Thăm địa danh có thật trong phim kiếm hiệp TQ
Rất nhiều địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung được lấy ý tưởng từ đời thực. Ví dụ như Ngũ nhạc kiếm phái trong “Tiếu ngạo giang hồ” được phóng tác từ Ngũ nhạc danh sơn (5 ngọn núi linh thiêng) có thật ở Trung Hoa, gồm: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn.
1. Hoa Sơn
Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm. Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị “Võ lâm chí tôn”.
Nếu là tín đồ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Đoàn Trí Hưng, Bắc cái Hồng Thất Công và Trung Thần thông Vương Trùng Dương trong bộ “Anh hùng xạ điêu”.
Hay khi tỉ thí võ công rồi kết tình bằng hữu giữa Âu Dương Phong, lúc này đã nhận Dương Khang làm con nuôi, với Hồng Thất Công giữa tuyết lạnh trong bộ “Thần điêu hiệp lữ”.
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
Toàn bộ ngọn núi được cấu tạo bằng đá hoa cương, với hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083m.
Có thể do địa hình quá hiểm trở mà Kim Dung đã chọn Hoa Sơn là nơi tỷ võ chọn Đệ nhất võ lâm Trung Nguyên, vì chỉ có những bậc võ nghệ cao thâm mới có thể vượt qua những dãy núi cheo leo này để lên được đến đỉnh.
Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dãy Hoa Sơn, nổi danh trên võ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm phái và Tử Hà thần công.
Đây cũng là nơi đầy ắp kỷ niệm của Lệnh Hồ Xung cùng với Nhạc Linh San, con gái chưởng môn phái Hoa Sơn.
Khi tới thăm ngọn núi này, bạn có thể tận mắt ngắm dòng chữ “Hoa Sơn luận kiếm” do chính tay Kim Dung tiên sinh chấp bút.
Video đang HOT
Hoa Sơn cũng là một trong những địa điểm đặt khóa tình yêu nổi tiếng của giới trẻ.
Đến thăm Hoa Sơn, giữa mây núi bềnh bồng như tiên cảnh, du khách sẽ được lạc vào thế giới kiếm hiệp huyền ảo, tưởng chừng nghe cả tiếng binh đao luận kiếm giành ngôi Minh chủ võ lâm vang vọng đâu đây… Chính vì vậy, Hoa Sơn từ lâu đã trở thành địa danh thu hút du khách gần xa, đặc biệt là những “fan cuồng” của Kim Dung.
2. Thái Sơn
Phái Thái Sơn trong bộ tiểu thuyết Tiếu Ngạo giang hồ có bản doanh nằm ở núi Thái Sơn.
Dù đây là môn phái không “vang danh thiên hạ”, chẳng mấy tiếng tăm trong võ lâm và cũng không được nhà văn Kim Dung đề cập nhiều trong bộ tiểu thuyết này, nhưng ngọn Thái Sơn ngoài đời thật lại là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới.
Với tổng diện tích hơn 420 km2, nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An, núi Thái Sơn bao gồm nhiều dãy núi hùng vĩ, trong đó có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Vì vậy, người xưa gọi ngọn núi này là “cột chống trời”.
Núi còn có tên gọi là Đại Sơn, hay Đại Tông, và được xem là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa, bên cạnh Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn. Thái sơn thường ví với ánh bình minh, sự sinh và tái sinh, do đó được xem là nơi linh thiêng nhất trong 5 ngọn núi.
Ngoài đình đài, chùa và điện, Thái Sơn còn có rất nhiều di sản quý của tự nhiên, trong đó gồm có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt là cây ngân hạnh trong đền có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là “hóa thạch sống”. Ngoài ra, cây cầu bằng đá được hình thành sau vụ sạt lở núi, có tên gọi là “cây cầu bất tử” cũng là một địa danh rất hút khách tại ngọn núi này.
Một trong những ấn tượng thú vị nhất khi đến Thái Sơn là đứng trên đỉnh Ngọc Hoàng, ở Vọng Hà Đình để đón bình minh.
Khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, phủ khắp và biến ngọn núi này thành chốn “ bồng lai tiên cảnh”. Thái Sơn cũng được xuất hiện trong nhiều cảnh quay của bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long ký 2009.
3. Hành Sơn
Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hành Sơn có bản doanh dưới chân núi Hành Sơn, nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật say mê âm nhạc. Mạc Đại Tiên Sinh chưởng môn phái Hành Sơn sử dụng cây hồ cầm, chuyên chơi bản Tiêu tương dạ vũ.
Cũng ở nơi này, Lưu Chính Phong cùng với Khúc Dương trưởng lão của Nhật Nguyệt thần giáo trước khi chết còn kịp cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ và sau đó nhờ Lệnh Hồ Xung truyền lại khúc nhạc này.
