Thai nhi chết lưu bất thường tại BV Phụ sản
Bác sĩ Đỗ Thị Thu Thủy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TP Hải Phòng, cho biết bệnh viện này đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ một thai nhi chết lưu bất thường.
Trước đó, vào sáng 1/6, do mang thai đã được hơn 37 tuần, sắp đến ngày sinh lại thấy hiện tượng ra nhiều máu nên chị Phạm Thị Nhẹn (trú tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) nhờ chồng là anh Đỗ Văn Biên đưa vào bệnh viện trên để khám. Sau khi thăm khám, tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ bệnh viện cho biết chị Nhẹn đang trong giai đoạn tiền chuyển dạ, thai nhi bình thường, cân nặng 2,7 kg.
Ngay sau đó, chị Nhẹn được chuyển tới Khoa Kế hoạch hóa Gia đình để chờ sinh. Theo anh Đỗ Văn Biên, liên tục trong 5 ngày chờ sinh, các kết quả thăm khám của bệnh viện vẫn xác định thai nhi bình thường.
Anh Đỗ Văn Biên cho biết, liên tục trong 5 ngày từ ngày 1- 6/6, một ngày 3 lần, chị Nhẹn được các bác sĩ kiểm tra, nghe tim thai và kết luận bình thường.
Tuy nhiên, đến sáng 6/6, các bác sĩ thăm khám, nghe tim thai cho biết có dấu hiệu bất thường đã chuyển chị Nhẹn đi siêu âm thì kết quả thai nhi là một bé trai đã bị lưu.
Theo thông tin từ gia đình anh Biên, trong trong buổi làm việc với gia đình chiều ngày 7/6, bác sĩ Vũ Văn Chỉnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản, cho rằng, để làm rõ nguyên nhân cháu bé chết lưu thì cần phải giải phẫu tử thi. Tuy nhiên, bác sĩ Chỉnh lại khẳng định “đây là trường hợp suy thai trường diễn trong buồng tử cung”?
Bác sĩ Đỗ Thị Thu Thủy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TP Hải Phòng, cho biết bệnh viện này đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ một thai nhi chết lưu bất thường.
Video đang HOT
Theo Vnmedia
Những dấu hiệu bất thường đến "kỳ lạ" trong vụ gỗ sưa trăm tỉ
Sự vào cuộc quá chậm trễ, thiếu đồng bộ và quyết liệt của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình trong vụ 3 cây sưa cổ thụ ở rừng di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bị đốn hạ đã cho thấy nhiều dấu hiện bất thường.
Sự chậm trễ đáng kinh ngạc!
Ngày 21/4/2012, sau khi nhận được thông tin có nhóm lâm tặc vừa đốn hạ 3 cây sưa trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, phóng viên đã gọi điện thoại thông báo vụ việc cho lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như Chi cục Kiểm lâm và UBND tỉnh Quảng Bình. Thực tế 3 cây sưa đã bị đốn hạ trước đó chừng 1 tháng, và thời điểm đó đã có hàng trăm người ùn ùn kéo nhau vào rừng mót gỗ sưa.
Chiều 22/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm tìm hướng xử lý vụ việc. Song đến ngày 24/4, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mới thành lập đoàn gồm 80 người do ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc VQG dẫn đầu, vào khu vực Hung Trí... xác minh tin đồn.
Kết quả của sự chậm trễ này là 563m diện tích rừng bị nhóm lâm tặc khai thác phá hoại. Tại hiện trường đoàn đã phát hiện 3 hố đào bới sâu, ở giữa lòng khe cạn có một bãi bằng diện tích 80m, có nhiều vai, mạt cưa, lá của cây sưa, phủ dày 0,4m trên mặt đất. Tang vật thu được tại hiện trường gồm 1 cân bàn loại 100kg, 2 cưa xích, bai, vai, giác sưa. Tất cả sản phẩm gỗ từ 3 cây sưa đã bị tẩu tán nên tổ kiểm tra không có căn cứ để xác định khối lượng. Đoàn kiểm tra nhận định: Lâm tặc đã thu giấu gỗ trong rừng, chờ đến thời điểm thuận lợi mới vận chuyển ra ngoài. Đến ngày 28/4, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mới có báo cáo hiện trường vụ chặt phá 3 cây gỗ sưa gửi lên UBND tỉnh Quảng Bình.
Trong khi tại nơi 3 cây sưa bị chặt hạ đã có hàng trăm người hỗn loạn tranh mót gỗ thì cơ quan chức năng mới đang cử đoàn đi... xác minh tin đồn.
Đến ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bìnhđãtổ chức cuộc họp khẩn xung quanh vụ 3 cây sưa bị triệt hạ ở rừng di sản. Tại cuộc họp này, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mới nhận định: Vụ việc là có thật!
