Thai nhi 3 tuần tuổi
Em bé của bạn bắt đầu trông giống như một nhóm tế bào rồi đấy.
1. Thai kì được tính như thế nào?
Thường có nhiều nhầm lẫn khi bàn về cách tính thai kì. Vì hầu hết phụ nữ không biết khi nào họ thụ thai nên thời điểm có thai luôn được tính từ ngày thứ nhất của của chu kì kinh vừa qua. Nếu tính theo cách này thì thai kì sẽ kéo dài khoảng 40 tuần.
2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Nhiều phụ nữ không thấy thay đổi gì cả, nhưng một số lại có cảm giác đau râm ran và tăng tiết dịch âm đạo. Trong quá trình rụng trứng, một trứng chín muồi tách ra từ hai buồng trứng sẽ bắt đầu đi từ vòi Fallope (ống dẫn trứng) đến tử cung.
Tinh trùng di chuyển qua tử cung để thụ tinh với trứng trong vòi Fallope. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng. Cả tinh trùng và trứng bao gồm 23 nhiễm sắc thể khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hợp tử gồm 46 nhiễm sắc thể.
Khi đã đậu thai, giới tính, màu mắt, màu tóc, và nhiều yếu tố khác của bào thai đã được quyết định. Hợp tử tiếp tục di chuyển qua vòi Fallope đến tử cung và ở đây nó sẽ dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung. Để có thêm thông tin về quá trình rụng trứng, xin đọc Những thắc mắc về quá trình rụng trứng.
3. Bé thay đổi thế nào?
Tế bào hợp tử tiếp tục phát triển và nhân lên nhanh chóng tại thời điểm này. Một phần của nó sẽ tạo thành nhau thai. Nhau thai sản sinh ra chất HCG – một loại hóc môn màng đệm nhau thai được tìm thấy khi thử thai. Nước ối cũng bao quanh các tế bào để bảo vệ và làm màng đệm cho bào thai trong suốt thai kì. Một số sự phát triển cơ bản trong giai đoạn này bao gồm não,cột sống, tim và đường ruột
4. Bé to chừng nào?
Video đang HOT
Phôi thai lúc này rất nhỏ và trông giống một nhóm tế bào hơn là hình hài của một em bé. Kích cỡ chỉ bằng một đầu kim và dài xấp xỉ 0.15 mm. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu phôi thai không nằm trong cơ thể mẹ.
5. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tập thể dục rất quan trọng trong suốt thai kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hay tiếp tục chế độ tập luyện. Trong hầu hết các tình huống, nếu bạn đã và đang tập luyện thì bạn có thể tiếp tục lối sống năng động của mình. Xem danh sách liệt kê những bài tập luyện tốt nhất của chúng tôi. Mọi việc bạn làm, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng đến bào thai.
Bạn cần phải tránh rượu, ma túy, một số thuốc, các loại thức ăn cần kiêng cữ, chất kích thích và thuốc lá. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong đầu thai kì. Axít folic và những dưỡng chất và vitamin khác đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai và một thai kì khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng có lượng đạm và canxi cao rất tốt cho cả mẹ và con. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để nhận những lời khuyên về chế độ ăn hợp lí.
6. Để thai kỳ thoải mái hơn
Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
7. Dành cho cha của bé
Cả vợ lẫn chồng sẽ đều có những lo lắng trong suốt những tuần kế tiếp dù đã lên kế hoạch kĩ càng cho việc có con. Hãy cùng cởi mở thảo luận về những lo lắng đó. Hãy hỏi han để vợ bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Dành thời gian lên những kế hoạch nho nhỏ để giúp đỡ và làm cô ấy ngạc nhiên trong suốt 37 tuần tới.
Theo CSTY
Trứng trống khi mang thai
Trứng trống là tình trạng trứng sau khi thụ tinh đã di chuyển vào tử cung làm tổ nhưng không phát triển, không có phôi thai. Mặc dù không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG.
Trứng trống khi mang thai là gì?
Khi bắt đầu thai kỳ, thời điểm đầu tiên mà siêu âm phát hiện được thai nhi thì khi này thường sẽ chỉ có thể thấy hình ảnh của túi ối trong tử cung, từ tuần 5-5,5 sẽ xuất hiện hình ảnh túi noãn hoàng (hay yolk sac)- là mầm mống đầu tiên, sau đó mới có sự xuất hiện của phôi thai. Phôi thông thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6. Trứng trống là tình trạng trứng sau khi thụ tinh đã di chuyển vào tử cung làm tổ nhưng không phát triển, không có phôi thai.
