Thái Nguyên: Thêm 2 điểm du lịch cộng đồng được công nhận
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Điểm du lịch sinh thái xóm Đồng Khuân, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ; đưa tổng số điểm du lịch cấp tỉnh được UBND tỉnh công nhận lên con số 11.
Vườn cây ăn trái tại Điểm du lịch đối với Khu du lịch sinh thái trải nghiệm YASMIN FARM.
Điểm du lịch sinh thái xóm Đồng Khuân do Hợp tác xã du lịch sinh thái Cửa Tử quản lý nằm sát chân núi Tam Đảo, có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, nhất là các thác nước. Xóm Đồng Khuân có tổng số 86 hộ, 395 nhân khẩu, 4 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó trên 80% là đồng bào dân tộc Dao. Các dân tộc còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc như: Lễ cấp sắc của người Dao; những làn điệu dân ca Pả Dung; nhiều món ăn truyền thống độc đáo; nghề trồng và chế biến chè, chế biến lá thuốc…
Tại đây, một số hộ dân đã chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch, tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng phát triển du lịch, tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại các tỉnh bạn.
Theo thống kê, từ khi đi vào hoạt động (30/4/2022) đến nay, Điểm du lịch sinh thái xóm Đồng Khuân đã đón trên 20.000 lượt khách đến tham quan trải nghiệm và lưu trú.
Trước đó, ngày 07/11/2023, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành Quyết định số 2789/QĐ-UBND về việc công nhận Điểm du lịch đối với Khu du lịch sinh thái trải nghiệm YASMIN FARM Thái Nguyên thuộc xóm Hội Hiểu, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên do Công ty TNHH Thái Việt tổ chức quản lý, khai thác.
Như vậy, đến nay, Thái Nguyên đã có 11 điểm du lịch cấp tỉnh được UBND tỉnh công nhận. Riêng trong năm 2023, có 4 điểm được công nhận là: Điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, xã Bình Sơn (thành phố Sông Công); Khu du lịch sinh thái trải nghiệm YASMIN FARM, xóm Hội Hiểu, xã Cao Ngạn (thành phố Thái Nguyên); Điểm du lịch cộng đồng xóm Tân Sơn, xã La Bằng và Điểm du lịch sinh thái xóm Đồng Khuân, xã Hoàng Nông, cùng ở huyện Đại Từ.
Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Video đang HOT
Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng tỉnh Thái Nguyên thực hiện là tập trung xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, về nguồn dựa trên các khu di tích, điểm di tích, di sản sẵn có… Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hỗ trợ 5 địa điểm được lựa chọn xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng.
Thái Nguyên đã công nhận nhiều điểm du lịch cộng đồng khá nổi tiếng như: Điểm du lịch Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên) gắn với đặc trưng văn hóa dân tộc Tày; Điểm du lịch Làng văn hóa dân tộc bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) gắn với Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà (Võ Nhai) với các hoạt động tham quan, trải nghiệm đình Mỏ Gà, nhà sàn truyền thống, vườn cây ăn quả, đan lát thủ công, giã bánh dày và các trò chơi dân gian truyền thống; Điểm du lịch cộng đồng xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) gắn với vùng chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh; Điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn, thành phố Sông Công) gắn với danh thắng hồ Ghềnh Chè, di tích lịch sử căng Bá Vân và các làng nghề truyền thống…
Thác Cửa Tử, nơi gắn liền với chuyện tình đôi lứa thề sống chết bên nhau
Con suối gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái cùng nhau đi ngược dòng, nguyện sống chết có nhau nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (huyện Đại Từ, Thái Nguyên).
Cách trung tâm TP Thái Nguyên khoảng 45km có một dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ). Dòng suối này bắt nguồn từ núi cao chảy qua những vách đá tạo thành dòng thác hùng vĩ trước khi đổ ra sông Công được gọi là "Cửa Tử".
Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi cao vút, dòng suối như một con rắn uốn mình. Có nhiều cách lý giải khác nhau về cái tên của thác. Người dân bản địa cho biết, sở dĩ thác được gọi là "Cửa Tử" vì ở đây chỉ có duy nhất một đường lên xuống, nước suối lại cao thấp thất thường theo lượng mưa, ít người có thể khám phá toàn bộ địa danh.
Những người khác lại quan tâm đến câu chuyện lãng mạn, đó là con suối gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái cùng nhau đi ngược dòng, nguyện thề sống chết có nhau. Từ đó họ truyền tai nhau: "Đi vào đó chỉ có đường tử".
Mặc dù có tên gọi có chút gây e ngại, dòng thác này vẫn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và lãng mạn. Không gian rất mát mẻ với những sườn núi, vách đá đa dạng. Chỉ thế thôi đã đủ làm cho du khách quên đi tên thác để thả mình vào thiên nhiên nơi đây.
Đại Từ có 30 xã, thị trấn thì 10 xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo. Riêng xã Hoàng Nông, khí hậu trong lành với cảnh quan thiên nhiên và hệ thống sông suối, núi rừng tươi đẹp, hệ sinh thái động thực vật đa dạng.
Cửa Tử bao gồm 7 cửa: Cửa Tử 1 thích hợp cho việc picnic, dã ngoại; Cửa Tử 2 đến Cửa Tử 7 dành riêng cho các trekker ưa cảm giác mạnh.
Theo một người có kinh nghiệm, muốn khám phá hết tất cả các cửa, du khách phải xuất phát sớm từ khoảng 5h sáng may ra mới có thể đi hết được.
Trong số các thác tại Cửa Tử, thác Thiên Đường được xem là có vẻ đẹp nổi bật nhất nhờ độ cao khoảng 15m, dưới chân thác có hồ nước sâu và rộng. Được mệnh danh là "tuyệt tình cốc", du khách có thể thỏa sức bơi lội, chèo sup, đi thuyền tại đây.
Nếu muốn trải nghiệm trượt thác và ngâm mình trong làn nước trong xanh, du khách nên mang áo phao (có thể thuê ở những cửa hàng trong vùng). Nước suối Cửa Tử trong vắt, có thể nhìn thấy đáy ngay tại những chỗ sâu nhất.
Được đắm mình trao gửi yêu thương với bạn gái ở nơi dòng thác mát lạnh như thế này là điều nhiều chàng trai ưa thích.
Tùy vào số cửa du khách muốn chinh phục, thời gian trekking có thể diễn ra từ 1 - 3 ngày. Nếu thuê hướng dẫn viên cũng như sử dụng các dịch vụ ăn, nghỉ, chi phí từ 1,5 triệu - 3 triệu đồng/người.
Thái Nguyên: Đại Từ phát triển du lịch xanh Đại Từ là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan độc đáo, với những dãy núi cao hay hồ, suối, thác nước đẹp hoang sơ, như: Suối Kẹm, xã La Bằng; thác Ba Dội, xã Phú Xuyên; thác Đát Ngao, thị trấn Quân Chu; suối Cửa Tử, xã Hoàng Nông... Tận dụng lợi thế này, những năm gần...