Thảm án Bình Phước: Trần Đình Thoại có thể nhận mức án cao hơn
Do gia đình bị hại kháng cáo nâng mức hình phạt của bị cáo lên nên có khả năng bản án phúc thẩm của Trần Đình Thoại sẽ cao hơn bản án sơ thẩm.
Bị cáo Trần Đình Thoại tại phiên tòa xử lưu động ngày 17/12/2015.
Ngày 1/3, một cán bộ tiếp dân TAND cấp cao tại TP.HCM cho biết tòa đã thụ lý hồ sơ vụ án thảm sát tại Bình Phước từ tháng 1 nhưng chưa có lịch xét xử.
Luật sư Phạm Quốc Hưng cho biết tối đa ba tháng kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan tòa án sẽ đưa ra xét xử.
Ở phiên xử phúc thẩm, sau khi có bản án phúc thẩm của TAND cấp cao thì bị cáo Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long, có mức án 16 năm tù) và luật sư bào chữa vẫn có quyền kiến nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo nguyên tắc thì bản án phúc thẩm đối với Thoại sẽ bằng hoặc giảm so với bản án cấp sơ thẩm nhưng ở đây gia đình bị hại kháng cáo nâng mức hình phạt của Thoại lên nên có khả năng bản án phúc thẩm sẽ cao hơn bản án sơ thẩm.
Riêng hai án tử hình của Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, ngụ An Giang), Vũ Văn Tiến (24 tuổi, ngụ Bình Phước) nếu án phúc thẩm y án sơ thẩm thì đương nhiên sẽ có Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nếu Hội đồng thẩm phán xem xét giám đốc thẩm đúng rồi thì các bị cáo có quyền xin Chủ tịch nước ân giảm. Nếu Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm thì khi đó mới thi hành án tử hình đối với hai bị cáo Dương, Tiến.
Theo Luật sư Hưng, thông thường Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, với những vụ án nghiêm trọng có thể có 3 hội thẩm.
Video đang HOT
Được biết, sau khi TAND tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm, Nguyễn Hải Dương không kháng cáo và không viết đơn xin ân giảm nhưng hiện nay bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Nguyên do, bị cáo Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm và đại diện gia đình bị hại cũng có đơn kháng cáo.
Đại diện gia đình bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức án đối với bị cáo Thoại và xem xét hành vi phạm tội của bà Trần Thị Trinh- dì ruột của Dương- đã cho Dương mượn xe máy đi gây án.
Trước đó, ngày 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt tử hình Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại có mức án 16 năm tù. Cả ba bị cáo cùng phạm 2 tội danh là “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Theo Trí thức trẻ
Theo_Người Đưa Tin
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Vì sao Trần Đình Thoại kháng cáo?
Thoại gửi đơn kháng cáo lên TAND Bình Phước và TAND cấp cao tại TP.HCM đề nghị trong phiên phúc thẩm tòa xét lại tội danh "Giết người" và "Cướp tài sản"
Ngày 5/1, luật sư Phạm Quốc Hưng, người bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thoại phiên xét xử sơ thẩm đã xác nhận việc Thoại gửi đơn kháng cáo xin giảm án.
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm, HĐXX tuyên bị cáo Trần Đình Thoại 13 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là 16 năm tù.
Thoại gửi đơn kháng cáo lên TAND Bình Phước và TAND cấp cao tại TP.HCM đề nghị trong phiên phúc thẩm tòa xét lại tội danh "Giết người" và "Cướp tài sản"
Ngoài ra, Thoại cũng muốn tòa làm rõ hành vi của mình thành hay chưa thành và việc không tham gia trực tiếp giết người.
Như vậy, tính đến nay, đã có 2 bị cáo kháng cáo là Vũ Văn Tiến (24 tuổi, ngụ Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long), riêng Nguyễn Hải Dương đã chấp nhận hình phạt tử hình, không kháng cáo.
Tòa án tỉnh Bình Phước sẽ tiếp nhận đơn kháng cáo của Tiến và Thoại, sau đó chuyển lên tòa cấp cao tại TP.HCM. Nếu Tiến và Thoại kháng cáo, phiên phúc thẩm diễn ra thì toàn bộ 3 bị cáo Dương, Tiến và Thoại phải có mặt xuyên suốt trong khi xét xử vì có liên quan với nhau.
Theo quy định, muốn kháng cáo phải làm đơn từ trong trại giam gửi ra, thời hạn tính từ lúc án đã tuyên đến 15 ngày sau. Cộng thêm 15 ngày tòa cấp trên xem xét kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, có ít nhất 30 ngày đơn của các bị cáo mới được tòa chuyển lên cấp trên.
Bị cáo Thoại trong phiên tòa sơ thẩm tại Bình Phước. Ảnh: Phan Cường - VTC News
Tại cơ quan điều tra, Thoại khai đang phụ nấu quán ăn cho người chị bà con ở TP HCM. Trước thời điểm xảy ra vụ án mạng khoảng hơn 3 tháng, Thoại tình cờ quen biết Nguyễn Hải Dương do đi uống cà phê chung với người em tại một quán ở quận Gò Vấp, TP HCM.
