Thâm hụt ngân sách của Nga tương đương 4,3% GDP nửa đầu 2016
Phát biểu trước Thượng viện ngày 29/6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo thâm hụt ngân sách trong nửa đầu năm 2016 của nước này ở mức tương đương 4,3% GDP.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: richestrussian.com)
Theo ông Siluanov, mức thâm hụt cả năm có thể tăng 420 tỷ ruble (6,5 tỷ USD) so với con số đề ra trong ngân sách được hoạch định dựa trên giả định giá dầu Ural bình quân khoảng 50 USD/thùng. Ông nói giá dầu thô hiện dưới mức này, chỉ 37-38 USD/thùng kể từ đầu năm và ước tính cho cả năm nay vào khoảng 40 USD/thùng.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, nước này có thể vay thêm từ thị trường trong nước trong năm nay, nếu không vay hết mức có thể từ các thị trường nước ngoài.
Nga đã huy động được 1,75 tỷ USD thông qua phát hành Eurobond (trái phiếu châu Âu) đầu năm nay, trong khi trần nợ nước ngoài cho cả năm 2016 là 3 tỷ USD.
Video đang HOT
Trong một động thái liên quan, Ngân hàng trung ương Nga mới đây thông báo sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với đồng ruble và ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ tháng Tám tới. Đây được xem là một động thái nhằm siết chặt tính thanh khoản, qua đó giúp Nga đạt được mục tiêu lạm phát.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được tăng thêm khoảng 0,75 điểm phần trăm, sau hai đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ hồi đầu năm 2016. Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ruble sẽ tăng lên 5%, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ của khách hàng cá nhân sẽ nâng lên 6%.
Hồi đầu tháng này, trả lời phỏng vấn báo giới, Thống đốc Elvira Nabiullina cho hay Ngân hàng trung ương Nga đang cân nhắc các biện pháp nhằm siết chặt tính thanh khoản bằng đồng ruble. Thể chế tài chính này cũng sẽ bắt đầu kế hoạch hạn chế các khoản vay bằng đồng USD, theo sau sự suy sụp của đồng ruble năm 2014 vốn gây nhiều “tổn thương” cho nền kinh tế.
Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, cho hay đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới nhất đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ dành thêm gần 400 tỷ ruble (6,1 tỷ USD) cho dự trữ bổ sung. Theo Sberbank, quyết định này sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng, song lợi nhuận của ngành ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Kết thúc Đối thoại: Trung Quốc Mỹ vẫn bất đồng về vấn đề Biển Đông
Những bất đồng trong các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông, Triều Tiên... vẫn là khá lớn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Sau 2 ngày diễn ra, Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 8 tại Bắc Kinh đã kết thúc. Hai bên đã thảo luận nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh trong quan hệ thương mại song phương, quan chức Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần nhanh chóng giảm bớt các rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Quang cảnh lễ khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 8 (Ảnh: TTXVN)
Trung Quốc cũng đã đồng ý cắt giảm sản lượng thép dư thừa, không phá giá đồng nhân dân tệ và giảm số lượng các "doanh nghiệp ma" không có lợi nhuận. Hai bên cũng đạt được một số kết quả trong các lĩnh vực như hợp tác khác. Tuy nhiên, dư luận cho rằng những bất đồng trong các vấn đề nhạy cảm như vấn đề Biển Đông, vấn đề Triều Tiên hay hay vấn đề nhân quyền vẫn là khá lớn.
Phát biểu trước khi bắt đầu cuộc thảo luận giữa giới chức và doanh nhân 2 nước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nhấn mạnh, 2 Chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đầu tư và hợp tác thương mại song phương. Như ban hành các chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo tính minh bạch và có thể dự báo trong quá trình hoạch định và ban hành chính sách, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như loại bỏ những rào cản đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, những chính sách này là điều tất yếu trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách dựa vào sự tiến bộ kinh tế trong những thập kỷ tới. Về phần mình, phía Mỹ cam kết tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng; cam kết theo đuổi "tài chính bền vững", một khái niệm để chỉ việc thu hẹp sự thâm hụt ngân sách đang ngày càng tăng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định 2 nền kinh tế trở nên gắn bó với nhau hơn, chia sẻ sự phồn thịnh chung, do đó hai bên cần duy trì mối quan hệ kinh tế ổn định. Ông Kerry cũng cho rằng, các rào cản đầu tư tại Trung Quốc nên được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Trong khi đó, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, nước này đang thúc đẩy mở cửa thị trường, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cam kết hoan nghênh các công ty nước ngoài.
Phát biểu trong phiên đối thoại chiến lược, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng "cuộc đối thoại là hết sức quan trọng để làm việc một cách xây dựng trong các vấn đề khác biệt", là một cơ hội để "tìm kiếm cách thu hẹp, hoặc giải quyết hoàn toàn" các khác biệt.
Thừa nhận vẫn có sự khác biệt trong một số vấn đề, Ngoại trưởng Kerry bày tỏ hy vọng tinh thần hợp tác hiệu quả trong vấn đề khí hậu sẽ truyền cho các bất đồng trong vấn đề an ninh biển và vấn đề nhân quyền. Ông Kerry cũng bày tỏ hy vọng sẽ Trung Quốc sẽ cùng Mỹ tìm kiếm biện pháp giải quyết, đảm bảo tự do hàng không và hàng hải tại khu vực Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ông Kerry cũng đề nghị Trung Quốc phối hợp trong các vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên...
Tuy đạt được một số kết quả trong những lĩnh vực như hợp tác chống biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế và thương mại, chống khủng bố, giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục, y tế, khoa học công nghệ... Tuy nhiên, dư luận cho rằng những bất đồng của 2 nước trong một số vấn đề như vấn đề Biển Đông, hạt nhân Triều Tiên hay vấn đề nhân quyền là khá lớn.
Một số ý kiến từ giới học giả Trung Quốc cho rằng, 2 bên cần có cơ chế kiểm soát rủi ro trong những trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Theo VOV
Ả Rập Xê Út muốn vay nước ngoài hàng tỉ USD Ả Rập Xê Út được cho là đang tìm kiếm khoản vay ngân hàng từ 6 đến 8 tỉ USD. Nếu có, đây sẽ là đợt vay tiền nước ngoài lớn đầu tiên của quốc gia giàu dầu thô trong hơn một thập kỷ. Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Nayef cùng người chú là Vua Salman ra đón tiếp Tổng...