Thấm đượm hồn quê bún nước lèo Trà Vinh mộc mạc
Cô bạn tôi kể đi khám bệnh ở thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), bác sĩ bảo bị đau dạ dày, cử các gia vị chua cay, nhất là mắm. Vậy nhưng, vừa ra khỏi nơi khám, nghe thoảng mùi bún nước lèo bán trên xe đẩy phất phơ trong gió, cô quên ngay lời dặn, kêu liền một tô ăn cho đã miệng.
Bún nước lèo, một trong những món ăn nổi tiếng ở Trà Vinh. Ảnh: Phù Sa Lộc
Về huyện Cầu Kè (Trà Vinh), tôi hay ăn bún nước lèo của cô Duyên, người Khmer, nhưng ngon nhất là của bà Hai Sải, người Tiều. Bún nước lèo bà Hai Sải chỉ có mấy miếng huyết heo và mấy miếng thịt cá lóc, rau ghém, bún và nước lèo. Chỉ có vậy mà một số bạn tôi ăn bún của bà đều khen ngon.
Tuy nhiên cô bạn người Cà Mau chê bún bà không sánh bằng bún nước lèo Cà Mau, quê cô. Bún gì “trơn lụi” với mấy miếng huyết heo, không có bánh cống và thịt heo quay kêu rôm rả trong răng khi thưởng thức.
Sở dĩ tôi ăn ngon vì nó là “ món ngon tiềm thức tuổi thơ”. Cũng có lý, nhưng cái tiềm thức hàng mấy chục năm đó đã phôi pha trong tôi từ rất lâu rồi, tại sao tôi ăn bún nước lèo ở nhiều nơi, đặc biệt tại “thánh địa bún nước lèo Sóc Trăng”, vẫn chẳng thấy ngon miệng như vậy? Bún gì mà ngọt ngay so với bún nước lèo quê tôi, đậm đà khẩu vị, dù nó đơn giản và thiếu bánh cống, thịt heo quay.
Vậy mà một lần, khi về Cầu Kè, tôi khoe về đây mục đích chính là dùng bún nước lèo ở quán cô Duyên hoặc bà Hai Sải, cô bạn người Khmer rặt cười bảo mấy quán đó mà ngon cái nỗi gì, muốn ăn thì điện cho biết trước một ngày, để cô chuẩn bị.
A, bún nước lèo thì có gì khó mà phải mất công sửa soạn cả một ngày trời, tôi không tin. Muốn ăn bún, chỉ việc xách giỏ ra chợ mua bún, mắm, rau ghém, ngải bún, sả, cá lóc… về nhà bắt tay nấu. Sả bằm nấu chung với ngải bún và mắm, nước sôi, lược bỏ xác. Cá lóc luộc, rỉa lấy thịt, sắp lên mặt tô bún đã để sẵn rau ghém, bún, chan nước lèo là xong.
Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn tò mò muốn khám phá bí ẩn đó, nên xuống Cầu Kè vào một buổi sáng, ghé nhà cô Duyên bảo sẽ ở lại một đêm để sáng hôm sau ăn món bún cô khoe. Cô Duyên tất tả đi chợ, mua mắm sặt và mắm prohok về.
Chiều hôm đó cô cho hai thứ mắm này vào cái trã đất cùng lượng nước cần thiết, bắc lên bếp củi nấu. Nước sôi, cô bớt lửa cho nước từ đáy trã thổi những đợt bọt lăn tăn lên mặt. Với cái rây, cô kiên trì hớt bọt, cho tới sẩm tối, khi nước trong nồi không còn chút bọt nào thì cào lửa than, đậy kín nắp trã, hãm.
Video đang HOT
Bún nước lèo có những nét đặc trưng riêng mà thực khách thưởng thức qua rồi khó thể nào quên. Ảnh: Phù Sa Lộc
Sáng hôm sau, cô mua cá lóc đồng, làm sạch, luộc rồi cho vào cối đã để sẵn ngải bún và sả rửa sạch, đâm nhuyễn, vắt lấy nước cho vào nồi nước lèo. Nồi nước sôi, lược bỏ xác cá, để lửa liu riu, luôn tay hớt bọt, cho đến khi mặt nước trong veo thì thả mấy miếng huyết heo vào.
