“Thảm họa” khi vợ chồng cùng bị sùi mào gà
Tuy nhiên, cũng giông như các bênh tình dục khác, bênh sùi mào gà rât khó chữa khỏi hoàn toàn và có thê tái phát. Em bị nổi mụn ở “vùng kín” và em đã tới phòng khám tư đê khám. Tại đây, bác sĩ nói em bị bênh sùi mào gà và ngay lúc đó họ khuyên em nên đôt, em cũng làm theo. Sau khi được biêt vê tác hại của bênh này, em rât lo và cũng khuyên chông em đên đây khám. Kêt quả là chông em cũng bị nhiêm bênh. Đúng là “thảm họa” đôi với gia đình tôi.
Em cũng được biêt là bênh này có thê lây nhiêm ở miêng và họng. Em đã đi khám ở viên Tai-Mũi-Họng thì bác sĩ kêt luân em bị viêm họng xuât huyêt. Xin hỏi, em chữa như vây đã khỏi bênh hoàn toàn chưa? (star@…)
BS. Hoa Hông tư vân:
Bênh sùi mào gà là môt bênh lây truyên qua đường tình dục. Bênh chủ yêu lây qua con đường quan hê tình dục cho dù dưới bât kì hình thức nào. Bởi vây, nêu vợ chông bạn có quan hê tình dục bằng miêng khi môt trong hai người đã có dâu hiêu bênh thì khả năng người kia bị lây nhiêm bênh sùi mào gà và phát bênh ở miêng, họng cũng hoàn toàn có thê xảy ra.
Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, đó là bệnh sùi bộ phận sinh dục do virus Human papilloma (HPV) gây nên. HPV là một loại virus gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng
Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn.
Bênh sùi mào gà là môt bênh lây truyên qua đường tình dục và có thê tái phát. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại, một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như nitơ lỏng, laser hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.
Tuy nhiên, cũng giông như các bênh tình dục khác, bênh sùi mào gà rât khó chữa khỏi hoàn toàn và có thê tái phát. Vì vây, khi thực hiên điêu trị cần phải lấy hết các tổn thương (u nhú, mụn cóc) để đề phòng tái phát. Người bênh cũng cân thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra đê kịp thời xử lý những triêu chứng mới.
Bạn đã đi khám và chữa tại bênh viên tư, cũng đã đi khám Tai-mũi-họng, vây thì bạn nên đi khám lại đây đủ theo như lịch hẹn của bác sĩ đê tránh trường hợp bênh tái phát hoặc có dâu hiêu phát triên ở chô mới hay nặng hơn. Vợ chông bạn cũng nên hạn chê quan hê tình dục đê tránh bênh bị bôi nhiêm hoặc biên thê sẽ càng khó chữa hơn. Tôt nhât, vợ chông nên nên kiêng quan hê cho đên khi cả hai cùng khỏi bênh vì môt người khỏi nhưng vân có thê lây bênh từ người kia.
Ngay cả chông bạn cũng cân điêu trị bênh càng sớm càng tôt. Cả hai nên vào viên có uy tín đê chữa bênh là tôt nhât.
Chúc vợ chông bạn sớm khỏi bênh.
Theo Ngoisao
Nam giới cũng nên chủng ngừa siêu vi gây ung thư tử cung
Theo đồng chủ nhân Nobel Y học năm 2008 Harald zur Hausen, nam giới cũng phải cẩn thận với siêu vi gây ung thư cổ tử cung.
Năm 2006, thế giới chứng kiến một bước ngoặt trên con đường đối phó ung thư: bằng cách chủng ngừa có thể ngăn chặn ung thư cổ tử cung - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nữ giới. Thành tựu này xuất phát từ công trình đột phá của GS Harald zur Hausen thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức.
Từ năm 1976, ông đã đưa ra giả thuyết rằng vi rút cũng có khả năng gây ung thư và sau đó đã vạch mặt chính xác thủ phạm gây ung thư cổ tử cung là siêu vi Human Papilloma Virus (HPV), vốn cũng liên quan tới bệnh sùi mào gà. Đến năm 2008, ông nhận giải Nobek Y học cùng với Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier.
Giáo sư Harald zur Hausen (phải) cùng Chủ tịch Quỹ hòa bình quốc tế Uwe Morawetz trong buổi họp báo tại TP.HCM ngày 27.11 - Ảnh: Bạch Dương
Ngày 27.11, GS Hausen đã đến VN theo chương trình "Cầu nối" được tổ chức bởi Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Quỹ hòa bình quốc tế (có trụ sở tại Vienna, Áo). Chương trình này bao gồm các cuộc diễn thuyết của các học giả đoạt giải Nobel cũng như nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác nhằm đẩy mạnh hợp tác, hiểu biết lẫn nhau với mục tiêu xây dựng hòa bình và cùng phát triển. Nhân dịp này, ông Hausen đã có cuộc trả lời phỏng vấn với Báo Thanh Niên:
Giáo sư có cho rằng chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều mối liên hệ giữa các tác nhân truyền nhiễm với ung thư trong tương lai?
