‘Thái tử’ Samsung đóng thuế thừa kế kỷ lục
Gia đình cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee sẽ trả hơn 12 nghìn tỷ won (10,7 tỷ USD) thuế thừa kế, cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Ba người con của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee: từ trái qua, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong, CEO Hotel Shilla Lee Boo Jin và Giám đốc Quỹ phúc lợi Samsung Lee Seo Hyun.
Những người thừa kế của Samsung không tiết lộ họ sẽ phân chia cổ phiếu thừa kế như thế nào. Đây là vấn đề quan trọng trong việc định hình quyền sở hữu tập đoàn số 1 Hàn Quốc.
Thông báo được Samsung đưa ra hai ngày trước hạn chót báo cáo và đóng thuế thừa kế cho nhà chức trách. Ông Lee Kun Hee có một vợ và ba người con.
Chủ tịch Samsung qua đời tháng 10/2020 và để lại khối tài sản khoảng hơn 22 nghìn tỷ won, bao gồm cổ phiếu có giá trị khoảng 19 nghìn tỷ won. Nếu tính cả bất động sản, tài sản của ông có thể lên tới 25 nghìn tỷ won.
Gia đình ông Lee cho biết họ sẽ đóng thuế thừa kế theo đợt. Họ có thể trả 1/6 số tiền vào cuối tháng này và phần còn lại trong 5 năm tới.
Video đang HOT
Ông Lee Kun Hee nắm 4,18% cổ phần trong Samsung Electronics, 20,76% cổ phần trong công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung, 2,88% cổ phần trong công ty xây dựng Samsung C&T và 0,01% trong công ty dịch vụ công nghệ thông tin Samsung SDS.
Chuyên gia thị trường suy đoán cổ phiếu của ông Lee có thể được phân chia để ưu tiên củng cố quyền lực của con trai Lee Jae Yong, người đứng đầu Samsung Group. Lee Jae Yong điều hành tập đoàn thông qua cơ cấu quyền sở hữu chằng chịt, kết nối Samsung C&T, Samsung Life Insurance và Samsung Electronics. Dù chỉ nắm 0,7% cổ phần trong Samsung Electronics, ông lại nắm 17,7% cổ phần trong Samsung C&T.
Giới quan sát nhận định Lee Jae Yong có thể được nhận phần lớn cổ phần của cha mình trong Samsung Electronics. Một quan chức Samsung giấu tên tiết lộ không có sự bất hòa nào giữa các thành viên trong gia đình Samsung về việc phân chia cổ phiếu.
Theo quy định, báo cáo thuế thừa kế không đồng nghĩa những người thừa kế phải hoàn thiện kế hoạch chi tiết. Họ có thể trình kế hoạch và sau đó thay đổi nếu đạt đồng thuận.
Gia đình cố Chủ tịch sẽ quyên góp 700 tỷ won cho đất nước để vượt qua đại dịch Covid-19, trong đó 500 tỷ won dành cho xây dựng bệnh viện đầu tiên trên cả nước phục vụ bệnh truyền nhiễm. Phần còn lại dành cho nghiên cứu vaccine, điều trị, xây dựng trung tâm nghiên cứu quốc gia về dịch bệnh. Ngoài ra, họ tặng thêm 300 tỷ won để hỗ trợ trẻ em ung thư và bệnh hiếm gặp. Số tiền được chi trả cho khoảng 17.000 bệnh nhân trẻ trong 10 năm tới.
Samsung sẽ quyên tặng khoảng 23.000 tác phẩm nghệ thuật trong bộ sưu tập của ông Lee, bao gồm cả các bức tranh nổi tiếng và báu vật. Ước tính, số tài sản này trị giá 1 tới 2 nghìn tỷ won. Trong số đó, 21.600 cổ vật, bao gồm 60 tài sản do nhà nước chỉ định, sẽ được tặng cho các bảo tàng địa phương. Khoảng 1.600 tác phẩm nghệ thuật đương đại sẽ được tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia cũng như các trung tâm nghệ thuật khác trên cả nước. Những tác phẩm nghệ thuật được quyên góp bao gồm tranh của các danh họa như Pablo Picasso, Salvador Dali và Claude Monet.
Vì sao "thái tử Samsung" phải nộp tới 9 tỷ USD tiền thuế?
Việc này không phải ngoại lệ, và giới siêu giàu Hàn Quốc cũng có những cách thức đảm bảo tài sản và quyền lực vẫn về tay gia đình mình.
Hôm qua, ngày 25/10/2020, Samsung thông báo chủ tịch tập đoàn Lee Kun Hee đã qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Ông là cá nhân biến Samsung trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới, giành giật vị trí thống trị thị trường công nghệ với những cái tên sừng sỏ và lâu đời nhất lịch sử nền kinh tế.
Từ năm 2007 tới nay, Lee Kun Hee nắm giữ vị trí cá nhân giàu có nhất Hàn Quốc với tài sản ước tính trước khi mất là 21 tỷ USD. Kể từ khi Lee Kun Hee phải nằm liệt giường sau một cơn đau tim xảy ra năm 2014, con trai ông là Lee Jae Yong đã nắm quyền điều hành tập đoàn Samsung. Khi ông Lee Kun Hee qua đời, "thái tử Lee" sẽ phải gánh vác hai trọng trách. Đầu tiên, là có thể giúp Samsung vượt qua những khó khăn hiện tại, tăng trưởng sao cho xứng đáng với di sản mà người cha để lại.
