượng tinh khiết, hàm lượng kim loại nặng, arsen (AS).... Việc tích tụ hóa chất trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính. Với đặc điểm uống cà phê thường xuyên của người Sài Gòn hiện nay, cộng với tình trạng cà phê kém chất lượng thì chẳng khác gì chúng ta đang rước mầm bệnh vào người mỗi ngày.
Theo NDT
Gái mại dâm và đẳng cấp số má đất Sài thành Những cuộc chơi thâu đêm, độ dài miên man của đôi chân, khuôn mặt khả ái, xe tay ga hạng sang... đã tạo nên đẳng cấp của gái gọi đất Sài thành và tất nhiên khách làng chơi cũng là những đại gia. "Đào" hàng dạt mất giá Trên đất Sài thành, ở khắp các nẻo đường tuyến phố đều có gái mại...