Mặc dù không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG. Do đó, xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai vẫn sẽ cho kết quả dương tính, xác nhận rằng bạn đã mang thai dù thật ra phôi thai không hề tồn tại. Ban cũng sẽ có thể gặp phải các dấu hiệu ốm nghén như mang thai thông thường. Trứng trống được xem là một trong các hình thức thai ngừng phát triển. Việc chẩn đoán chính xác thường được thực hiện thông qua hình ảnh siêu âm thai cho thấy tử cung trống hoặc túi thai rỗng.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trứng trống khi mang thai
Hiện nay các bác sĩ khó có thể kết luận chính xác nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, việc không có phôi thai thường được cho là có liên quan đến các vấn đề về nhiễm sắc thể, chất lượng trứng và tinh trùng. Ngoài ra lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng anti phosphor lipid, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, bệnh mãn tính hoặc yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.
Xử lý trứng trống như thế nào
Khi phát hiện phôi thai không phát triển, hướng xử lý thường được các bác sỹ áp dụng là theo dõi, chờ đơi quá trình sẩy thai tự nhiên. Dạng sẩy thai này thường diễn ra rất sớm sau khi xác định thai ngừng phát triển. Thậm chí với những trường hợp đi khám muộn, khi mới chỉ xác định việc có thai thôn qua việc thử que thử thai tại nhà hoặc xét nghiệm máu sẽ có thể nhầm lẫn tình trạng trứng trống với sảy thai thông thường do các nguyên nhân khác. Khi quá trình sẩy thai bắt đầu, các dấu hiệu thường gặp là: Xuất huyết âm đạo; đau bụng. Tuy nhiên tốt nhất sau khi sảy thai tự nhiên xảy ra bạn cũng cần đi khám lại để theo dõi xem tử cung đã sạch hay chưa.
Một số trường hợp quá trình sảy thai tự nhiên diễn ra muộn, bác sỹ có thể sử dụng thuốc, chẳng hạn như misoprostol để thúc đẩy quá trình sẩy thai hoặc thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung (D&C) để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung. Hầu hết các bác sĩ không khuyên dùng thủ thuật D&C nếu bạn đang ở những tuần đầu tiên của thai kỳ vì cơ thể bạn có khả năng tự loại bỏ các mô này ra ngoài mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, thủ thuật D&C sẽ có lợi nếu bạn dự định nhờ bác sĩ kiểm tra các mô để xác định nguyên nhân sẩy thai.
Phòng tránh tình trạng trứng trống được không
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng trứng trống xảy ra. Nếu tình trạng mới chỉ xảy ra một lần, có thể chỉ do nguyên nhân ngẫu nhiên, thường chưa cần xét nghiệm quá nhiều. Tuy nhiên bạn nên đợi ít nhất 2-3 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trước khi cố gắng mang thai trở lai sau khi sẩy thai.
Nếu vợ chồng bạn đã gặp phải vấn đề này nhiều lần, hãy cân nhắc thực hiện:
- Xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền sản (PGS);
- Tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng;
- Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) hoặc hormone chống mullerian (AMH) để giúp cải thiện chất lượng trứng.
Bên cạnh đó, nếu môi trường sống khiến bạn tiếp xúc với nhiều hóa chất và các chất độc hại, hãy trao đổi điều này với bác sĩ. Nghiên cứu cho rằng điều kiện sống có thể liên quan đến hiện tượng trứng trống và sẩy thai.Trong thời gian này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để cơ thể nhanh chóng hồi phục và sẵn sàng cho lần mang thai tới.
Một số điều bạn cần lưu ý là: Bổ sung các chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý; giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng; tập luyện thể thao; bổ sung axit folic từ trước khi có kế hoạch mang thai khoảng 2-3 tháng để tránh các dị tật ở thai nhi.
Kết luận
Trứng trống là một tình trạng không hiếm gặp khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu đã trải qua và thật đáng tiếc, hiện nay vẫn chưa có phương pháp dự phòng tình trạng này. Tốt nhất khi trễ kinh và thử que cho kết quả dương tính, các thai phụ nên đi khám bác sỹ ngay để được theo dõi sự phát triển của thai và có phương hướng xử lý phù hợp với những tình trạng có sự bất thường.
Theo CSTY
Những nguy cơ của bệnh cường giáp đến phụ nữ mang thai Cường giáp là bệnh không hiếm gặp ở các phụ nữ mang thai, tuy nhiên còn nhiều người, kể cả một số thầy thuốc còn chưa hiểu biết rõ về các nguy cơ cũng như cách thức theo dõi và điều trị căn bệnh này. Sự thiếu hiểu biết đã khiến cho nhiều người quyết định sai lầm là bỏ thai khi biết...