“Thảm họa” đường sắt 10 tỷ đô xuyên Nam Mỹ của Trung Quốc
… Trung Quốc vừa đồng ý sẽ cùng Brazil và Peru nghiên cứu về tính khả thi của dự án đường sắt dài hơn 5.300km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Tuyến đường sắt dự kiến sẽ nối bờ biển Đại Tây Dương của Brazil với bờ biển Thái Bình Dương của Peru.
Tuyến đường này sẽ giúp “giảm chi phí vận chuyển ngũ cốc và khoáng sản sang châu Á.” Cho đến nay, hầu hết hàng nhập khẩu từ khu vực Nam Mỹ vào Trung Quốc đều phải đi qua kênh đào Panama. Sự vận chuyển trở trên đắt đỏ hơn vì giá cả đã tăng gấp ba lần trong vòng năm năm qua.
Hai tuyến đường được dự kiến của dự án đường sắt xuyên Nam Mỹ mà Trung Quốc hợp tác cùng Brazil và Peru. (Ảnh: Businessinsider)
Nhưng cũng giống như kênh đào 50 tỷ USD mà một tỷ phú người Trung Quốc muốn xây dựng xuyên Nicaragua, hay 3 hecta rừng nguyên sinh Amazon mà Ecuador bán cho Trung Quốc, tất cả những thỏa thuận mang tính thương mại đều có giá của nó.
Một trong những tuyến đường đề xuất khi xây dựng đường sắt được gọi là “tuyến đường phía nam”. Các nhà môi trường học lo ngại tuyến đường này sẽ cắt ngang qua Khu bảo tồn Isconahua và thung lũng Rio Juruá, nơi có sự đa dạng rất cao về động vật và thực vật.
Còn có một tuyến đường đề xuất khác còn đáng lo ngại hơn. Một nghiên cứu của Đại học Boston cũng cho thấy rằng tuyến đường được đề xuất phía bắc sẽ đi qua bắc Peru và cắt ngang Brazil ở khu vực có “độ đa dạng sinh học rất cao” . Các tuyến đường sắt khác từ trước đến nay đều phải tránh khu vực này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Peru Ollanta Humala bắt tay tại cung điện chính phủ ở Lima, tháng 5-2015
Nghiên cứu kết luận: “Sự lựa chọn tuyến đường của dự án đường sắt này rất quan trọng trong việc xác định tác động của nó đến môi trường.” Tuyến đường sắt theo hướng nào vẫn chưa được quyết định.
Những năm gần đây, Trung Quốc “có mặt” nhiều hơn ở khu vực Nam Mỹ.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chuyến thăm Nam Mỹ hồi tháng 5 và đã gặp gỡ Tổng thống Peru Ollanta Humala. Hai nước đã thỏa thuận về việc hợp tác trong lĩnh vực “dầu mỏ, năng lượng sạch, khai khoáng, nông, lâm và ngư nghiệp.”
Video đang HOT
Trung Quốc và các nước Mỹ – Latinh cũng thường xuyên giao dịch thương mại. Hồi tháng 1-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ đầu tư 250 tỷ USD vào Mỹ Latinh trong vòng 10 năm tới. Trung Quốc cũng vừa ký thỏa thuận thương mại trị giá 70 triệu USD với Peru. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil kể từ năm 2009.
Những thỏa thuận lớn khác phải kể đến việc Honduras vào năm 2013 tuyên bố sẽ cùng với một công ty Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cũng trong năm 2013, Trung Quốc đã mua một phần ba rừng nhiệt đới Amazon của Ecuador để săn tìm dầu. Tháng 12-2014, một nhóm người Trung Quốc bắt đầu xây dựng kênh đào dài hơn 278km qua Nicaragua. Giới chức Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Colombia về một dự án đường sắt.
Nghiên cứu của Đại học Boston cảnh báo rằng việc xuất khẩu từ Mỹ – Latinh đến Trung Quốc sử dụng nhiều nước hơn và thải ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn so với mỗi USD nhận được “trong mặt bằng xuất khẩu chung.”
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, “việc đầu tư cơ sở hạ tầng dưới sự tài trợ của Trung Quốc (như đập nước và đường sắt) gây đe dọa rất nghiêm trọng đối với nạn phá rừng ở một số khu vực đa dạng sinh học của Nam Mỹ.”