Chương trình "Cầu nối" tại VN
Lúc 14 giờ ngày 28.11, Giáo sư Hausen sẽ có bài nói chuyện về chủ đề "Phòng chống ung thư: thách thức cho ngành y tế toàn cầu" tại Đại học Quốc gia TP.HCM. Sự kiện tương tự tại Hà Nội sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 30.11 tại Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Hausen là nhà khoa học đoạt giải Nobel thứ hai đến VN trong tháng 11.2012, sau Giáo sư Roger B.Myerson, người đã có bài giảng "Cơ chế lãnh đạo, nền dân chủ và chính quyền địa phương" vào ngày 14.11. Tất cả sự kiện thuộc chương trình "Cầu nối" đều mở cửa tự do (tham khảo thông tin trên website Peace-foundation.net).
Trên thực tế, hiện có 2 dạng ung thư có thể được ngăn chặn bằng vắc xin: đó là viêm gan siêu vi B và ung thư cổ tử cung do HPV. Tôi cho rằng sẽ còn xác định được thêm nhiều trường hợp ung thư liên quan đến hoạt động truyền nhiễm trong tương lai, nhất là khi các cuộc nghiên cứu về dịch tễ học dường như đang chỉ đích danh các trường hợp truyền nhiễm, cụ thể ở những ca ung thư liên quan đến hệ thống tạo huyết và một số trường hợp ung thư ruột.
Khi nghe về công trình HPV vào năm 2006, tôi khá thất vọng vì độ tuổi được khuyên nên tiêm vắc xin là nữ sinh trung học? Liệu đã có bất cứ tiến triển nào từ đó cho đến nay, chẳng hạn như mở rộng độ tuổi tiêm phòng và áp dụng cho cả nam giới?
Quả thật hiện vẫn có các nỗ lực nhằm phát triển vắc xin chữa bệnh cho những cá nhân đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, bất cứ phụ nữ nào, trong trường hợp chưa nhiễm siêu vi HPV, đều sẽ được lợi nếu tiêm vắc xin và không phân biệt độ tuổi. Về quan ngại liên quan đến nam giới, tôi đặc biệt đề nghị phái mạnh cũng nên đi tiêm phòng, nhất là giới thanh niên trẻ tuổi, do đây là nhóm sẽ lây HPV cho bạn tình trong trường hợp không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Sau khi thế giới có vắc xin HPV, có luồng dư luận nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp phòng ngừa này. Một số nghiên cứu cho rằng không nên tiêm vắc xin, do nó chỉ có giới hạn đối với một số loại HPV, trong khi có hơn 40 loại gây bệnh. Một số người cho rằng nên tầm soát ung thư thay vì dùng vắc xin? Xin ông cho ý kiến.
Đúng là các dạng vắc xin hiện nay chỉ đối phó được HPV-16 và HPV-18. Nếu xét luôn khía cạnh phản ứng chéo với dạng 31, 33 và 45, chúng hầu như kiểm soát được đến 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại vắc xin này có hiệu quả cực cao, ít nhất là ngăn chặn được sự xuất hiện của thương tổn tiền thân của ung thư cổ tử cung. Do quá trình phát triển trung bình của dạng ung thư này từ 15 đến 20 năm, chúng ta sẽ mất ít nhất từ 10 đến 20 năm trước khi thu thập được kết quả thống kê cụ thể về hiệu quả ngăn chặn ung thư cổ tử cung.
Ít nhất vào lúc này, chúng ta biết được vắc xin ngăn chặn được những tình trạng sùi mào gà trước khi chuyển sang ung thư cổ tử cung. Nhóm thí nghiệm đầu tiên đã được thực hiện cách đây 10 năm. Thậm chí trong khoảng thời gian đó, các cá nhân đã tiêm vắc xin nhận được sự bảo vệ tương ứng trước các dạng HPV.
Theo TNO
Quan hệ bằng tay bị sùi mào gà? Em và bạn trai mới chỉ quan hệ bằng tay, tại sao em lại bị sùi mào gà? Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the! Em có một thắc mắc, mong chuyên mục giải đáp giúp em! Em năm nay 20 tuổi. Gần đây, bạn trai em có kích thích bằng vùng kín cho em bằng cách sờ bằng tay. Sau...