Hành Sơn cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50 km, gồm những vách đá có địa thế dựng đứng, hình thù kỳ quái. Toàn bộ Hành Sơn có 72 đỉnh núi lớn nhỏ, nhiều suối hồ, thác nước và hang động đẹp mắt. Cách đây 2000 năm, Hành Sơn đã là địa danh nổi tiếng khắp Trung Hoa, thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến viếng cảnh, lưu lại nhiều bài thơ được khắc trên vách đá, trong đó có bút tích của nhà thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Trong số hơn 200 ngôi chùa, đình miếu trên núi Hành Sơn, đền thờ Fuyan được gọi là đền thờ chứa đựng “giáo lý Phật giáo” và là nơi sáng lập, thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Đền thờ này được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1279-1368) và được coi là nguồn gốc một chi nhánh của Phật giáo tại Nhật Bản.
4. Hằng Sơn
Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dãy núi Hằng Sơn cao chót vót.
Đây là kiếm phái được sáng lập bởi các ni cô, với Định Nhàn sư thái làm Chưởng môn. Hằng Sơn cũng là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối tình câm với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung.
Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh tại Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít dòng suối đẹp, với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m.
Thời cổ, Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không Tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả ba triết lý Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa.
5. Tung sơn
Tọa lạc tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, Tung Sơn từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của Trung Nguyên (Trung Hoa xưa). Nơi cao nhất của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7m trên mực nước biển. Ngọn núi này từ lâu đã đón tiếp hơn 30 vị hoàng đế Trung Hoa và trên 150 văn nhân trứ danh đến thăm thú, thưởng ngoạn danh lam. Trong Kinh Thi cũng có một câu ca ngợi về vẻ đẹp hùng vĩ của Tung Sơn: “Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên” (Núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời)”.
Tung sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung sơn trong bộ tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”. Chưởng môn của phái Tung sơn là Tả Lãnh Thiền, đồng thời cũng được tôn là minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lãnh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất gọi là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.
Đến Tung Sơn, ngoài việc đến thăm di tích cổ, như miếu Trung Nhạc được xây dựng từ thời nhà Tần – một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất Trung Quốc, du khách còn được trải nghiệm cảm giác mạo hiểm khó quên khi dạo bước trên cây cầu treo lơ lửng bắt qua đỉnh núi, hay những con đường cheo leo trên vách đá.
Theo 24h
Xót xa chuyện những người vợ bị bạo hành
Sang 30-3, găp chi Đ.T.Th. (Hoa Sơn, H. Hoa Vang, Đa Năng) ơ tru sơ CAH Hoa Vang, chung tôi biêt chi đên đây đê thăm chông la bi can Phan Thanh Vinh (1977) đang bi tam giam vê hanh vi giêt ngươi, ma nan nhân chính là chị.
"Nêu chông tôi đa sai thi tôi cung mong muôn cho anh ây môt "lôi thoat" đê sơm vê đoan tu vơi gia đinh. Tôi cung không muôn anh ây phai chiu hinh phat nao, du sao anh ây cung la cha cua con tôi", chi Th. ngâm ngui tâm sư.
Theo kêt qua điêu tra, 19 giơ ngay 23-1, trong luc vơ chông chi Th. đang ăn cơm thi xay ra mâu thuân. Vinh nong giân câm chai xăng mua đê chay may cưa nem vao ngươi vơ, xăng đô thâm vao ao âm chi Th. đang măc. Không dưng lai ơ đo, Vinh con câm điêu thuôc hut dơ dui vao chiêc ao âm, ngon lưa bung phat trên ngươi chi Th. Thây vây, Vinh hôt hoang cung anh trai keo chi Th. ra bôn nươc, dung mên dâp tăt lưa. Chi Th. đươc đưa xuông bênh viên trong tinh trang bong vung măt va 2 tay vơi ty lê thương tich 15%...
Phan Thanh Vinh găp vơ con khi đang bi tam giam.
Đươc biêt, vơ chông chi Th. đa chung sông vơi nhau 11 năm va đươc 2 con, tuy con nhiêu kho khăn nhưng gia đinh vân luôn đây ăp tiêng cươi. Thơi gian gân đây, nghi ngơ vơ minh co quan hê tinh cam vơi ngươi khac nên tinh tinh Vinh trơ nên côc căn.
Măc du, chi Th. đa nhiêu lân giai bay nhưng Vinh vân cô châp, cư môi lân đi lam vê la mươn rươu gây gô vơi vơ... Cung như bao ngươi vơ khac, chi Th. vân mong chông sơm nhân ra nhưng hanh vi sai lâm đê sông tôt vơi vơ, con ban thân chi cung không dê gi dưt bo ngươi đa tưng "đâu âp, tay gôi" vơi minh...