Cô cho tiếp rau ghém (bắp chuối xắt, hẹ cắt ngắn cỡ hai đốt ngón tay, giá sống, rau răm) vào tô, bắt con bún làm theo kiểu Khmer đẹp mắt, xé ra, trải đều lên, chan nước lèo với mấy miếng huyết, dọn ra bàn.
Cô mời tôi cầm đũa. Tôi chan dấm ớt, nhón miếng muối ớt cho vào tô bún, trộn đều, gắp ăn. Quả thiệt, ngon, thiệt là ngon! Dùng thêm một nửa trái ớt hiểm xanh, cay xè, lùa miếng bún, nhai, trên đời không còn gì thú vị hơn. Cô bạn thích thú cười, giải thích, “điệu nghệ” của món bún nước lèo này là công phu nấu.
Nhờ kiên trì hớt bọt nhiều giờ và hãm nhiều giờ đồng hồ nên bao nhiêu mùi hăng và mỡ màng của mắm và thịt cá bị triệt tiêu, chỉ còn lại tinh túy của các nguyên liệu chính trong cái mùi thơm, ngọt thanh thoát lạ thường. Càng thưởng thức, tôi như càng lạc vào mê hồn trận của một “tinh hoa” ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer anh em quê tôi, quên hết những tô bún của những hàng quán Trà Vinh mà tôi thường hết lời ca ngợi. Cái hương vị quê hương xưa kia như được tăng thêm gấp nhiều lần, khiến mỗi khi nghe ai nhắc tới bún nước lèo là miệng lưỡi tôi như “líu” lại!
Những món ăn đặc sản trứ danh níu chân du khách tại Trà Vinh
Trà Vinh - vùng đất giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Cũng chính vì vậy mà ẩm thực nơi đây luôn phong phú, độc lạ và luôn khiến thực khách không nỡ bước chân rời khỏi mảnh đất dân dã này.
Cốm dẹp
Cốm dẹp là một trong những món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Khmer. Cốm được làm từ nếp rang chín, sau đó giã bằng tay cho đến khi tróc hết vỏ và dẹp mỏng. Cuối cùng, dùng nia để sàng sảy hết phần vỏ, cám và tấm trong cốm.
Cốm dẹp Trà Vinh. Ảnh: đặc sản ngon 3 miền.
Cốm dẹp thường được trộn với dừa nạo sợi, đường và 1 ít nước dừa, để yên 2 tiếng là có thể thưởng thức. Khi ăn, người dùng sẽ cảm nhận được từng miếng cốm dẻo thơm, chút bùi béo từ dừa nạo cùng vị ngọt lịm từ đường. Đây là một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng cũng đủ để đi vào lòng người.
Bún suông
Bún suông là món bún vô cùng nổi tiếng của người Trà Vinh. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì trong tô bún có thêm những cọng chả tôm trông giống như con đuông. Để làm được sợi suông ngon, người bán phải chọn tôm tươi ướp mắm, xay nhuyễn cùng hạt tiêu và nặn thành từng "suông" nên mới có tên gọi là bún suông. Nhìn qua từng suông tôm giống như con đuông và có thể thả vào nồi nước dùng đang sôi hoặc chiên với dầu ăn trước khi dọn ra tô.
Nước lèo của món bún này cũng khác biệt, không trong mà có màu nâu của me và tương hạt. Bún suông nhìn vừa đẹp mắt, ăn lại ngon chẳng kém bất cứ loại bún ở địa phương nào. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Khi đến Trà Vinh bạn có thể tìm gặp quán bún suông chỉ chuyên bán vào các buổi chiều tối trên đường Điện Biên Phủ hoặc quán trên đường Hùng Vương. Ảnh: st.
