Thảm họa nhận diện khuôn mặt: Nhầm thành viên Quốc hội với tội phạm trong tù
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Amazon đã xác định sai 28 thành viên của Quốc hội thành những tội phạm trọng án, đang bị giam giữ trong tù.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Amazon vẫn cho thấy kết quả thiếu tin cậy, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan tới chính phủ.
Tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác, cơ quan hành pháp đang bước đầu phối hợp với các công ty dữ liệu nhằm ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại các địa điểm công cộng như sân bay, trường học, và thậm chí là cả các cuộc biểu tình.
Và Rekognition – công nghệ AI nhận diện khuôn mặt của Amazon là một trong những sự lựa chọn hàng đầu do hoạt động dựa trên cơ chế thời gian thực: Một hình ảnh ghi lại trực tiếp được mang ra đối chiếu với một hình ảnh đã được lưu trữ. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng được quảng cáo là có độ chính xác cao, giúp việc điều tra và giám sát các cá nhân dễ dàng và chính xác.
Tuy nhiên rõ ràng là giữa máy móc với con người vẫn có những sự khác biệt nhất định, và điều này một lần nữa đã được chứng minh khi AI của Amazon cho thấy kết quả nhầm lẫn tới … đáng sợ.
Cụ thể, AI này đã nhầm lẫn 28 trường hợp là các thành viên Quốc hội với những tên tội phạm trong một thử nghiệm của Hiệp hội Dân sự Tự do Hoa Kỳ (ACLU). Trong đó, 11 trường hợp nhầm lẫn là người da màu, chiếm 40% so với tổng số, mặc dù trên thực tế số người da màu chỉ chiếm 20%.
Video đang HOT
Trong số những trường hợp bị nhầm lẫn do công nghệ nhận diện khuôn mặt, có bao gồm John Lewis, nhà lãnh đạo quyền công dân và là thành viên Quốc hội Mỹ. Ảnh: Jim Lo Scalzo / EPA
Được biết tại Mỹ, các vấn đề liên quan tới phân biệt chủng tộc và sắc màu vẫn là một “vấn nạn” vô cùng nhạy cảm và nặng tính chỉ trích từ hàng thế kỷ nay.
Malkia Cyril, giám đốc điều hành của Trung tâm Tư pháp Truyền thông Hoa Kỳ cho biết: “Bài kiểm tra của ACLU thể hiện rõ một điều mà nhiều người trong chúng ta đã biết – rằng công cụ nhận dạng khuôn mặt của Amazon phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc. Và đây là mối nguy hại cho nền dân chủ nước Mỹ. Họ cần phải ngừng lại ngay lập tức.”
Jacob Snow, một luật sư về Công nghệ và Tự do dân sự tại Quỹ ACLU, miền Bắc California, cho biết thử nghiệm của ACLU nhằm củng cố quan điểm rằng công nghệ giám sát khuôn mặt vẫn chưa an toàn để có thể ứng dụng trong các hoạt động của chính phủ.
“Giám sát khuôn mặt sắp được sử dụng để giám sát, phân biệt màu da, sắc tộc nhằm vào cộng đồng da màu, di dân và các hoạt động xã hội”, Jacob Snow nói. “Sau khi được áp dụng, thiệt hại từ sự việc này là không thể đo đếm được.”
Được biết trong thử nghiệm lần này, ACLU đã sử dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt đang được Amazon triển khai mang tên Rekognition. Nhóm xây dựng một cơ sở dữ liệu khuôn mặt và công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng 25.000 ảnh chụp công khai, sau đó tham chiếu chéo dữ liệu với ảnh chụp của các thành viên Hạ viện, Thượng viện Hoa Kỳ.
Theo Guardian
Olympic Tokyo 2020 lần đầu tiên áp dụng nhận diện khuôn mặt
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế trước khi vào sân vận động.
Tokyo 2020 là kỳ Olympic đầu tiên sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt
Thế vận hội mùa đông 2018 diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc, chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng của hơn 1.200 chiếc drone bay trên bầu trời với nhiều màu sắc độc đáo khác nhau, khiến người xem cảm nhận rõ được tầm ảnh hưởng của công nghệ tới mọi mảng lĩnh vực đời sống.
Tuy nhiên, sự thống trị của công nghệ tại Pyeongchang 2018 sẽ sớm bị vượt qua bởi chính đối thủ "hàng xóm láng giềng" - Nhật Bản. Cụ thể, kỳ Olympic 2020 sắp tới tổ chức tại Tokyo được xác nhận sẽ có sự góp mặt của một trong những công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm hiện nay: nhận diện khuôn mặt.
Theo đó, tất cả những thành viên tham dự kỳ Olympic, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, tình nguyện viên, cổ động viên, trọng tài,... đều sẽ qua cửa bằng nhận diện khuôn mặt thay vì các phương thức thông thường.
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm tải tình trạng tắc nghẽn tại các phòng vé, cũng như hoàn toàn loại bỏ được phương thức vé xem truyền thống.
Tại Tokyo 2020, "nhận diện khuôn mặt" cũng sẽ lần đầu tiên được áp dụng trong thể thức Paralympic Games (thế vận hội dành cho người khuyết tật).
Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên "nhận diện khuôn mặt" được sử dụng trong một kỳ thế vận hội, mặc dù trước đó tại Olympic 2014, hệ thống tương tự đã được sử dụng tại sân bay Sochi.
Tsuyoshi Iwashita, giám đốc điều hành an ninh tại Tokyo 2020, cho biết hệ thống có mục tiêu "ngăn chặn các truy cập trái phép" tại các địa điểm tổ chức sự kiện.
Nhân viên an ninh sẽ vẫn có mặt, nhưng hệ thống sẽ làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Thay vì việc các nhân viên an ninh phải kiểm tra "từng người một", công nghệ sẽ quét khuôn mặt của họ, giúp đẩy nhanh quá trình nhập cảnh.
Bên cạnh "nhận diện khuôn mặt", Tokyo 2020 hứa hẹn sẽ là sân khấu lớn cho các giải pháp, dịch vụ công nghệ được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước "xứ sở mặt trời mọc" bên cạnh những vòng thi đấu gay cấn, căng thẳng.
Theo dan tri
Honor 7A giá 2,9 triệu đồng: Nhận diện khuôn mặt, vân tay đầy đủ Dù có giá chưa tới 3 triệu đồng nhưng Honor 7A được trang bị đầy đủ các công nghệ bảo mật cao cấp. Honor vừa ra mắt mẫu điện thoại Honor 7A giả rẻ mới dành cho phân khúc phổ thông. Hiện, sản phẩm đã có mặt trên thị trường với giá bán 2,89 triệu đồng với 3 tùy chọn màu sắc là...