Sau đó, Thoại khá thân với Dương vì thấy tên này cũng tử tế và dư giả về tiền bạc.
Có lần, Dương nói chuyện rằng y đang hùn tiền với người dì của bạn gái mua lô cao su thanh lý ở tỉnh Tây Ninh để bán lại nhưng gần biên giới có nhiều cướp nên cần mua 1 cây súng điện phòng thân. Nghe vậy, Thoại hướng dẫn cách thức lên mạng internet để liên hệ mua súng. Khi mua được súng điện thì Dương khoe và đưa cho Thoại xem.
Đến khoảng cuối tháng 6/2015, trong một lần đi uống cà phê, Dương tâm sự bị gia đình bạn gái ở Bình Phước quỵt tiền hùn làm ăn hơn 300 triệu nên giờ không có tiền trả cho cha mẹ ở quê.
Từ đây, Dương rủ Thoại đi cùng lên nhà này cướp lại. Dương bảo chỉ lấy số tiền của mình, số còn lại sẽ là của Thoại. Dương còn nói đã lên kế hoạch và chuẩn bị hết rồi.
Lúc đầu, Thoại từ chối và nói Dương cứ lên đòi lại hoặc nhờ công an giải quyết. Tuy nhiên, Dương cho biết đã chuẩn bị kế hoạch sẵn rồi, sẽ không ai biết và nhà đó rất giàu, có nhiều tiền để cướp. Sau đó, Thoại đồng ý vì cũng đang cần tiền để tiêu xài.
Như bàn tính, 23 giờ 30 phút ngày 3/7/2015, Dương chở thoại bằng xe máy đi từ huyện Hóc Môn, TP HCM lên Bình Phước và đến nhà ông Lê Văn Mỹ (nạn nhân của vụ thảm sát) ở tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành.
Trên đường đi, Dương nói rằng trong nhà này có 7 người, khi đứa nhỏ ra mở cổng thì khống chế rồi đi vào bằng đường cậu bé đi ra. Sau đó, lên lầu khống chế 2 cô gái rồi xuống tầng trệt khống chế vợ chồng ông chủ, bắt mở két sắt lấy tiền và tẩu thoát.
Dương còn nói thêm rằng "em hận ông chủ nhà nên sẽ giết ông này". Thoại bảo chỉ cướp thôi, chứ giết người thì Thoại không dám. Dương trấn an rằng "lấy tiền xong anh ra ngoài trước, để em xử cho".
Đến lúc này thì Thoại mới biết được kế hoạch và ý định giết người của Dương. Tuy nhiên, do đi chung xe và lỡ rồi nên Thoại cứ ngồi im theo Dương. "Lúc đó, em chỉ cầu mong cho người trong nhà không ra mở cửa thì Dương sẽ không hành động được"- Thoại khai.
Khoảng gần 2 giờ ngày 4/7, Thoại và Dương đến trước cổng nhà ông Mỹ. Dương liên tục nhắn tin và gọi điện thoại cho người nào đó ở trong nhà ông Mỹ ra mở cửa nhưng không thấy ai ra cả. Thấy vậy, Thoại hối thúc Dương đi về, hôm khác hãy làm. Song, Dương cứ chần chừ mãi đến hơn 3 giờ mới chịu lên xe quay về Hóc Môn.
Hôm sau, Dương tiếp tục gọi Thoại đi nhưng Thoại sợ nên từ chối với lý do bà nội bệnh nặng ở dưới quê phải về gấp, không đi được.
Khi được hỏi vì sao sau đêm ra tay không thành và biết được ý đồ giết người của Dương mà không báo với công an, Thoại trả lời: "Em thấy Dương nó rất quyết tâm nên nếu em báo thì sợ nó thù và giết cả nhà em".
Công an lại hỏi: Khi vụ án xảy ra, chắc chắn biết hung thủ là Dương, tại sao Thoại không báo ngay cho cơ quan chức năng? Thoại đáp: "Do mấy ngày ấy em thường xuyên tránh né Dương và mãi đến ngày 10/8/2015, khi Dương bị bắt, thì mới biết nó đã ra tay sát hại tới 6 người trong ngôi nhà đó".
"Em biết mình có lỗi và có tội..., em ân hận lắm. Nhưng lúc đó em cứ nghĩ Dương sẽ không làm được nếu em từ chối, không tham gia hành động cùng với nó. Em không nghĩ nó ra tay tàn độc quá." - Thoại trần tình.
Theo Chât lương Viêt Nam
Thảm án tại Bình Phước: Hung thủ Nguyễn Hải Dương chấp nhận án tử Đã quá thời hạn 15 ngày kháng cáo nhưng TAND tỉnh Bình Phước vẫn chưa nhận được đơn kháng cáo của Nguyễn Hải Dương - kẻ chủ mưu trong vụ thảm sát Bình Phước Ngày 6/1, thông tin từ TAND tỉnh Bình Phước cho hay, hiện tại đã hết thời hạn kháng cáo (quá 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên bản án)...