Dư luận vô cùng ngạc nhiên: Vì sao 3 cây gỗ quý như vậy, lại bị đốn hạ dễ dàng ngay giữa rừng di sản - nơi luôn có kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt - mà lực lượng chức năng không hề hay biết? Các đối tượng trong nhóm đốn hạ gỗ sưa, người dân nào cũng có thể đọc tên vanh vách, nhưng lực lượng liên quan lại không hề hay biết (?). Chỉ khi báo chí lên tiếng, cơ quan chức năng mới tiếp nhận danh sách 11 đối tượng từ Công an xã Phúc Trạch để phục vụ cho quá trình điều tra. Và theo thông tin hiện tại thì 11 đối tượng này đều chưa bị bắt giữ, các đối tượng không có mặt ở địa phương và có thể một vài đối tượng đã vượt biên ra nước ngoài (?).
Cũng vì sự chậm trễ đáng kinh ngạc đó mà một khối lượng gỗ sưa đã được tẩu tán ra khỏi rừng mà không vấp phải sự truy quét của lực lượng chức năng.
7 tấm chứ không phải 5 tấm?
Sau nhiều nỗ lực truy bắt nhóm lâm tặc đốn hạ 3 cây sưa cổ thụ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, khoảng 20h ngày 7/5, tại xóm Mới, thôn Bàu Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Đội Kiêm lâm cơ đông và Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) sô 1, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cùng trạm Kiểm lâm liên ngành Khe Sến mới bắt được 5 hộp gỗ sưa với trọng lượng 366kg, trị giá khoảng 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo một số người dân địa phương thì số gỗ hôm đó là 7 tấm chứ không phải 5 tấm. Người dân nói rõ: Trước đó nhóm đầu nậu thuê người dân trong xóm gùi 10 tấm gỗ sưa ra khỏi rừng. Khi vừa trong rừng ra đã bị một nhóm người lạ mặt chặn cướp mất 3 tấm; 7 tấm còn lại khi về đến đầu thôn thì bị kiểm lâm phát hiện. Nhóm người gùi gỗ thuê vội vứt gỗ lại chạy thoát thân. Một người dân sống tại xóm Mới, thôn Bàu Sen, khẳng định: Khoảng thời gian đó, anh này thấy 3 chiếc xe ô tô với khoảng 30 người mặc đồng phục kiểm lâm có trang bị súng, dùi cui bốc gỗ sưa lên xe và đi ngay.
Để làm rõ vấn đề trên, PV trao đổi với ông Nguyễn Văn Huyên, Phó GĐ Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ông Huyên cho biết hôm đó lực lượng kiểm lâm truy quét trong đêm tối, lại làm gấp vì sợ người dân tấn công, cướp lại hàng nên cũng không loại trừ khả năng có thể còn bỏ sót gỗ (?!).
Vì sao bán đấu giá gỗ sưa lúc này(?!)
Một dấu hiệu bất thường khác của vụ việc là trong khi tình hình gỗ sưa đang diễn biến phức tạp thì ngày 4/5, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình bất ngờ ra thông báo bán lô gỗ sưa nặng 58kg với giá khởi điểm là 750 triệu đồng, khoảng 13 triệu đồng/kg.
Dư luận đều thắc mắc tại sao tỉnh Quảng Bình lại đưa lô gỗ trên ra đấu giá vào đúng thời điểm nhạy cảm này?
Lý giải điều này, một lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình cho biết: "Việc tổ chức bán đấu giá 58kg gỗ sưa trên với giá 750 triệu là chúng tôi làm đúng theo quy trình. Vì số gỗ sưa này đã được Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh bắt cách đây 2 năm".
Nếu Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình tổ chức đấu giá gỗ sưa lúc này thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đầu nậu làm giả hồ sơn số gỗ sưa đang cất giấu ở TP Đồng Hới để tẩu tán số hàng trên
Dư luận lại không nghĩ thế. Người dân cho rằng việc bán đấu giá gỗ sưa lúc này sẽ là cơ hội tốt để các đầu nậu lợi dụng làm giả hồ sơ cho số gỗ sưa chúng vừa chặt hạ và tẩu tán ra khỏi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Những dấu hiệu bất thường và có phần "lạ lùng" trên đã lý giải cho băn khoăn của người dân, rằng có phải đang có một thế lực "khủng" ẩn nấp phía sau vụ triệt hạ 3 cây sưa trăm tỉ trong khu rừng di sản?
Theo Dân Trí
Ca sĩ Ngọc Anh bị hủy bầu chọn Bài hát yêu thích vì tin nhắn ảo Xác định kết quả của "sao mai" Ngọc Anh có sự can thiệp của "sim rác" - vi phạm quy định của BTC ra ngày 19/3 về việc siết chặt kiểm soát nhắn tin bình chọn, BTC cuộc thi đã hủy 1.412 phiếu bầu cho ca khúc "Sẽ mãi yêu anh" do cô thể hiện. Ngày 21/3, nhận thấy một số dấu hiệu...