Thảm họa đổi logo của GAP: “Đốt” 100 triệu USD chỉ để xài trong 7 ngày, cổ phiếu rớt 13%, trở thành trò cười cho thiên hạ
Xuất hiện một cách bất ngờ, logo mới của GAP nhanh chóng tạo được “tiếng vang” trên mạng xã hội, nhưng nó đi ngược lại với những gì mà tập đoàn này mong đợi.
Giấc mơ đổi đời
Xuất hiện lần đầu trên website Gap.com vào ngày 4 tháng 10 năm 2010, logo mới của nhãn hiệu thời trang danh tiếng GAP đánh dấu một sự thay đổi lớn của tập đoàn, chuyển mình từ “Cổ điển và Nghiêm túc sang Hiện đại, Gợi cảm và Trẻ trung” – theo đại diện truyền thông Louise Callagy.
Hình nền xanh navy và 3 chữ cái in hoa quen thuộc đã được xóa sổ, thay vào đó là font chữ Helvetica với một hình vuông xanh bên góc phải.
Đại diện truyền thông Louise Callagy tự tin chia sẻ trên tờ Forbes rằng cả tập đoàn GAP đang cố gắng “đổi mới” bản thân, và logo mới là một cột mốc quan trọng.
“Đó là một quá trình phát triển bình thường, logo của chúng tôi hơn 20 năm tuổi và đã đến lúc phải tiến hóa, cả thương hiệu và sản phẩm của GAP cũng đang đổi mới từng ngày. Logo mới sẽ là đại diện cho sự chuyển mình của GAP.” – Louise cho hay.
Không những thế, ban quản trị của GAP còn đặt kỳ vọng rất cao: “Chúng tôi quyết định chọn thiết kế này vì nó hiện đại và trẻ trung. Không những thế, GAP vẫn muốn tưởng nhớ di sản cũ bằng một hình vuông xanh. Chúng tôi muốn khách hàng sẽ luôn nhớ đến những giá trị cũ của GAP nhưng cũng phải nhận ra rằng GAP từ nay đã trở nên khác biệt.”
Qua hàng loạt công bố hết sức tự tin, có vẻ như ban quản trị GAP đang mong muốn đưa thương hiệu của mình lên một tầm cao mới. Nhưng trên thực tế, mục đích của họ thấp hơn thế nhiều.
Động lực thật sự của GAP
Vào năm 2008, GAP là một trong những thương hiệu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khó khăn khiến người dùng giảm thiểu nhu cầu mua sắm, đặc biệt là quần áo chạy theo xu hướng.
Cổ phiếu của GAP bốc hơi hơn 40% giá trị sau khi các báo cáo tài chính được công bố, ban quản trị bị các cổ đông buộc phải hành động ngay lập tức.
GAP nhanh chóng tiến hành cắt giảm chi phí: Sa thải nhân viên, cắt bớt cửa hàng, tối giản quá trình sản xuất … tập trung mọi nguồn lực vào dòng Old Navy kinh điển và tung ra nhiều chiến dịch giảm giá.
Video đang HOT
Không những thế, GAP còn đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến với chương trình “Mua mọi lúc – Mua mọi nơi” với một trang web hiện đại, ứng dụng mua hàng iPad, và nhiều đoạn quảng cáo trên mạng xã hội.
GAP đột nhiên trở thành một sản phẩm “hợp thời” trong thời kỳ kinh tế hạn hẹp với giá thành tốt, độ bền cao và có thể sử dụng ở nhiều sự kiện khác nhau.
Nhờ vào những hành động kịp thời, GAP nhanh chóng lật ngược thế cờ, liên tục phát triển mạnh mẽ và lấy lại phong độ trước khi khủng hoảng xảy ra.
Tưởng chừng GAP đã tìm được hướng đi bền vững cho mình, nhưng đến năm 2010, thị trường một lần nữa thay đổi và GAP lại trở thành nạn nhân, doanh thu và cổ phiếu của hãng tiếp tục lao dốc.
Theo một chuyên gia kinh tế: “Đa phần người dùng đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng GAP vẫn đang trong chế độ “báo động đỏ” với những sản phẩm đơn giản, giá thấp và liên tục khuyến mãi. Mô hình đó đã biến GAP thành một thương hiệu thời trang nhàm chán và rẻ tiền, xa cách với những khách hàng có nhu cầu mua sắm thật sự.”
Một lần nữa, ban quản trị GAP quyết định phải thay đổi để tồn tại, với mục tiêu “thay đổi hình ảnh” và bắt đầu bằng một logo mới.
1 logo – 3 lỗi sai
Font chữ Helvetica
Là một trong những font chữ “kinh điển”, được rất nhiều thương hiệu sử dụng như Jeep, Panasonic hay Harley-Davidson. Nhưng ban quản lý GAP quên rằng chính đối thủ trực tiếp của mình – American Apparel cũng đang sử dụng font chữ này.
Với logo cũ, font chữ Serif với những cạnh sắc bén, không những độc đáo mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp cho GAP, việc thay đổi font chữ sang Helvetica ngay lập tức khiến thương hiệu này “mất chất”, không khác gì so với đối thủ trên thị trường.
