Tham mưu trưởng: ‘Mỹ muốn dùng dịch vụ ở Cam Ranh’
Hải quân Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để gia tăng khả năng sử dụng (dịch vụ tại) các căn cứ quân sự của Philippines và Việt Nam, bao gồm Cam Ranh.
Đây là tuyên bố của Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson được Reuters dẫn lại. Dù bày tỏ mong muốn như vậy nhưng Đô đốc Richardson vẫn nhấn mạnh, Washington sẽ tiến hành nó một cách thận trọng và không ép buộc bất kỳ đối tác nào, mà để họ thoải mái lựa chọn đảm bảo tốt nhất lợi ích cho các đối tác.
Cảng quốc tế Cam Ranh được khánh thành hôm 8/3. Ảnh: Tuổi trẻ
Cũng theo Reuters, ý định sử dụng dịch vụ ở Cam Ranh của Mỹ xuất phát từ những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể, Mỹ đã phát hiện thấy các hoạt động bất thường của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm quyền kiểm soát của Philippines trong cuộc khủng hoảng tháng 4/2012. Những hoạt động này có thể khởi đầu cho việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở khu vực (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp.
Đô đốc John Richardson tỏ ra lo ngại, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague về việc Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông có thể trở thành cái cớ khiến Trung Quốc kích hoạt các hành vi leo thang trong khu vực.
Ông cho hay, quân đội Mỹ đã nhìn thấy các hoạt động của Trung Quốc xung quanh Scarborough: “Tôi nghĩ chúng tôi đã thấy một số tàu bè hoạt động, khảo sát đang xảy ra. Đó là một khu vực đáng quan tâm, một khu vực tiếp theo có thể bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo”.
Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ nói rằng ông đã bị sốc trước cách quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành. Đồng thời Hải quân Mỹ đã sẵn sàng tăng cường làm việc cùng nhau không chỉ với cơ chế song phương mà còn đa phương.
Video đang HOT
Ông cũng khẳng định, quân đội Mỹ xem đây là cơ hội tốt để xây dựng và xây dựng lại mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, Philippines và Ấn Độ, những nước đang nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.
Liên quan đến Cam Ranh, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ năm 2010 đã khẳng định, cảng Cam Ranh là cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần bình đẳng, chủ quyền là của Việt Nam và Việt Nam có khả năng kiểm soát tình hình. Hoàn toàn không có chuyện cho nước ngoài thuê làm căn cứ quân sự hay căn cứ hậu cần kỹ thuật ở cảng Cam Ranh.
Tháng 3/2015, trong buổi đối thoại với Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington (Mỹ), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng nhấn mạnh, Việt Nam có chính sách đối ngoại độc lập và chính sách đối tác thân thiện đối với tất cả các nước. Việt Nam không thiết lập quan hệ với nước này để làm tổn hại đến nước khác.
“Chúng tôi tạo điều kiện cho tất cả quốc gia đến Cam Ranh với mục đích sử dụng dịch vụ hậu cần. Tôi phải nói rằng sân bay của chúng tôi, những địa điểm ở đất nước chúng tôi và những hiệp định mà chúng tôi ký kết với nước khác sẽ không bao giờ gây nguy hại cho một bên thứ ba”, Đại sư Phạm Quang Vinh nói.
Ngày 8/3 vừa qua, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được khai trương. Từ đây, cảng Cam Ranh có nhiệm vụ đón tiếp các tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cảng quốc tế Cam Ranh bắt đầu đón tàu cực lớn
Ngày 8/3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Cảng Quốc tế Cam Ranh sẽ là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Cảng được chia làm hai nhóm: công trình thủy công và nhóm công trình trên bờ. Trong đó, nhóm công trình thủy công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu (bước 1, giai đoạn 1 dự án có 5 bến cập tàu dài 2.147m).
Căn cứ Cam Ranh, Việt Nam thời kỳ Liên Xô.
Nhóm công trình trên bờ gồm hệ thống công trình dịch vụ đón tiếp và điều hành với khu nhà văn phòng, đón tiếp, nhà ăn ca 7 tầng; công trình dịch vụ hậu cần kỹ thuật gồm tổng kho phân phối hàng hóa, khu thể thao gồm nhà thi đấu thể thao 2.100m2;
khu thể thao ngoài trời; hệ thống cây xanh cảnh quan có diện tích trên 20.000m2, phần đất dự phòng phát triển để xây Khu triển lãm hàng hải quốc tế.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ Việt Nam là một quốc gia với hơn 3.200km bờ biển, nằm trong vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng với những tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của khu vực và thế giới.
Chủ tịch nước khẳng định xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh.
Trước đó, trả lời hãng TASS của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói: "Việt Nam thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".
Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì.
Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, và tại đây cũng sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.
Bộ trưởng Thanh nói thêm, Việt Nam chỉ cho tàu nước ngoài thuê dịch vụ hậu cần, kỹ thuật tại cảng Cam Ranh chứ không cho thuê làm căn cứ quân sự.
Chúc Sơn(Tổng hợp TTX, DVO)
Theo_Báo Đất Việt
Cam Ranh: báu vật tự nhiên thành đòn bẩy chiến lược Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, chuyên gia chính trị quốc tế, nhận định cảng Cam Ranh là đòn bẩy chiến lược để Việt Nam bảo vệ hòa bình trên biển Đông. Ngày 8/3 vừa qua, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, cung cấp dịch vụ cho cả tàu dân sự và quân sự nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025