Tham dự APEC 22: Tiếp tục chủ trương chủ động hội nhập quốc tế
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 22 (HNCC APEC 22) và các hội nghị liên quan tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 9-11/11.
Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực APEC lần thứ 6 tại Hà Nội. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế vào ngày 7-8/114 và tháp tùng Chủ tịch nước dự Hội nghị Cấp cao.
Diễn dàn APEC thành lập ngày 6/11/1989 trên cơ sở ý tưởng của Thủ tướng Australia Bob Hawke. APEC hiện có 21 thành viên sau ba lần mở rộng. Đến nay, Diễn đàn đã tiến hành 22 Hội nghị Cấp cao (từ năm1993) và 26 Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế.
Mục tiêu của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư, được triển khai trên ba trụ cột hợp tác gồm tự do hóa thương mại, đầu tư; thuận lợi hóa kinh doanh; hợp tác kinh tế-kỹ thuật.
APEC là diễn đàn duy nhất tại khu vực hội tụ các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và công nghiệp mới và năng động nhất châu Á-Thái Bình Dương. APEC đại diện khoảng 40% dân số thế giới, 55% GDP và 44% thương mại toàn cầu.
APEC khẳng định vị thế là cơ chế hợp tác kinh tế-thương mại lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương và là một trong những cơ chế hợp tác kinh tế khu vực thông qua tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng và cải thiện môi trường kinh doanh.
Để duy trì vai trò và vị thế APEC, các nền kinh tế thành viên cam kết mạnh mẽ đạt mục tiêu xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Hội nghị các nhà Lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 22 với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương” sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề gồm kết nối; hình thành Khu vực thương mại tự do của toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP); các nội dung hợp tác kinh tế-thương mại mới.
Dự kiến Hội nghị sẽ thông qua 15 văn kiện gồm 2 tuyên bố của các Nhà lãnh đạo cấp cao và kỷ niệm 25 năm hình thành APEC cùng 4 phụ lục; Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng và 8 phụ lục.
Video đang HOT
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hợp tác và liên kết tiếp tục là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, song những căng thẳng, thách thức ở một số điểm nóng cũng ngày càng trở nên gay gắt.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, liên kết kinh tế đa tầng nấc được đẩy mạnh.
Năm 2014 đánh dấu 25 năm hình thành APEC và 20 năm thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Các thành viên APEC tập trung vào 3 ưu tiên hợp tác gồm: Liên kết kinh tế khu vực; phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế; kết nối khu vực và phát triển hạ tầng.
Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998 cùng với hai thành viên khác là Liên bang Nga và Peru. Việt Nam tham gia APEC đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời kỳ chiến lược mới của đất nước, APEC tiếp tục là một trong những cơ chế khu vực quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó coi trọng và phát huy vai trò tại các cơ chế hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong 16 năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp hợp tác APEC. Nổi bật là Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch APEC năm 2006, với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC 14, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC 18 và hơn 100 sự kiện, đưa ra triển vọng dài hạn về hướng tới mục tiêu hình thành Khu vực thương mại tự do của toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), Chương trình Hành động Hà Nội về thực hiện các mục tiêu Bogor và các biện pháp cải cách tổng thể đã góp phần tạo nên những động lực mới cho hợp tác APEC.
Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, với 80 sáng kiến ở hầu hết mọi lĩnh vực (thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế-kỹ thuật, đối phó với tình trạng khẩn cấp, y tế, chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh lương thực…); và đã đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong APEC (Phó Chủ tịch Ủy ban thương mại và đầu tư năm 2006, Chủ tịch Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2006, Chủ tịch Ủy ban quản lý ngân sách năm 2007, Phó Chủ tịch Nhóm công tác Y tế nhiệm kỳ 2009-2010, Chủ tịch Nhóm công tác về đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013).
Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của APEC, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về phát triển nguồn nhân lực, Đối thoại công tư về giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận tài trợ thương mại, Khóa đào tạo đối với các nhà xuất khẩu dịch vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ nữ…
Việt Nam đã đề xuất và được thông qua 9 sáng kiến để triển khai trong năm 2015 về thành lập Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, tạo thuận lợi chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, quản lý thiên tai dựa trên cộng đồng, giải quyết rào cản về đầu tư đối với năng lượng tái tạo, cải thiện đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tiếp cận sâu thị trường quốc tế, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về phát triển nhượng quyền kinh doanh; thúc đẩy đối tác công tư và phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường tính cạnh tranh, ủng hộ tự do hóa về giá cả của các sản phẩm thiết yếu.
Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong APEC, đặc biệt phối hợp với các thành viên khởi động chuẩn bị đăng cai Năm APEC 2017 và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về phát triển nguồn nhân lực vào tháng Chín vừa qua. Quan hệ của Việt Nam với các đối tác APEC then chốt đi vào chiều sâu.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần này nhằm tiếp tục triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương, tích cực tham gia, đóng góp với các quan tâm chung của APEC và các nội dung quan trọng của Hội nghị.
Theo Mỹ Anh -Văn Huy (TTXVN/Vietnam )
Thủ tướng nhất trí chủ trương mở đường bay thẳng tới Ấn Độ
Nhận lời mời của Thủ tướng Narendra Modi, chiều 27/10/2014 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Ấn Độ.
