Thâm hụt ngân sách Mỹ có thể lên 600 tỷ USD trong tài khóa 2016
Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng cho biết thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2016 (tính đến hết tháng 9/2016) dự kiến sẽ tăng lên tới 600 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn 16 tỷ USD so với dự kiến.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Trong đợt tổng kết giữa kỳ, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết mức thâm hụt ngân sách trong năm nay dự kiến sẽ tương đương khoảng 3,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay.
Nền kinh tế Mỹ được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay, thấp hơn mức dự báo tăng trưởng 2,7% trong tháng 2/2016.
Video đang HOT
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đang cho thấy có những dấu hiệu lạc quan khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 0,6% trong tháng Sáu vừa qua, sau khi tăng 0,2% trong tháng trước, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp.
Trong tháng Sáu, sản lượng công nghiệp của Mỹ tăng 0,6%, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 11 tháng, sau khi giảm 0,3% trong tháng Năm. Các số liệu này đang củng cố đánh giá rằng kinh tế Mỹ đã phục hồi trong quý 2/2016 với mức tăng trưởng được kỳ vọng hơn 2%.
Theo các chuyên gia, số liệu kinh tế tích cực và đà tăng “ngoạn mục” của chứng khoán Phố Wall gần đây có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào cuối năm nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bội chi ngân sách: Đừng chủ quan!
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2016 ước tính đạt 346.200 tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, bằng 36,2%; thu từ dầu thô 13.900 tỷ đồng, bằng 25,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 47.800 tỷ đồng, bằng 27,8%.
Trong khi đó, tổng chi đạt 412.600 tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm. Ngân sách chỉ có thể dành 64.300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, trong khi chi cho kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính hết 293.400 tỷ đồng. Do nợ công tăng cao khiến nghĩa vụ trả nợ cũng đè nặng. Ngân sách đã phải chi tới 55.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bị bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng. Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các thuế quan được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi ngân sách tất yếu sẽ góp phần dẫn đến nợ công tăng cao lên.
Có thể nói, việc dành quá nhiều tiền ngân sách để trả nợ sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi ngân sách hợp lý.
Còn nhớ theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Như vậy, nợ công của Việt Nam sẽ chạm trần mức khả năng trả nợ của Chính phủ là 65%.
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2016 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhận định Việt Nam không chỉ là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn, mà tỷ lệ nợ công/GDP cũng thuộc diện cao nhất trong khu vực ASEAN. CIEM dẫn lại số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam là 6,9% GDP, trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, Indonesia 2,3% GDP, Philippines 0,12% GDP và Campuchia 2% GDP.
Cụ thể theo dự báo của IMF, đến năm 2020, mức bội chi so với GDP của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN và là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP năm 2020.
Trong khi đó, từ đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã dự báo thu ngân sách năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do giá dầu thô vẫn chưa hồi phục, tham gia các FTA nên cắt giảm nhiều loại thuế. Dự báo, năm 2016, tổng thu ngân sách đạt hơn một triệu tỷ đồng, tổng chi là 1,27 triệu tỷ đồng, bội chi 254.000 tỷ đồng (4,95% GDP).
Nguyên nhân thật dễ hiểu, khi mà trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ công, đặc biệt là nợ chính phủ trên GDP đang tăng nhanh, chi phí trả nợ ngày càng cao; thu khó khăn, trong khi tốc độ chi tăng nhanh làm cho cân đối NSNN hết sức căng thẳng và bị động, đang đe dọa đến khả năng trả nợ hằng năm của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay có những biểu hiện lãng phí, tiêu cực và kém hiệu quả.
Nếu không có những giải pháp mạnh mẽ để giảm chi thường xuyên, mục tiêu đưa bội chi dưới 5% GDP của Quốc hội đặt ra sẽ khó hoàn thành. Do đó, Chính phủ cần mạnh tay cắt giảm chi thường xuyên và giảm bộ máy hành chính. Sở dĩ phải nói "đừng đùa" với bội chi, là bởi lẽ, theo tài liệu được công bố mới đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, chi thường xuyên tăng lên và không có khả năng cải thiện vì nguồn thu từ dầu thô và doanh nghiệp đều giảm.
Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Hãy nhìn thẳng vào thực tế: Số liệu thâm hụt ngân sách năm 2015 ước tính chiếm 6,34% GDP. Con số này cao hơn mục tiêu 5% GDP mà Quốc hội đưa ra trước đó. Đáng chú ý, tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm, phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo của nền kinh tế thời gian qua.
Theo_Giáo dục thời đại
Triển vọng kinh tế Việt Nam giữ ở mức ổn định Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa xác nhận xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B, triển vọng ổn định, xếp hạng này không thay đổi so với mức xếp hạng do Fitch đã công bố vào tháng 10/2015. Theo đó, các yếu tố được Fitch đánh giá là tích cực đối với mức xếp hạng tín nhiệm...