Theo An Miên
Pháp luật TPHCM
Trung Quốc quyến rũ khu vực sân sau của Mỹ
Hướng mũi nhọn sang Nam Mỹ, Trung Quốc muốn áp dụng chiến lược "tấn công quyến rũ" nhằm tăng cường hợp tác, từ đó gia tăng ảnh hưởng, chiếm lĩnh sân sau của Mỹ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (áo đen, cầm hoa) hôm 19/5 tới Brasilia, thủ đô của Brazil, trong chuyến công du dài 8 ngày tới 4 nước Nam Mỹ. Ảnh: Xinhua
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 18/5 tới Brazil, mở đầu cho chuyến công du 8 ngày tới 4 quốc gia Nam Mỹ. Trong đợt công tác lần này, ông Lý đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại và đầu tư đầy tham vọng với Brazil, Peru, Chile và Colombia.
Xoay trục sang Nam Mỹ
Một trong những kế hoạch được đề cập nhiều nhất tuần qua là dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa, dài 5.300 km, nối bờ Thái Bình Dương của Peru với bờ Đại Tây Dương của Brazil. Nếu được hoàn thành, tuyến đường này sẽ giúp việc vận chuyển nguyên liệu thô từ Nam Mỹ sang Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các nhà hoạt động vì môi trường lo ngại siêu dự án này sẽ phá hoại sự hoang sơ của rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon, cũng như khu vực sinh sống của những cộng đồng thổ dân lâu đời tại đây.
Theo Economist, địa điểm mà Thủ tướng Lý tới thăm và các phương án mà ông đề xuất thể hiện bước thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Mỹ La-tinh. Tuy nhiên, bình luận viên Tom Phillips từTelegraph thì cho rằng những động thái trên chỉ cho thấy rằng Trung Quốc rõ ràng muốn áp dụng chiến lược "tấn công quyến rũ" nhằm gia tăng ảnh hưởng để lôi kéo ủng hộ ngay trên sân sau của Mỹ.
Hiện tại, kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương đều chững lại. Tình trạng suy thoái ở Trung Quốc khiến giá cả nhiều loại hàng hóa sụt giảm, kéo theo sự suy giảm giá trị xuất khẩu của Mỹ La-tinh. Xuất khẩu từ Brazil sang Trung Quốc năm nay giảm một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng giá trị đầu tư và các khoản vay mà Trung Quốc rót vào Nam Mỹ vẫn tiếp tục tăng.
Hồi tháng một, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố các công ty Trung Quốc đặt mục tiêu đầu tư 250 tỷ USD vào Mỹ La-tinh trong 10 năm tới. Những lĩnh vực chủ chốt cũng mở rộng, từ khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, sang chế biến thực phẩm, sản xuất nông nghiệp, và đặc biệt là xây dựng hạ tầng.
Một số nhà phân tích nhận định những bước đi trên là một phần trong chiến lược "xoay trục sang Mỹ La-tinh" của Trung Quốc với mục đích đối chọi với "trục châu Á" của Mỹ. Nhiều quốc gia Nam Mỹ hiện chấp nhận Bắc Kinh như đối tác thay thế cho Washington. Với một khu vực còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, đầu tư từ Trung Quốc thực sự mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro, theo Global Post.
Dự án đường sắt xuyên lục địa dài 5.300 km, nối bờ Thái Bình Dương của Peru với bờ Đại Tây Dương của Brazil, được ông Lý đề xuất trong chuyến công tác lần này. Ảnh: Alert-conservation
Mục tiêu thay đổi
Ông Lý về nước mang theo một loạt thỏa thuận giá trị với triển vọng giúp Trung Quốc làm khăng khít hơn mối quan hệ với khu vực Mỹ La-tinh. Điểm sáng nhất trong chuyến công du lần này thuộc về Brazil khi Thủ tướng Trung Quốc, chỉ trong vài ngày làm việc tại quốc gia này, đã kịp ký những khoản đầu tư trị giá tới hơn 53 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng.
"Trung Quốc rõ ràng sẽ đóng góp nhiều hơn cho khu vực, bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm chạp ở cả hai phía", AFP dẫn lời bà Margaret Myers, giám đốc chương trình Trung Quốc - Mỹ La-tinh thuộc tổ chức Đối thoại Liên Mỹ, đánh giá.
