Thăm Khu di tích Văn Thánh – Khổng Miếu ở Quảng Nam
Nằm trên trục đường Phan Bội Châu (thuộc khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Khu di tích Văn Thánh – Khổng Miếu tọa lạc trên khu đất có diện tích 6.200 m2, với quần thể di tích bao gồm chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, nhà cổ dân gian truyền thống, cầu bắc qua hồ bán nguyệt và cổng tam quan.
Đây là nơi thờ đức Khổng Tử và tổ chức huấn học về tư tưởng Nho giáo, với quần thể lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hội tụ nét truyền thống văn hóa dân gian có niên đại gần 200 năm…
Theo hồ sơ di tích và dựa vào nội dung còn lưu lại trên bia đá, bia gỗ tại Văn Thánh – Khổng Miếu, để tỏ lòng tôn kính Đức Khổng Tử và đề cao việc học, tôn vinh các vị học rộng tài cao có công giúp dân, giúp nước, đầu năm 1840 các quan viên, chức sắc, nhân sĩ kính đơn lên huyện Hà Đông xin xây dựng và vận động các vị khoa bảng, cử nhân, chức sắc đóng góp tiền bạc xây dựng Văn Miếu. Ngày 14 tháng 6 năm Canh Tý, đời Minh Mạng thứ 21 (năm 1840) Văn Thánh được khởi công xây dựng tại xã Chiên Đàn (nay là Trường THCS Trần Phú, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), đến ngày 20 tháng 1 năm Tân Sửu (1842) khánh thành.
Toàn cảnh Văn Thánh – Khổng Miếu ở Tam Kỳ.
Video đang HOT
Trải qua nhiều biến cố lịch sử do chiến tranh và sự tàn phá của thiên nhiên, khu Văn Miếu đã bị hư hỏng và xuống cấp. Thể theo nguyện vọng của các chức sắc và nhân dân địa phương, các vị thân hào, nhân sĩ đương thời đứng ra quyên góp tiền bạc và di dời di tích này theo hướng nam khoảng 2 km, thuộc làng Mỹ Thạch, xã Kỳ Hương, tỉnh Quảng Tín (cũ) (nay là khu Văn Thánh – Khổng Miếu, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Lễ khởi công vào tháng 5-1963 đến tháng 6-1970 thì hoàn thành, các hạng mục được trùng tu, phục dựng: Miếu chính, tháp chuông, tháp trống theo nguyên trạng và lấy tên là Khổng Miếu. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, di tích có tên đầy đủ là Văn Thánh – Khổng Miếu cho đến nay.
Dẫn vào khu Văn Thánh – Khổng Miếu là cổng tam quan gồm bốn trụ được xây bằng gạch vồ, tô vẽ, cẩn sành sứ đế hình vuông, hai trụ cao trên chóp trụ có hình hoa sen nở, hình dáng như hai cái bút lông viết lên nền trời xanh, ngả bóng xuống hồ bán nguyệt liền kề như chạm vào nghiên mực đầy, hai trụ phụ có gắn hình con nghê cách điệu, tất cả đều được cẩn sành. Hai trụ chính ở giữa, phần trên có bốn mái hạ và bốn mái thượng, được trang trí các loại hoa cách điệu, có hoa văn đắp nổi, đắp chìm bằng sành sứ.
Bước qua cổng chính là tới hồ bán nguyệt với cây cầu vồng uốn cong được xây bằng đá, gạch có thành lan can với những ô đúc trang trí hình học được gắn liên tiếp với nhau khá công phu. Tiếp đến là khoảng sân đình với không gian thoáng đãng, lót gạch sạch đẹp theo hình bàn cờ. Nơi đây vào dịp lễ hội tháng Giêng hằng năm thường diễn ra các sinh hoạt văn hóa dân gian, tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Hà Đông, khuyến khích sự học. Vào dịp tháng 7 âm lịch hằng năm tổ chức phát thưởng Giải thưởng Phan Chu Trinh – giải thưởng cao nhất của TP. Tam Kỳ về khuyến học, tổ chức các hoạt động như tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu, hô hát bài chòi, các trò chơi dân gian giải trí…
Sân đình của Khu di tích Văn Thánh – Khổng Miếu.
Ngôi nhà chính (miếu chính), được xây dựng theo lối kiến trúc ba gian hai chái, trên mái trang trí hình “nhị long tranh châu”, bốn góc mái có gắn hình tượng những đám mây cách điệu, trước hai đầu bậc cấp vào miếu cũng như hệ thống cột tròn chính giữa của miếu ở mái hiên trước đều được trang trí hình rồng. Kiến trúc miếu thờ chính bao gồm các cột được đặt trên đá táng có hình thức trang trí, bờ quyết gắn hình rồng cuộn cách điệu từ dây cuộn lá, hai phần đầu hồi được tạo gờ xi măng hình cuốn sách có gắn mảnh sành sứ mô tả con nai gặm cỏ. Nối tiếp với tòa chính điện là hậu điện ba gian hai chái, được liên kết với nhau bằng xuyên và xà, tại các khoảng trống của các ô xuyên có gắn các tấm bảng gỗ sơn son thếp vàng. Hậu điện được bài trí điện thờ đức Khổng Tử, các vị Tiên triết, Tiên hiền và Tiên nho.
Trong những năm gần đây, Văn Thánh – Khổng Miếu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách tham quan, cũng như những nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc. Du khách đến đây có thể tìm về với những ký ức hoài cổ xưa và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tinh tế qua những nét điêu khắc chạm trổ tinh xảo trên các cấu kiện gỗ, kiến trúc mỹ thuật, họa tiết xây dựng tượng hình mô tả độc đáo được trang trí ở các ngôi nhà cổ, cổng ngõ, tháp chuông, tháp trống, chính điện, hậu điện…
Thăm dò khảo cổ tại khu vực Tháp K, Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1156/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại khu vực Tháp K, Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Khu di tích Mỹ Sơn. Nguồn: quangnam.gov.vn
Theo đó, thời gian thăm dò từ ngày 01/6/2023 đến ngày 30/6/2023, trên diện tích 20m2, gồm 05 hố x 04m2 /01 hố. Chủ trì thăm dò là ông Nguyễn Ngọc Quý, Viện Khảo cổ học.
Trong thời gian thăm dò khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò khảo cổ, Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt thăm dò khảo cổ, Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn và Viện Khảo cổ học phải có phải có báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò khảo cổ trong thời gian chậm nhất 01 (một) tháng, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước khi công bố kết quả của đợt thăm dò khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.
Độc đáo hệ sinh thái sông Đầm Ngay tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có một hồ điều hòa thiên nhiên rộng hơn 650 ha. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với hơn 500 loài động thực vật sinh sống. Đó là hồ sông Đầm thuộc 3 xã Tam Thăng, xã Tam Phú và phường An Phú, TP Tam Kỳ. Mênh mông sông nước sông Đầm. Ông...