Thaksin tuyên bố không can thiệp vào chính trường Thái
Cựu thủ tướng lưu vong của Thái Lan Thaksin Shinawatra, đang ở thăm Nhật Bản, tuyên bố sẽ không sớm trở về nước và bác bỏ ý kiến cho rằng ông can thiệp vào chính phủ non trẻ của cô em gái.
Tỷ phú tuyền thông kiêm thủ tướng bị lật đổ năn 2006 đang có chuyến thăm cường quốc châu Á, chuyến đi mà những người chỉ trích ông cho là nhằm cố tình gây thanh thế. Việc thăm Nhật được thực hiện chỉ ít ngày sau khi bà Yingluck, em gái ông, nhậm chức thủ tướng Thái Lan.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Sinawatra tại Nhật Bản. Ảnh: AFP
Thaksin thời gian gần đây sống ở Dubai để tránh án tù hai năm mà tòa Thái Lan kết án sau khi truy tố vắng mặt ông tội tham nhũng. Ông nói rằng mình không can thiệp vào chính phủ của Yingluck, mặc dù thừa nhận rằng những lời kêu gọi của ông đã giúp đỡ đảng của bà giành thắng lợi trong cuộc bầu cử.
Video đang HOT
“Nếu họ cần lời khuyên của tôi, chỉ cần gọi điện”, Thaksin phát biểu tại một trong nhiều cuộc họp báo ở Nhật. “Tôi có thể cho họ lời khuyên. Trong trường hợp họ không cần, tôi không bao giờ can dự”.
“Tôi muốn thư giãn và hưởng thụ cuộc sống một chút”, AFP dẫn lời Thaksin.
Chính phủ của bà Yingluck bác bò thông tin cho rằng họ yêu cầu có thị thực nhập cảnh Nhật đặc biệt cho ông Thaklsin, nhưng Tokyo cho hay Bangkok đã yêu cầu Nhật Bản áp dụng ngoại lệ và cho phép cựu thủ tướng được nhập cảnh. Theo luật pháp Nhật, những người bị truy tố tội phạm không được cấp visa.
“Đến Nhật Bản là quyền của tôi. Em gái tôi không liên can gì”, Thaksin cho biết và nói thêm rằng chính phủ Thái không thể buộc chính phủ Nhật cấp visa.
Ông Thaksin làm thủ tướng Thái từ 2001 đến 2006 và được lòng đa số dân chúng, đặc biệt là những người ở nông thôn và người nghèo. Tuy nhiên trong con mắt của tầng lớp tinh hoa ở Bangkok và những người bảo hoàng, Thaksin là một mối nguy đối với chế độ quân chủ. Hai phe ủng hộ và phản đối Thaksin đã tạo nên sự chia rẽ sâu sắc trong lòng đất nước Thái Lan, mà biểu hiện của sự chia rẽ này có thể được nhìn thấy rõ trong những làn sóng biểu tình khổng lồ giữa các nhóm áo đỏ áo vàng trong nhiều năm qua.
“Nói về kế hoạch trở lại Thái Lan ư? Tôi không có kế hoạch đó”, Thaksin phát biểu tại Tokyo.
“Khi các bên đạt được hòa giải, tôi có thể có kế hoạch về. Nhưng nếu chưa hòa giải, tôi không muốn châm lửa xung đột. Tôi muốn là một phần của giải pháp, không phải là một phần của rắc rối”.
Trong chuyến thăm Nhật lần này, Thaksin đến miền đông bắc nơi bị tàn phá bởi động đất và sóng thần hồi tháng ba. Đây cũng là hành trình của nhiều nhà lãnh đạo các nước khi đến thăm Nhật. Thaksin kêu gọi Thái Lan giúp đỡ Nhật, như Nhật đã giúp Thái sau trận động đất và sóng thần Ấn Độ dương năm 2004. Thaksin cho rằng Thái Lan nên miễn visa cho những người sống sót sau sóng thần và muốn nghỉ ngơi hồi phục ở một nước nhiệt đới như Thái Lan.
“Họ có thể muốn đi xa khỏi nơi bị tàn phá”, Thaksin nói. “Thái Lan nên cho phép họ nhập cảnh không cần visa. Đó là điều tôi muốn thấy. Tôi chỉ muốn giúp đỡ họ về mặt tinh thần”.
Theo VNExpress
Tân Thủ tướng Thái đương đầu thách thức đầu tiên
Tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đương đầu với thử thách lớn đầu tiên tại Quốc hội Thái Lan trong hai ngày 23-24/8 khi bà Yingluck công bố các chính sách của chính phủ.
Tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Việc này diễn ra trong bối cảnh chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của ông Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, đến Nhật Bản đang phủ bóng đen lên chương trình làm việc của chính phủ mới.
Theo báo chí địa phương, trong cuộc thảo luận về chính sách của chính phủ, các nghị sỹ nhiệm kỳ mới của Đảng Dân chủ sẽ xoáy vào vấn đề là ưu tiên thật sự của chính phủ chỉ quan tâm đến cá nhân ông Thaksin hơn là các lợi ích lớn của đất nước.
Những chủ đề được quan tâm khác sẽ là chống nạn buôn bán ma túy, tham nhũng, bạo lực ở miền Nam, vấn đề cải cách chính trị và hòa giải dân tộc.
Đảng Dân chủ và các đảng đối lập khác cũng sẽ chất vấn về khả năng thực hiện những cam kết đã được đưa ra trong chiến dịch tranh cử trước đó, sự can dự hay can thiệp của ông Thaksin vào công việc của chính phủ mới và đề xuất sửa đổi hiến pháp.
Trong khi đó, bà Yingluck bác bỏ những lời nói rằng Đảng Puea Thai của bà đã tập hợp các nghị sỹ trong liên minh để làm "các vệ sỹ" che chắn cho bà trước những câu hỏi hóc búa tại Quốc hội./.
Theo TTXVN
Thaksin thăm Campuchia: Chính trường Thái Lan dậy sóng Thông tin về việc ông Thaksin có kế hoạch thăm Campuchia vào cuối tuần này trước khi lên đường tới Nhật Bản đã làm chính trường Thái Lan nóng lên trong mấy ngày qua. "Chuyến thăm này, dù là vì công việc riêng cũng đe dọa làm hỏng các nỗ lực của chính phủ mới khôi phục quan hệ với Campuchia", tờ Dân...