Trung Quốc từ năm 2005 đến 2014 cho khu vực Mỹ La-tinh vay trên 119 tỷ USD. Quốc gia dầu mỏ Venezuela là bên nhận nhiều nhất với 56,3 tỷ USD, tiếp sau là Brazil với 22 tỷ USD, theo một báo cáo của Đại học Boston. Trung Quốc mặt khác cũng đang dần chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
Giới chuyên gia dự đoán Bắc Kinh sẽ thế chỗ Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ La-tinh vào năm tới. Mỹ, hiện giữ ngôi đầu, bắt đầu cảm nhận được áp lực.
Tốc độ tăng trưởng chậm ở Trung Quốc đang tạo cơ hội để hai đối tác "làm sâu sắc hơn và mở rộng mối quan hệ", Joao Augusto de Castro Neves, trưởng bộ phận Mỹ La-tinh thuộc công ty tư vấn Eurasia Group, nhận xét. "Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc ở Nam Mỹ lúc này là chuyển từ nhập khẩu hàng hóa sang xuất khẩu công nghiệp".
"Điều này lý giải vì sao Trung Quốc chú trọng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ La-tinh", ông Castro Neves nói. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa mà Bắc Kinh hết lòng ủng hộ là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên.
"Chiến lược của Trung Quốc hiện đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư ngày càng tăng của các quốc gia Nam Mỹ", ông Castro Neves cho biết thêm. Nhưng tương lai chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều "rào cản".
Rủi ro
Theo bà Myers, mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh đang lâm vào tình trạng "mất cân bằng". Một lượng lớn hàng hóa, nông sản giá trị gia tăng đã được xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng như vậy là chưa đủ để khắc phục vấn đề trên, bà Alicia Barcena, chủ tịch Ủy ban Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh và Caribbean (ECLAC), nhận xét.
"Chỉ có 5 sản phẩm, tất cả đều là hàng hóa tiêu dùng, chiếm tới 75% tổng giá xuất khẩu của khu vực sang Trung Quốc trong năm 2013, Barcena viết trên tờ El Pais của Tây Ban Nha. Trong khi đó, khoảng 90% lượng tiền Trung Quốc đổ vào Mỹ La-tinh đều chảy về ngành khai thác tài nguyên. Việc giá cả hàng hóa sụt giảm những năm gần đây khiến thế bất đối xứng này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Theo Bloomberg, các quốc gia Nam Mỹ có thể sẽ phải hối hận khi quá tin tưởng vào những khoản cho vay, đầu tư tưởng chừng như béo bở mà Trung Quốc đem đến. Venezuela là một ví dụ điển hinh. Nước này hiện phụ thuộc thái quá vào các khoản vay từ Trung Quốc. Những món nợ phần nào gây nên tình trạng bất ổn kinh tế chính trị ở Venezuela khi quốc gia này phải liên tục điều chỉnh chính sách dầu mỏ để phù hợp với các điều kiện gắt gao từ Trung Quốc.
Ecuador cũng lâm vào tình thế tương tự khi các công ty Trung Quốc hiện kiểm soát tới 90% lượng dầu mỏ sản xuất ra hàng năm của nước này. Argentina thì bị cô lập khỏi thị trường vốn quốc tế, phải "đáp lễ" các khoản vay từ Bắc Kinh bằng những dự án xây dựng không qua đấu thầu hay nới lỏng yêu cầu thị thực cho nhà đầu tư, công nhân Trung Quốc.
Nếu những bản thỏa thuận nêu ra trong chuyến công tác lần này đều được triển khai, Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên trở thành đối tác tin cậy hàng đầu của khu vực. Tuy nhiên, thực tế là tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy. Những lời hứa hẹn của Trung Quốc thường ít khi được hoàn thành 100%, theoPalm Beach Post.
Việc thực hiện những lời hứa được đưa ra sẽ đem lại lợi ích lớn cho cả đôi bên nhưng Mỹ La-tinh nên "hạ thấp kỳ vọng trước những con số khổng lồ của Bắc Kinh", bà Myers nhấn mạnh.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc và Peru cân nhắc xây dựng đường sắt xuyên lục địa Trung Quốc và Peru đồng ý nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 5.300 km, nối bờ Thái Bình Dương của Peru với bờ Đại Tây Dương của Brazil. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) bắt tay Tổng thống Peru Ollanta Humala. Ảnh: Reuters Thỏa thuận về dự án đường sắt được...