Mắm rươi
Nhắc đến những sản vật đặc sản ở Trà Vinh thì không thể không kể đến mắm rươi. Mắm rươi là đặc sản Trà Vinh tiến vua từ xưa. Tương truyền đây là loại mắm mà vua Gia Long cực kỳ yêu thích, bởi vậy nhiều người vẫn hay gọi đây là "nước mắm ngự". Nước mắm rươi có màu vàng mật ong. Ủ mắm rươi chỉ trong 3 tháng là có thể dùng được. Người Trà Vinh thường ủ rươi từ 9 tháng trở nên, lúc đó nước mắm rươi mới đạt chuẩn và ngon nhất.
Nước mắm rươi phù hợp với nhiều món ăn khác nhau, người nào thích ăn cay hay chua thì chỉ cho thêm vài lát ớt hay vài giọt chanh là đã có được thứ nước chấm hảo hạng. Ảnh: con rươi.
Bạn hãy yên tâm rằng nước mắm rươi Trà Vinh được làm vô cùng cẩn thận và khéo léo. Tất cả nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng như mang đến danh tiếng cho mảnh đất miền Tây Nam Bộ này.
Dừa sáp Trà Vinh
Một đặc sản Trà Vinh nữa mà du khách nên thử qua đó chính là dừa sáp. Không chỉ ngon mà loại dừa này còn khá quý bởi chỉ trồng được ở khu vực huyện Cầu Kè, huyện Tiểu Cần của Trà Vinh. Không chỉ vậy, nói là cây dừa sáp nhưng mỗi buồng dừa chỉ có vài trái sáp và còn lại là dừa bình thường. Vì quý như vậy nên giá thành của loại đặc sản này cũng thuộc vào loại mắc nhất Trà Vinh.
Khác với dừa thông thường, bên cạnh phần cơm dừa thì sẽ có một lớp sáp bên trong trái dừa sáp. Cùng với đó nước dừa cũng sền sệt chứ không dạng lỏng như dừa thông thường. Ăn dừa sáp đúng cách là bạn phải cho dừa vào máy say sinh tố sau đó cho thêm đường, sữa và ít đá bào nhuyễn.
Phải ăn như vậy thì mới có thể cảm nhận được trọn vẹn vị ngon của loại trái cây tưởng quen mà lạ này. Ảnh: nông sản Việt.
Bún nước lèo
Bún nước lèo Sóc Trăng. Ảnh minh họa.
Bún nước lèo là tinh hoa ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại Trà Vinh. Đặc sản Trà Vinh này hội tụ những điều độc đáo nhất của nền ẩm thực vùng sông nước miền Tây với sự kết hợp giữa mắm Bò Hóc, thịt heo quay giòn da cùng các loại rau sống. Vị ngọt của nước dùng đến từ tôm cá tự nhiên làm mắm bò hóc loãng đi độ đậm đặc, nên người khó tính không quen mùi mắm cũng phải gật gù khen ngon.
Cháo ám
Đặc sản Trà Vinh có gì? Câu trả lời chính là cháo ám. Ảnh: dulichvietnam.
Nói đây là một trong những món cháo mà bạn nhất định phải thử 1 lần trong đời quả thật không sai. Món ăn này được chế biến rất tỉ mỉ, lựa chọn từng con lá lóc tươi ngon, nhiều thịt đem đi luộc và gỡ xương. Sau đó, phi thơm hành và bỏ cá vào xào, cho thêm chút gia vị. Phần nước luộc được nấu cháo sau đó đánh nhuyễn trứng cá đổ vào, ngoài ra còn có tôm khô, mực khô,... Bát cháo cá múc ra hương thơm ngây ngất, dai dai của hải sản, miếng cá béo ăn cùng rau thơm, hành phi khiến bạn chỉ muốn húp mãi không thôi.
Món bún nước lèo bánh cống nức tiếng của người dân Trà Vinh Món bún nước lèo bánh cống ở Trà Vinh được nấu từ mắm bò hóc lược bỏ xác lấy nước cốt. Thịt cá lóc nấu chín nghiền thật mịn ướp sả ớt. Nước lèo ngon phải trong, ngọt và thơm lừng mùi mắm! Món bún nước lèo bánh cống nức tiếng của người dân Trà Vinh Cách chế biến món bún nước lèo...