Cố chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee, 1942-2020.
Trọng trách thứ hai Lee Jae Yong phải thực hiện là trách nhiệm với đất nước: nộp khoản thuế thừa kế khổng lồ. Trang tin Reuters ước tính số tiền Lee Jae Yong phải trả lên tới hơn 9 tỷ USD.
Hàn Quốc là quốc gia chịu thuế thừa kế lớn thứ hai thế giới, ở mức 50% giá trị thị trường trung bình của cổ phiếu trong 4 tháng trước và sau khi mất của người sở hữu. Đây là mức nặng thứ hai chỉ sau con số 55% của Nhật Bản; mà nếu như người nhận tài sản thừa kế cũng là cá nhân sở hữu cổ phần lớn nhất trong công ty, mức thuế thừa kế sẽ phải đóng lên tới 65%.
Trong quá khứ, ta đã nhiều lần thấy số tiền thuế lớn đè áp lực lên những người thừa kế của các tập đoàn Hàn Quốc. Năm 2018, Koo Kwang-mo, người thừa kế LG Group cùng các chị em của mình phải trả số tiền thuế 8,7 tỷ USD trong vòng 5 năm. Năm 2019, khi chủ tịch tập đoàn Hanjin Group là Cho Yang-ho qua đời, con trai của ông - chủ tịch tập đoàn Korean Airlines là Cho Won-tae đã phải bán một phần cổ phần để trả hơn 230 triệu USD tiền thuế cho chính phủ Hàn Quốc.
" So sánh với thời điểm 20 năm trước khi gia đình tôi thành lập công ty, giá trị của cổ phiếu đã lên cao quá cao, tới mức phải tìm cách bẻ lái luật pháp để mà trả thuế. Thực tế, tôi sẽ phải bán cả công ty để bù tiền thuế", một CEO nặc danh trả lời Financial Times. Theo dữ liệu mà nhóm nghiên cứu thị trường CEO Score thu được, người thừa kế 25 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc phải trả tổng cộng 21 tỷ USD tiền thuế.
Lee Jae Yong.
Cơ chế "cha truyền con nối" trong các tập đoàn Hàn Quốc lớn bộc lộ điểm yếu, khi mà người nhận quyền tiếp quản đế chế phải bán bớt cổ phần, tự tay cắt đi chút quyền hành của mình để có thể trả được lượng tiền thuế khổng lồ.
Tuy nhiên, vẫn có những khe cửa hẹp cho phép Lee Jae Yong giảm bớt gánh nặng thuế má. Những cách thức được dùng nhiều trong giới siêu giàu Hàn Quốc và cũng là tâm điểm lên án của nhiều bên.
Trong tổng số 59 nhóm kinh doanh có tài sản vượt mức 5 triệu won (4,3 tỷ USD), có ít nhất 19 đứa trẻ chưa tới 18 tuổi nắm trong tay cổ phần trị giá triệu USD của công ty. Trong số đó, có những bé còn chưa biết nói hay mới chập chững biết đi. Những đứa trẻ giàu có ngày một xuất hiện nhiều khi mà những chủ tịch tập đoàn lớn, những cá nhân vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh, ngày một già đi.
Để gia đình quản lý tập đoàn của mình giữ được hàng tỷ USD cũng như quyền lực tuyệt đối trước những quyết định tương lai của công ty, họ cho phép con, cháu họ hàng nhận những khoản thừa kế khổng lồ. Theo khảo sát của Bloomberg trong năm 2019, thì đứa trẻ Hàn Quốc nắm trong tay nhiều triệu USD tiền cổ phiếu nhất, ở mức 19 triệu USD, là cháu nội 15 tuổi của Huh Man-jung - chủ tịch GS Holdings.
Trước thời điểm ông Lee Kun Hee qua đời, phát ngôn viên đại diện cho gia đình vị tỷ phú nói ra quyết định cuối cùng của con cái ông Lee, rằng "mọi đồng tiền thuế liên quan tới tài sản thừa kế sẽ được trả một cách minh bạch, như luật pháp yêu cầu".
Ấy mới là chuyện mức thuế kỷ lục, còn chưa rõ những diễn biến tiếp theo của quá trình chuyển giao quyền lực sẽ ra sao. Ở vị thế tập đoàn hàng đầu với chủ tịch là một trong những cá nhân quyền lực nhất nền kinh tế, gánh nặng phía trước của Samsung không chỉ dừng lại ở 50%.
'Thái tử Samsung' vỡ ruột thừa, hoãn phiên tòa xét xử sang tháng 4 Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong sốt cao sau ca mổ cấp cứu vỡ ruột thừa tuần trước, khiến phiên tòa xử ông phải hoãn sang ngày 22/4. Ông Lee Jae Yong đến tòa án Seoul hôm 18/1. Theo truyền thông Hàn Quốc, ông Lee phẫu thuật hôm 20/3 vì vỡ ruột thừa. Ông bị giam tại Trung tâm giam giữ...