Ô vuông màu xanh
Dù được thêm vào để “duy trì truyền thống”, nhưng trên thực tế là nó đã làm xấu đi cấu trúc của logo mới, đánh mất bản chất “nghiêm túc” của thương hiệu GAP.
Không những thế, “hình vuông xanh” là một trong những hiệu ứng được áp dụng rất nhiều trong ngành … Tài chính & Ngân hàng. Chẳng hạn như ngân hàng Deutsche bank và hãng kiểm toán KPMG.
Thay đổi bất chợt
Khi quyết định đổi mới logo, nguyên tắc đầu tiên là phải giữ lại những yếu tố “thân thuộc” từ logo cũ, vì khách hàng đã có rất nhiều kỷ niệm với nó.
Ví dụ về thay đổi thành công khi vẫn giữ được bản sắc đến từ thương hiệu Starbucks:
Theo nhiều cuộc khảo sát, yếu tố quan trọng nhất của logo GAP cũ chính là font chữ Serif và chữ cái in hoa, nhưng hai yếu tố đã bị ban quản trị GAP “triệt tiêu” một cách không thương tiếc.
Kết quả
Ngay khi xuất hiện, logo mới của GAP đã tạo một cơn “địa chấn” trên mạng xã hội. Nhưng nó không phải là dạng “địa chấn” mà GAP mong muốn, hàng ngàn tài khoản đã bày tỏ bức xúc và ra sức đùa cợt sự thay đổi của GAP.
“Nếu không hư thì đừng có sửa. Logo cũ của GAP đã quá kinh điển. Thay đổi như thế này khác gì phá hỏng hình ảnh đã được xây dựng trong hơn 20 năm.” Một bình luận trên Facebook nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ.
Thậm chí trang web “Crap Logo Yourself!” còn được lập ra để khuyến khích người dùng tự làm một logo “xấu xí” tương tự như GAP và sử dụng nó làm hình đại diện.
Cơn bão chỉ trích lớn đến nỗi GAP tháo ngay logo mới chỉ trong 7 ngày. “Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi quyết định quay về với logo cũ.” – Louise trả lời trên Bloomberg.
Nhưng quyết định đó là quá muộn đối với các nhà đầu tư, nhiều lời kêu gọi “bán tháo” được đưa ra, khiến giá trị của tập đoàn giảm hơn 13% chỉ trong vài ngày, cổ phiếu rớt xuống chỉ còn 18,25 USD.
Và trong lúc hàng loạt đối thủ công bố doanh thu khởi sắc sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, GAP là thương hiệu duy nhất có mức tăng trưởng âm (-2%).
Tuy chỉ xuất hiện trong 7 ngày, nhưng “chiến lược logo mới” của GAP đã làm tiêu tốn hơn 100 triệu USD của tập đoàn. Trong đó là 7 triệu USD tiền nghiên cứu và thiết kế logo, và hàng chục triệu USD quảng cáo và thay đổi đồng loạt.
Theo GenK
Google Maps cập nhật tính năng cảnh báo thiên tai
Google Maps - ứng dụng bản đồ trực tuyến vừa thử nghiệm cập nhật tính năng cung cấp thông tin liên quan đến các sự kiện thảm họa, thiên tai cùng các cảnh báo nguy hiểm (SOS).
Bản đồ cảnh báo thiên tai của Google Maps.
Cụ thể, những thông tin thảm họa thiên tại sẽ được Google Maps cập nhật theo thời gian thực về tình hình, bản đồ khu vực bị ảnh hưởng, thông tin liên lạc khẩn cấp và bản dịch cho các cụm từ phổ biến theo ngôn ngữ địa phương.
Bản cập nhật mới nhất này của Google Maps có mục đích cảnh báo SOS, giúp người dùng tránh xa khỏi khu vực xảy ra thảm họa. Ví dụ, nếu bạn đang ở khu vực có bão, bạn sẽ tự động nhận được cảnh báo trên Google Maps trong những ngày diễn ra thảm họa dự kiến.
Ảnh minh họa.
Hoặc trong trường hợp xảy ra động đất, thông báo của Google Maps sẽ hiển thị một bản đồ động đất gồm hình ảnh về tâm chấn, cường độ của trận động đất và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng. Qua đó bạn sẽ biết vị trí của mình có nguy hiểm không và có các biện pháp di dời hoặc hướng thoát hiểm cần thiết.
Được biết, hệ thống cảnh báo SOS mới này của Google Maps sẽ bắt đầu được tung ra cho phiên bản Android, iOS và phiên bản web cho tất cả người dùng Google Maps vào cuối tháng 6/2019 này, sau 2 tuần thử nghiệm.
Theo infonet
Facebook sẽ tung ra một đồng tiền mã hóa riêng vào năm 2020 - thảm họa là đây chứ đâu? Tin đồn về một đồng tiền mã hóa do Facebook phát triển đã xuất hiện từ lâu. Và gần đây chúng ta mới biết được ngày ra mắt của nó đã sắp cận kề. Facebook cho biết họ sẽ tung ra đồng tiền mã hóa của riêng mình mang tên "GlobalCoin" tại khoảng 10 quốc gia trong quý 1/2020. Và công ty sẽ...