Ra đón Thủ tướng tại Sân bay Palam ở Thủ đô New Delhi có Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp Ấn Độ Sanjeev Kumar Balyan, Vụ trưởng Vụ Lễ tân-Bộ Ngoại giao Ấn Độ Jaideep Mazumdar và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Trước đó, sáng 27/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm thành phố Bodh Gaya, Bang Bihar.
Thủ hiến bang Bihar - Ấn Độ đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm thành phố Bodh Gaya, Thủ phủ bang Bihar, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ, Thủ hiến bang, ông Jitan Ram Manjihi bày tỏ sự đánh giá cao và ngưỡng mộ của người dân Bihar nói riêng và nhân dân Ấn Độ nói chung đối với tinh thần quả cảm của người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như thành quả phát triển kinh tế xã hội, đem lại sự thịnh vượng cho người dân; bày tỏ sự tự hào về mối liên hệ văn hóa, tôn giáo lâu đời cũng như sự hợp tác chính trị, kinh tế hiệu quả giữa hai nước.
Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ - Việt Nam nói chung và giữa bang Bihar - một bang có dân số 110 triệu người và tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây đạt 7% - với Việt Nam, Thủ hiến Jitan Ram Manjihi đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mà 2 bên có lợi thế, nhất là nông nghiệp, thủy sản, chế biến lương thực, giáo dục và du lịch.
Thủ hiến đề nghị hai bên sớm mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và bang Bihar; tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp về du lịch tại Bodh Gaya vào đầu năm 2015, đồng thời tổ chức một đoàn doanh nghiệp hàng đầu của bang Bihar sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác.
Cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và thân tình của lãnh đạo và người dân bang Bihar dành cho Đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời, là đối tác chiến lược của nhau và hợp tác hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Vì vậy, chuyến thăm chính thức Ấn Độ lần này theo lời mời của Thủ tướng Narendra Modi là nhằm cùng với Ấn Độ, hai bên cũng nỗ lực đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn và hiệu quả hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ vui mừng đến thăm bang Bihar và thành phố Bodh Gaya - một trung tâm hành hương Phật giáo nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới, đồng thời tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của ngài Thủ hiến, bang Bihar sẽ ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thành công các chương trình cải cách và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Ấn Độ, đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc hùng mạnh về mọi mặt.
Với tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí hai bên cần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và bang Bihar trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí và đề nghị 2 bên phối hợp nghiên cứu để sớm mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Bodh Gaya; tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - bang Bihar tại thành phố Bodh Gaya vào đầu năm 2015; đồng thời mời Thủ hiến và một đoàn doanh nghiệp lớn của bang Bihar sang Việt Nam tim hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư.
Cho biết Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu tín đồ Phật giáo và hàng năm Bodh Gaya đón hàng trăm ngàn phật tử và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hàng ngàn Phật tử và du khách Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ấn Độ xem xét cho phép cấp visa trực tiếp cho công dân Việt Nam tại cửa khẩu sân bay quốc tế Bodh Gaya; đồng thời đề nghị chính quyền bang Bihar nói chung và chính quyền quận Bodh Gaya nói riêng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tăng ni phật tử Việt Nam tu hành tại đất Phật linh thiêng, cũng như các phật tử và du khách Việt Nam đến hành hương và thăm viếng.
Quốc vụ khanh Nông nghiệp Ấn Độ đón Thủ tướng tại sân bay.
Tại Thủ đô New Delhi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đại diện một số tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ như Tata Group, Jet Airways, Essar, IL&FS. Tại các cuộc tiếp, Thủ tướng ghi nhận những đóng góp lớn của các công ty, doanh nghiệp Ấn Độ đối với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, trên tinh thần Đối tác chiến lược, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty Ấn Độ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm năng lượng, dệt may, hóa chất, xây dựng cơ sở hạ tầng, dược phẩm, chế biến nông sản, hàng không, du lịch..., đồng thời ủng hộ các Tập đoàn và Công ty nói trên mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà các Tập đoàn và Công ty này có thế mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Tập đoàn, với tư cách là những doanh nghiệp tiên phong của đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tìm hiểu hợp tác, góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước nói riêng và quan hệ hợp tác song phương nói chung.
Lãnh đạo các Tập đoàn Ấn Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam; bày tỏ cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, thể hiện sự coi trọng đối với các doanh nghiệp Ấn Độ trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; bày tỏ mong muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực trong thời gian tới. Tại buổi tiếp, Tata Group cho biết sẵn sàng đầu tư 1,8 tỷ USD cho dự án Nhiệt điện Long Phú 2 tại Sóc Trăng. Còn Tập đoàn IL&FS cho biết ý định đầu tư vào một dự án đường cao tốc lớn của Việt Nam. Jet Airways của Ấn Độ đã sẵn sàng cho việc mở đường bay thẳng giữa Ấn Độ tới Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
P.Thảo
Theo Dantri
Khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang: Cố gắng đền bù để sớm di dời dân Liên quan đến vụ nhiều hộ dân khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang ở Hậu Giang mà báo Dân trí đã phản ánh, phía quản lý nghĩa trang là Công ty CP Fairy Parkc - Mêkong vừa có phản hồi vụ việc. Theo phản hồi của Công ty Fairy Park- Mêkong (gọi tắt là Công ty) gửi đếnDân trí, phía Công ty...