Con trong đơn bao cao gưi chinh quyên đia phương, chi C.T.L. (tru xa Hoa Tiên, H. Hoa Vang) trinh bay viêc chi bi chông la N.Đ.H. thương xuyên bao hanh. Cu thê, đêm 12-2, chi đang ngu đê lây sưc cho phiên chơ sơm mai thi chông vê goi cưa, chi ngu quên không nghe nên đưa con lơn ra mơ cưa.
Vao đươc nha, ngươi chông xôc thăng vao phong ngu măng nhiêc chi thâm tê, khi chi mơ miêng thi bi chông chôt cưa phong đanh, thâm chi con dung dây thăt lưng quât tui bui vao ngươi chi. Khi nghe tiêng chi L. kêu cưu, hang xom mơi phat hiên leo rao sang ưng cưu... Trươc đo, cac chi T.T.T., N.T.C. (cung tru xa Hoa Tiên) cung bi cac ông chông N.T.Đ, Đ.T. ngươc đai như cơm bưa.
Theo chi T., vơ chông chi co 2 con nho đang tuôi ăn, tuôi hoc nên moi sinh hoat trong gia đinh đêu đăt lên ganh hang chơ cua chi; trong luc, ngươi chông cung đi lam phu hô nhưng đươc đông nao thi "bu khu" vao cơ bac, rươu che... đông nây. Hêt tiên la vê lam khô vơ con. Nhiêu luc quân tri, chi muôn chông choi lai chông nhưng thương con nên chi biêt gat nươc măt, nhân nhuc.
Co hôm tư chơ trơ vê, trơi mưa, quân ao ươt nhem, vưa bươc chân vao nha, chi đa bi chông lôi tên cha, tên me cua minh ra chưi, khi chi phan ưng thi ngay lâp tưc bi chông rươt đanh... Nhiêu ngươi biêt chuyên than thơ, cac chi đang thương nhưng cung đang giân. Bơi tai sao lai cư cam chiu nôi đau ây, ăn ơ vơi nhau không đươc thi bo quach cho rôi, phân ai nây ăn, phân ai nây ơ.
Nhiêu vêt bâm tim trên lưng môt phu nư ơ Hoa Tiên do chông bao hanh.
Tư nhưng vu viêc trên cho thây, bao lưc gia đinh băt nguôn tư nhiêu yêu tô, nhưng yêu tô căn ban nhât la sư xuông câp vê đao đưc. Thu pham gây ra bao hanh thương la không nhân thưc đươc trach nhiêm va bôn phân cua minh đôi vơi cac thanh viên trong gia đinh. Cung co khi ho nhân thưc đươc, nhưng lai không hanh đông đung vơi điêu ma minh đa nhân thưc, côt chi đê thoa man nhưng lơi ich ca nhân, ma bao lưc đươc coi la phương an lưa chon tưc thơi va co thê đem lai hiêu qua cao nhât. Ho không con nghi đên tinh thương, trach nhiêm, sư se chia đôi vơi nhưng ngươi đa cung ho "chia ngot, se bui"... Bên canh đo, điêu đang quan tâm nưa la môt sô nan nhân cua bao lưc gia đinh thương co tâm ly cam chiu, không muôn tô cao vi sơ "vach ao cho ngươi xem lưng".
Chưng kiên va tham gia giai quyêt nhiêu trương hơp vê bao lưc gia đinh, Pho Trương CAX Hoa Tiên Nguyên Viêt Dung cho răng: "Vơ chông sông vơi nhau cung co luc "cơm không lanh, canh không ngot", nhưng nhưng luc như thê, ngươi chông phai biêt cach kim chê, đơi đên khi cơn giân qua đi, rôi ngôi cung vơ phân tich cho nhau nghe nhưng điêu phai, trai ma rut kinh nghiêm.
Ngươi phu nư bi chông bao lưc rât khô, đung ra, ngươi chông phai biêt dung sưc manh cua ngươi đan ông đê bao vê vơ minh... Bên canh đo, công tac phong, chông bao lưc gia đinh cân phai đươc kêt hơp đông bô vơi nhiêu giai phap, song lây phong ngưa la chinh; cân chu trong công tac tuyên truyên, giao duc vê gia đinh va lam tôt công tac tư vân hoa giai, đi đôi vơi phong, chông cac TNXH".
Theo Công an Đà Nẵng
Tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư xưa Dòng nước trong veo màu ngọc bích được đổ từ trên núi cao cứ len loi qua những khối đá được điêu khắc hình ảnh về sự kính lễ của nhà vua đối với các vị thần. Trong thời cổ đại, dòng nước chính là nữ thần Anahita bảo hộ cho người Ba Tư. Vào thời khắc giao thừa, các vị vua lên...