Thăm lưới ở Cần Giờ, chàng trai phát hiện sinh vật khoang đen trắng: Nhầm là rắn cực độc!
Nọc độc của rắn đẻn biển được đánh giá còn mạnh hơn cả rắn hổ mang chúa, cạp nong… và việc chữa trị rất khó khăn vì không có huyết thanh kháng độc.
Một nhóm người đã dùng xuồng đi tới một bãi đất ngập nước gần biển để thu hoạch thành quả của mình, trước đó họ đã căng hàng rào lưới khi thủy triều lên và chờ đợi cho đến khi thủy triều rút xem có sinh vật biển gì mắc lại không.
Kết quả khi đi dọc theo hàng rào này là rất nhiều sinh vật biển như cá bống sao (Tên khoa học: Boleophthalmus boddarti), tôm thẻ (Tên khoa học: Litopenaeus vannamei), cá lưỡi mèo (Tên khoa học: Scaridae),…
Thế nhưng điều bất ngờ nhất chính là một sinh vật có khoang đen trắng mờ nhạt bị mắc lại, mà theo người bắt cá trong clip, đó là một con rắn đẻn cực độc.
Ở nước ta có rất nhiều loài rắn đẻn như đẻn mỏ, đẻn cơm, đẻn khoanh, đẻn kim… và tất cả chúng đều có nọc độc chết người.
Trong tự nhiên, cũng có một loài rắn có ngoại hình rất dễ bị nhầm lẫn với rắn đẻn nhưng lại hoàn toàn vô hại, đó là rắn rầm ri cá (tên khoa học: Acrochordus granulatus). Chúng cũng có khoang đen trắng mờ nhạt và sống ở biển nhưng không có nọc độc.
Rắn rầm ri và rắn đẻn mỏ.
Người bắt cá trên đã nhầm lẫn giữa loại rắn đẻn và rầm ri. Thực tế thì rắn rầm ri chỉ giết con mồi bằng cách quấn siết và khi ở trên cạn thì hoàn toàn vô hại vì di chuyển chậm chạp, nhút nhát và rất yếu ớt.
Mặc dù vậy, nếu không rõ đó là loài rắn gì thì tốt nhất hãy tránh xa vì nọc độc của rắn đẻn biển được đánh giá còn mạnh hơn cả rắn hổ mang chúa, cạp nong… và việc chữa trị rất khó khăn vì không có huyết thanh kháng độc.
Cả gia đình ăn ngủ không yên phải cầu cứu chuyên gia, phát hiện sinh vật chết người!
Mỗi đêm sinh vật này lại xuất hiện và khiến một gia đình lo lắng đến mất ăn mất ngủ.
Một gia đình đã cả tháng trời ăn ngủ không yên vì cứ đến đêm lại có một sinh vật làm phiền, theo chủ nhà thì chỉ khi ban đêm thì sinh vật này mới xuất hiện còn ban ngày thì không thấy đâu, do đó chủ nhà đã gọi cho những chuyên gia đến xử lý.
Sau một hồi tìm kiếm khắp ngôi nhà thì cả nhóm đã phát hiện ra một cái hang khả nghi, quả thực bên trong hang là một sinh vật cực kỳ nguy hiểm đang ẩn náu: Một con rắn hổ mang đất hay còn gọi là rắn hổ sáp (Tên khoa học: Naja kaouthia).
Đây là loài rắn cực độc (nọc độc của nó được đánh giá là mạnh hơn cả hổ mang chúa và một số loài rắn cạp nong, theo Nanovina). Nạn nhân có thể tử vong chỉ sau 1 đến 4 tiếng bị loài rắn này cắn nếu không chữa trị kịp thời.
Rắn hổ đất là loài rắn hoạt động về đêm, chúng chủ yếu ăn chuột và các loài gặm nhấm, cóc, rắn... Rắn hổ đất thích nghi với nhiều dạng môi trường, có thể tìm thấy ở nơi gần nguồn nước lẫn đồng cỏ, bụi cây, rừng rậm...
Ban ngày chúng trú trong các hang mối hay chuột gần nơi ở của người và chỉ ra ngoài kiếm ăn khi màn đêm buông xuống. Đặc điểm nhận dạng loài rắn này chính là hoa văn hình chữ O khi con rắn bạnh cổ ra (nên chúng còn được gọi là hổ mang một mắt kính).
Người đàn ông mạo hiểm chui vào ống cống, bên trong là sinh vật có thể giết chết 1 con voi Nước trơn tuột khiến công việc càng trở nên nguy hiểm. Một chuyên gia bắt rắn đã nhận được cuộc gọi từ một người dân cho biết có một sinh vật cực kỳ nguy hiểm dài tới 4 m đang ẩn náu bên dưới ống cống thoát nước gần Krabi, nằm ở phía Nam của Thái Lan, sau hơn 1 giờ tìm kiếm...